A Tỳ Đàm, Bài 15  Ngày 28 tháng 8 năm 2004

Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

Bài 15

Nhóm Thuộc Tánh Bất Thiện

Sở hữu bất thiện là những sở hữu chỉ hợp với các tâm bất thiện, gồm có 14 sở hữu tâm, được chia làm năm nhóm:

Sở hữu si phần

Si (Moha)

TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, xin kính đảnh lễ Sư Trưởng, đảnh lễ TT Trí Siêu cùng Chư Tôn Đức Tăng có mặt trong rơom. Sau khi đă đi qua 13 thuộc tánh biến hành hôm nay chúng ta lại bước sang thuộc tánh bất thiện.  Nhóm thuộc tánh bất thiện này có rất nhiều điểm chúng ta phải có một định nghĩa trước khi đi vào từng phần một. Chữ bất thiện ở trong A Tỳ Đàm dĩ nhiên khác với định nghĩa của  bất thiện trong quan niệm hàng ngày, đặc biệt là những gi` chúng ta ti`m thấy ở trong kinh tạng.  Lấy ví dụ như chúng ta có thể định nghĩa bất thiện hay là ác, là cái gi` có hại cho người, có hại cho mi`nh. 

Nhưng ở đây chúng ta nói đến một trạng thái sinh khởi trong một sát na rất tế nhị, rất vi tế, thi` chữ bất thiện lại được định nghĩa một cách li chi hơn trong mối quan hệ đối với các pháp đồng sanh, và dĩ nhiên ở trong vai tro` của các tâm bất thiện như 8 tâm tham, hai tâm sân, hai tâm si nói chung. Đồng thời trong tâm sở bất thiện lại phân chia ra từng nhóm, như si phần, tham phần, sân phần, hôn phần và hoài nghi, cách phân nhóm ở trong các thuộc tánh bất thiện là một điểm hết sức thú vị khi chúng ta nghiên cứu vào các phiền năo trong tạng A Ty` Đàm.  Và tất nhiên danh sách về những pháp bất thiện ở tại đây có khác nhiều với danh sách về các pháp bất thiện được kể đến trong kinh tạng và ở những nơi khác.

Mười bốn thuộc tánh bất thiện này có thể ít hơn, có thể nhiều hơn một số các danh sách về bất thiện pháp, về phiền năo mà chúng ta ti`m thấy rải rác trong tam tạng kinh điển.  Dù sao đi nữa thi` người học Phật chúng ta không thể quên được một điều đặc biệt quan trọng, là ở tại đây khi bàn về những thuộc tánh bất thiện thi` chúng ta phải tự đặt mi`nh vào trong cái nhi`n không phải dựa trên quan niệm của thiện ác theo thường thức ở bên ngoài, mà ở đây là một cái hiện tượng thiên nhiên, một cái hiện tượng tự nhiên. Nhưng những hiện tượng này nó lại có tính chi phối thay đổi ảnh hưởng những pháp đồng sanh ở trong một ti`nh trạng đặc biệt mà A Ty` Đàm gọi là Akusala.... hay bất thiện.  TT Trí Siêu sẽ có những định nghĩa về bất thiện trong tâm sở hay thuộc tánh bất thiện và,  Chư Tăng hôm nay sẽ có những trao đổi thảo luận về điểm này.  Bây giờ xin được cung thỉnh TT Trí Siêu bắt đầu cho bài học ngày hôm nay, Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, hôm nay chúng ta học về các thuộc tánh thuộc về bất thiện, trước hết chúng ta cũng phải ghi nhận ba loại thuộc tánh tâm sở, một loại là tợ tha và nó sẽ mang tánh chất thiện hay bất thiện, tùy thuộc vào những tâm mà nó phối hợp tương ưng. Hay nói một cách khác tức là nhóm thuộc tánh tợ tha khi nào mà nó đồng sanh với thuộc tánh bất thiện này, thi` nó sẽ trở thành những thuộc tánh có tính chất bất thiện.  Co`n thuộc tánh tợ tha khi nó đi theo tịnh hảo thi` nó sẽ mang tánh chất tịnh hảo. 

 

Ngày hôm nay chúng ta bắt đầu bước qua những thuộc tánh bất thiện.  Khi chúng ta nói đến những thuộc tánh bất thiện thi` chúng ta uế nhiễm có tánh chất không tốt đẹp, và những thuộc tánh này nó phối hợp với tâm để tạo ra những thứ tâm bất thiện, là những thứ tâm không tốt đẹp, những thứ tâm không khôn khéo, những thứ tâm bịnh hoạn, những thứ tâm có lỗi lầm, những thứ tâm là nhân xấu cho quả xấu.  Trước hết chúng ta đề cập đến thuộc tánh si phần, có lẽ ngày hôm nay chúng ta sẽ bàn qua về thuộc tánh này nếu như chúng ta có thời gian, bởi vi` với mỗi một thuộc tánh  chúng ta học, và chúng ta kéo dài cho một buổi học thi` chúng ta sẽ có thời gian co`n trống.  Tuy nhiên ngày hôm nay và cũng như những ngày qua cũng nhờ có TT Giác Đẳng và sự hiện diện của Sư Trưởng, để chúng ta có thể bàn về một thuộc tánh mà có thể kéo dài hết cả một buổi học, cũng vẫn tạo nên phần hữu ích cho chúng ta.

 

Ngày hôm nay chúng ta học một thuộc tánh về si gọi là moha mu`la citta.  Sở dĩ thuộc tánh này có tên gọi như vậy là bởi vi` moha nó thuộc về mohamu`la cũng như những ngày sau chúng ta sẽ học về tham Lobhamu`la. Chúng tôi cũng xin được thưa qua là tại sao thường thường khi chúng ta nói đến phiền năo, hay nói đến pháp bất thiện thi` chúng ta nói tham, sân, si. Si đứng ở sau cùng, nhưng khi chúng ta xếp đặc các thuộc tánh tâm sở thi` chúng ta nêu si lên hàng đầu.  Cũng xin thưa với qúi vị rằng, bởi vi` si, vô tàm, vô úy là bốn thuộc tánh mà nó thuộc về nhóm thuộc tánh si phần mocatuka ở đây được gọi là thuộc tánh bất thiện biến hành.

 

Như có một lần trước đây, chúng tôi đă nói với qúi vị là ở đây chia ba phần thi` trong ba phần có thuộc tánh tợ tha, chúng ta cũng có tợ tha biến hành, bây giờ trong phần thuộc tánh bất thiện thi` cũng có bất thiện biến hành, rồi đây chúng ta cũng sẽ học về các thuộc tánh tịnh hảo thi` lúc đó chúng ta sẽ có những tịnh hảo biến hành.  Sở dĩ được gọi là biến hành như vậy, bởi vi` nhóm si phần này luôn luôn có mặt ở chỗ nào không có bốn thuộc tánh này cho nên được gọi là biến hành. 

 

Trong khi đó thi` những thuộc tánh như tham, tà kiến, ngă mạn, sân tật, lận hối .v.v...  chỉ là những bất thiện biệt cảnh, bởi vi` không thể nào nó tương ưng và phối hợp hết.  Sân chỉ phối hợp với tâm sân, tham chỉ phối hợp với tâm tham thôi, chớ không phải là nó phổ biến cùng khắp ở trong 12 tâm bất thiện như bốn si phần này.  Bởi vậy bốn si phần này được gọi là bất thiện biến hành, do vậy nó được đặt lên hàng đầu.  Và sau này nếu chúng ta học về tham phần, về sân phần, về hôn phần và thuộc tánh hoài nghi, thi` tất cả 10 thuộc tánh bất thiện về sau đó chúng ta nên hiểu đây là những thuộc tánh bất thiện biệt cảnh, cũng giống như 13 tợ tha trong đó có 6 tợ tha biệt cảnh. 

 

Trở lại vấn đề là hôm nay chúng ta sẽ học thuộc tánh bất thiện biến hành thứ nhất đó là si, si với danh từ moha nó từ căn gọi là muh, và căn muh hay  mu ở đây được định nghĩa là một trạng thái mê mờ, một trạng thái tối tăm.  Và như chúng ta đă đọc trong bài chúng ta biết  phận sự của thuộc tánh này làm cho các pháp đồng sanh mê mờ, làm cho các pháp thiếu sự hiểu biết, thi` ở đây moha nó co`n một tên gọi khác gọi Avijja` tức là mu`la, vi` tâm sở si này nó đóng một vai tro` rất quan trọng đối với sự vắng mặt si tâm sở, và si tâm sở phải được hiểu như là một cội rễ của pháp bất thiện, mà Đức Phật Ngài tuyên bố rằng trong tất cả cấu uê', vô minh là cấu uê' nhất ở đây tức là si. 

 

Như thế nào gọi là sự mờ ám tối tăm, ở đây thưa qúi vị một trạng thái khi  biết cảnh làm cho lầm lạc, thi` như vậy chúng ta gọi là si, ở điểm này chúng ta cũng nên có sự so sánh, và chúng ta cần phải minh định lại vấn đề, chẳng hạn như đối với những tâm thiện bất tương ưng trí n~a`n.avippayutta....Bất tương ưng trí có nghĩa là không trí đối với những tâm thiện, hay những tâm đại quả, hoặc những tâm đại tố bất tương ưng trí này không phải không có trí tuệ phối hợp, mà lại được xem như có mặt si.  Bởi vi` rơ hơn nữa cái y' nghĩa lầm lạc đă không có trí tuệ hiểu biết mà lại có sự lầm lạc, thi` như vậy đó là y' nghĩa của si chúng ta cần nên hiểu như vậy.

 

Bất luận là tham hay sân hay si, tâm tham, tâm sân, tâm si hoài nghi hay là tâm si phóng dật, những thứ tâm bất thiện này khi biết cảnh như tâm tham biết cảnh bằng sự dính mắc bám víu cố chấp vào đối tượng.  Trong trường hợp đó tâm tham lầm lạc thiếu hiểu biết cho nên không nhận thức được cái tính chất chân tướng của cảnh, mà lúc bấy giờ mới khởi lên một trạng thái đắm nhiễm, quyến luyến dính mắc cũng như tâm sân vậy.  Tâm sân thi` nó biết cảnh một cách là hủy die^.t hay chống đối, bất măn đối với cảnh thi` trạng thái hủy diệt chống đối với cảnh như vậy là bởi vi` có mặt của si do sự lầm lạc. 

 

Vi` rằng do sự lầm lạc cho nên mới có sự sân hận, phẫn nộ bực tức đối với cảnh, ở đây chúng ta cũng nên hiểu thêm một y' nghĩa nữa, là trường hợp một người khởi nên tâm tham  đắm nhiễm với cái gi` đó, thi` lúc bấy giờ họ hoàn toàn bị mù loà, hoàn toàn bị mê mờ, họ không nhận thức được tánh chất của đối tượng thế cho nên mới khởi nên tâm tham đắm.  Chính vi` vậy cho nên tâm tham được gọi là một trạng thái tâm bất thiện có mặt của si tâm sở.  Một trạng thái tâm khó chịu với cảnh, thi` trong trường hợp đó không có sự khôn ngoan, không có sự khéo léo, không có sự khéo tác y', cho nên mới khởi lên một trạng thái tâm sân giận bất bi`nh như vậy, ở đây là một trạng thái chúng ta gọi là có mặt của si tâm sở.

 

Có những trường hợp thưa qúi vị người ta ca ngợi ti`nh yêu, ca ngợi ti`nh thương, nhưng ở đây chúng ta nên hiểu rằng theo y' nghĩa tu tập của Vi Diệu Pháp hay của kinh điển Phật giáo, thi` bất cứ một ti`nh thương yêu nào có mang tánh chất ích kỷ, thi` đều là những trạng thái tâm tham có mặt si, chớ không phải là một tư tưởng đáng khen ngợi, đáng tán than.  Ở đây Đức Phật không tán thán, không khen ngợi điều đó đối với tâm bất thiện, cho dù rằng người đời người ta có thể tán thán khen ngợi những sự việc như vậy.  Chẳng hạn như là chúng ta yêu thương người thương thân, ta gọi là một ti`nh cảm đáng trân trọng, thi` trong trường hợp này nếu nói theo đời thi` trường hợp đó có thể được, nhưng nếu chúng ta nói trên phương diện tập để viễn ly phiền năo, thi` trong trường hợp đó dầu tham dưới hi`nh thức nào thi` đó là trạng thái phiền năo cần phải được đoạn trừ.

 

Tâm sân cũng vậy, người ta cũng thường ca ngợi những trường hợp "chí nghĩa bất vi phi dơng giả" của những tay hảo hán  khi gặp cảnh bất bi`nh họ khởi lên một sự phẫn nộ, tức tối, thi` họ khởi lên sự kháng cự v.v… thi` người đời họ có sự so sánh và họ tán thán về mặt này.  Một người nếu vi` sự phẫn nộ vô cớ, hoặc có sự sân giận vô ly’ để  tàn hại những người khác, tàn hại đồng bào, trường hợp đó người ta mới chỉ trích, mới phê phán. Nhưng nếu như khởi lên sự bực tức khi đồng loại của mi`nh bị kẻ khác làm hại, hoặc người thân của mi`nh bị người khác hiếp đáp.  Trong trường hợp đó mi`nh khởi lên tâm bực tức phẫn nộ, mi`nh kháng cự lại sức mạnh ở bên ngoài, làm như vậy thi` thế gian họ khen ngợi, họ cho rằng như vậy là hành động hết sức nghĩa hiệp, một tâm hồn hết sức cao thượng. 

 

Nhưng xét lại thi` trong trường hợp này đối với tinh thần của Phật giáo thi` vẫn là một sự kiện được xem như không có tốt đẹp, thi` ở đây thưa qúi vị khi chúng ta nói đến sự kiện này, thi`chúng ta cần phải hiểu rằng cũng là một trạng thái si mê lầm lạc, bởi vi` đó là một thứ phiền năo làm cho trở ngại tinh thần, làm cho trở ngại trí tuệ. 

 

Và ở đây thưa qúi vị, có những trường hợp khác chúng ta phải biết rằng một trạng thái hoài nghi, như là si mê, trạng thái hoài nghi đó cũng được xem như  một trạng thái tâm bất thiện có sự phối hợp của si.  Bởi vi` khi  một người vi` có sự hoài nghi những điều không đáng nghi, họ không quyết tinh bởi vi` họ thiếu trí tuệ, họ không tin vào những sự kiện thuộc về chân ly’.  Khi chúng ta có sự hoài nghi một vấn đề gi` do nơi sự nhận thức lầm lạc do thiếu trí tuệ, thiếu sự phán đoán cho nên mới có sự phân vân, thi` hoài nghi đó thuộc về trạng thái tâm bất thiện, và có mặt của nó khác hơn là trường hợp một người có sự thắc mắc, có sự nghi vấn về những điều mà họ học hỏi nhưng họ không có hiểu tới.  Khi họ có sự thắc mắc như vậy, có sự nghi vấn như vậy bằng tâm thiện bất tương ưng trí, thi` lúc đó họ sẽ đi ti`m hiểu, và nếu như được giải thích thi` lúc bấy giờ họ sẽ tiến bộ, họ sẽ nhận thức được, cho nên sự thắc mắc đó không phải là một trạng thái si hoài nghi. 

 

Cũng như chúng ta đă biết đối với một vị thánh quả Tu Đà Hườn, vị đó đă đoạn trừ được hoài nghi, đừng nói chi là Tư Đà Hàm, A Na Hàm và bậc A La Hán, thế nhưng trong đời sống của các bậc thánh nhân, dầu là A La Hán Thinh Văn, các Ngài cũng không phải hoàn toàn biết hết tất cả những gi` thuộc về pháp thế gian, những sự kiện sanh khởi, những sự kiện hiện hữu, có đôi khi một vị A La Hán Ngài cũng phải đi đến bạch hỏi Đức Phật về điều này như thế nào, điều kia ra sao. Thi` trong trường hợp đó vẫn được xem như một sự thắc mắc, một sự nghi vấn, nhưng ở đây không phải là một trạng thái si hoài nghi.  Trong trường hợp này chúng ta phải biết hoài nghi có mặt của si tâm sở cho nên nó che lấp trí tuệ. 

 

Co`n trường hợp si phóng dật, tại sao cũng là có si tâm sở, có căn si phối hợp, bởi vi` trạng thái tâm lao chao tán loạn không tập trú trên một cảnh, trên một đối tượng như trạng thái si phóng dật, mà trạng thái phóng dật đó xem ra thi` ít có bị phản kháng, ít bị chỉ trích.  Nhưng ở đây chúng ta cũng phải thừa nhận rằng trạng thái phóng dật đó cũng là trạng thái có mặt của si tâm sở, bởi vi` si tâm sở nó làm cho chúng ta không hiểu biết một cách chu đáo về đối tượng, do vậy cho nên mới bị lao chao, bị bấn loạn và nó phan duyên theo những cảnh khác.

 

Trở lại vấn đề trong 12 tâm bất thiện nó được xem như là một chất liệu đen tối, giống như sương mù che khuất làm cho ánh sáng mặt trời không thể soi dọi cho chúng ta về phía trước, con đường không thấy được rơ rang, hoặc không thấy được con đường ở phía trước.  Có lần chúng tôi đi ra huế, khi đi lên ngọn đèo Hải Vân, thi` qúi vị biết sương mù lúc đó rất dầy đặc.  Chúng tôi sống ở dưới miền Tây Việt Nam, chưa có khi nào chúng tôi gặp cảnh sương mù cách dày đặc như vầy.  Chúng ta gọi sương mù dày đặc, là bởi ở dưới miền Tây cũng có sương mù, nhưng sương mù đó thi` có thể xe chạy, khi người ta pha đèn có thể thấy lờ mờ phía trước, hoặc cũng có thể thấy rơ người đi, thấy xe ngược chiều.  Nhưng sương   trên đèo Hải Vân thi` phải nói hoàn toàn bế tắc, nó dày đến mức xe đi ngang qua đó phải dừng lại, và người ta phải đi xuống đi dẫn đường cho xe đi theo qua đèo Hải Vân trong những đọan có sương mù. 

 

Thi` ở đây si trong vai tro` vô minh, nó cũng trạng thái như vậy, nó làm cho tâm bị mờ ám không thấy rơ được cảnh hay đối tượng, cảnh hay đối tượng ở đây, sự kiện không thấy rơ, tức là không thấy rơ được chân tướng, không thấy rơ được sự thật đối với đối tượng.  Thí dụ như dầu đối tượng nào đi nữa, hễ là pháp hữu vi thi` cũng đều mang tánh chất vô thường biến hoại.  Nhưng si phối hợp ở trong tâm bất thiện thi` nó không cho tâm này nhận thức như vậy, cuộc đời là đau khổ.  Si thích hợp với tâm bất thiện nó không làm cho tâm thấy được rơ như vậy, đó là một y’ nghĩa mà chúng ta nói như vậy trạng thái tệ hại của si. 

 

Trong tất cả những thứ phiền năo khác, những thứ phiền năo đó nó đều phải mang tánh chất đen tối bởi do si làm hậu thuẫn.  Bởi thế Đức Phật Ngài mới dậy rằng trong tất cả cấu uế, cấu uế ở đây tức là phiền năo ba`la… đồng nghĩa với kilesa trong tất cả pháp cấu uế thi` vô minh hay si là cấu uế nhất.  Như chúng ta đă biết là trong tất cả những thứ màu, khi chúng ta dùng sơn màu xanh, màu đỏ, sơn màu vàng để chúng ta sơn lên trên một tấm gỗ.  Nhưng thường thường hễ chúng ta sơn màu đen lên thi` nó che bít tất cả, nó không co`n để lại dấu vết gi` hết, màu đen được xem như là tối. Trong khi các màu kia nó cũng có thể che lấp được những màu khác, nhưng nó chỉ che lấp một phần nào đó chứ không phải là nó hoàn toàn che lấp hết, nó xóa tan hết như màu đen.

 

Cũng như thế nào, đối với những trạng thái phiền năo khác, những trạng thái phiền năo đó vẫn không thể nào tương ưng với trí tuệ, vẫn có một trạng thái lầm lạc.  Nhưng trong trạng thái cấu uế thi` phải nói là si tâm sở, vai tro` của si tâm sở trong pháp bất thiện chúng ta sẽ có rất nhiều, chẳng hạn như khi chúng ta nói đến pháp lậu hoặc a`sava tức là những pháp ngâm tẩm, nhận chi`m chúng sanh, tẩm ướt chúng sanh làm cho chúng sanh phải ngụm lặng ở trong bể khổ trầm luân, thi` trong đó si đóng vai tro` gọi là vô minh lậu  Avijja`sava bốn pháp bộc lưu Ogha là những gio`ng nước xoáy, là gio`ng sanh tử luân hồi, thi` trong đó si đóng vai tro` là vô minh bộc lưu avijjogha, phần lớn là nó có mặt ở trong tất cả những pháp thuộc về thành phần bất thiện. 

 

Và đối với si tâm sở ở đây nó có nhiều cấp độ khác nhau và khi thánh trí sanh khởi từ bậc thánh hữu học cho đến bậc thánh A La Hán, thi` bây giờ chúng ta nói đến si hay  trạng thái vô minh lầm lạc sương mù dày đặc mà không thể nào có được một chút ánh sa’ng, hay những bất thiện pháp để tạo cái nghiệp không tốt đẹp, và đưa đến quả tái sanh ở cảnh giới khổ đau, đem so bi` với phiền năo vô minh của bậc hữu học co`n sót lại, đối với bậc Tu Đà Hườn mặc dầu vị thánh đó với thánh đạo, thánh quả, thánh trí này đă đoạn trừ được thân kiến hoài nghi.  Khi đă đoạn trừ được tà kiến và hoài nghi như vậy, có nghĩa là đă xoá bới đi, làm mỏng đi trạng thái vô minh, cho nên vô minh co`n xót lại đối với vị thánh hữu học Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm thi` trạng thái vô minh đó chỉ là một lớp sương mù mỏng, làm mờ nhạt làm nhoè đi cảnh và có thể khiến cho tâm tham co`n lại hay tâm sân co`n lại, để có thể hành động ác bất thiện pháp và đưa đến cảnh giới khổ đau.

 

Ở đây vị Tư Đà Hàm làm giảm nhẹ dục ái và sân, sân vẫn co`n, Tu Đà Hườn tham sân vẫn co`n, Tư Đà Hàm tham sân vẫn co`n chút ít.  Đối với ái sắc, ái vô sắc hay tham ngă mạn, hoặc si phóng dật hay vô minh vẫn co`n, nhưng những trạng thái bất thiện đó, si này không được đủ sức để che lấp, làm cho lầm lạc đến mức độ mà vị thánh hữu học phải hành động thân ác, hành động khẩu ác, hành động y’ ác để đưa đến kết quả là tái sanh trong những cảnh giới khổ đau.  Thi` bởi vậy khi chúng ta nói đến si hay vô minh trong sự hiện khởi từng đối tượng của các hạng người thi` chúng ta cần phải phân biệt như vậy, chứ chúng ta  không thể nào nghe nói rồi chúng ta nghĩ rằng như vậy thi` si trong tâm bất thiện nó cũng cấu uế, nó cũng có một trọng lượng có sự tác hại nguy hiểm, cũng giống như là đối với những kẻ phàm phu, không phải như vậy.  Chúng ta cần phải hiểu chỗ đó, thật ra khi chúng ta trong bài học tuy nhiên nói ở khía cạnh này sang khía cạnh khác ở nhiều khía cạnh như vậy, để chúng ta nghe và chúng ta có thể so sánh, chúng ta có thể nhận hiểu, và chúng ta trở lại hiểu với trạng thái ở trong trạng thái tâm bất thiện, để chúng ta có thể rơ ràng hơn.

 

Ở đây thưa qúi vị, nguồn gốc si hay gọi là moha mu`la được xem như là nguồn cội mà nó gây ra không biết bao nhiêu tội lỗi, tội lỗi bằng tham, tội lỗi bằng sân, tội lỗi bằng sự hoài nghi hay phóng dật.  Tất cả những phiền năo sanh khởi có mặt đi cặp với si tâm sở, không phải như tham phiền năo hay sân phiền năo.  Tham nhưng trong khi tham phải đi chung với si, sân phải đi chung với si, trạng thái si đó phải có trạng thái hết sức sanh khởi. Pháp nhăn đă sanh khởi dù không có vô minh đi nữa cũng chưa phải là đạt đến một cảnh giới hoàn toàn giải thoát. 

 

Đối với các phiền năo nói chung và đối với si tâm sở nói riêng, với một người có sự tu tập lăo luyện thuần thục, thi` người đó có thể do thường cận y duyên sanh khởi trí tuệ sẽ khiến cho tinh thần của người đó, tư tưởng của người đó ít có bị si chi phối, ít có bị pháp bất thiện chi phối. Ở điều này chúng tôi nói như vậy, y’chúng tôi muốn tri`nh bày một vấn đề là khi  chúng ta nghe nói rằng chỉ có bậc A La Hán mới đoạn trừ được vô minh, dù cho bậc hữu học vẫn co`n vô minh.  Chúng ta nghe nói như vậy tự nhiên nếu chúng ta nhằm lẫn, chúng ta nghĩ rằng như vậy mi`nh kẻ phàm phu dầu cho  mi`nh có tu tập tạo trí  tuệ như thế nào đi nữa, nếu chưa đắc quả A La Hán thi` vô minh vẫn co`n, thế là sự tu tập này là công giă tràng.

 

 Chúng ta lại suy nghĩ như vậy, chính vi` thế cho nên chúng tôi mới nói ở điểm này, là cấp độ si nó sanh khởi, nó có sự khác biệt nhau.  Và có sự ảnh hưởng tùy theo chúng ta thường xuyên làm những điều thiện, thường xuyên chúng ta sanh khởi trí tuệ, thi` chính cái trí tuệ đó nó tạo nên một năng lực để bào mo`n vô minh, bào mo`n sự si mê giữa những chúng sanh. Dầu là chúng sanh phàm phu như chúng ta thấy cũng có người rất sáng suốt, có người thi`đen tối hoàn toàn lầm lạc. 

 

Nhưng có người tùy theo trường hợp, cũng có lúc họ khởi lên tâm bất thiện thi` lúc đó là si mê nó chi phối, nhưng cũng có lúc do sự khéo tác y’, do sự thuần thục về trí tuệ, lúc bấy giờ  vị đó lại có sự thông minh, lại có sự hiểu thấu, chẳng hạn như người Phật tử chúng ta khi chúng ta ngồi nghe pháp như thế này, hay chúng ta học hỏi những điều hay lẽ phải, chúng ta luôn luôn suy tưởng về điều thiện, thi` ngay trong lúc đó si vắng mặt.  Và một người có trí tuệ như vậy, thi` cho dù nguồn gốc si chưa có được diệt tận bởi vi` co`n là phàm phu.  Nhưng vẫn có lợi ích là chúng ta không phải hoàn toàn mù tối lầm lạc như những người không có sử dụng trí. 

 

Khi chúng ta nhi`n lên bầu trời, cũng có những lúc vào mùa mưa luôn luôn trời u ám, những áng mây đen che phủ dầy đặc khiến cho suốt cả ngày chúng ta không thấy được ánh sáng mặt trời, đó cũng là một trường hợp giống như với một người họ không có khéo tác y’, không có sử dụng trí khiến cho sự vô minh si tăm tối.  Như chúng ta nhi`n lên bầu trời cũng có những lúc thỉnh thoảng một vài áng mây trôi qua lắp mặt trăng làm cho trong một giây lát ánh sáng của mặt trời nó dịu đi hay nó tối đi, ánh sáng của mặt trăng tối đi, dịu đi, mặt trăng hay mặt trời thoát ra khỏi áng mây thi` nó trở nên sáng bi`nh thường.  Cũng như thế việc tu tập của chúng ta, chúng ta hăy dùng trí tuệ, hăy khéo tu tập bằng thiện pháp để chúng ta có thể giúp cho tư tưởng tinh thần này nó trở thành chói sáng và chính vi` vậy cho nên Đức Phật Ngài cũng có dạy ở trong kinh Pháp Cú …….