Bài 14

Những Thuộc Tánh Tợ Tha

Sở Hữu Biệt Cảnh (Pakinnakacetasika)

 

Bài học dưới đây trích từ tập sách: "Vi Diệu Pháp Giảng Giải" của Pháp Sư Giác Chánh. Từ ngữ " sở hữu" được hiểu là "thuộc tánh của tâm" theo giáo án giảng giải trong Room Diệu Pháp

 

II. Sở Hữu Biệt Cảnh (Pakinnakacetasika)

Sở hữu biệt cảnh là những sở hữu tâm chỉ có thể hợp với một số tâm nào đó mà thôi (không xuất hiện ở những tâm quả Dục giới vô nhân nhất là ở Ngũ song thức). Sở hữu biệt cảnh gồm có 6 sở hữu sau:

 

1. Tầm (Vitakka):

Từ ngữ căn Vi + takk nghĩa là suy nghĩ. Chữ này có sự sai biệt về ư nghĩa giữa Kinh tạng và Abhidhamma. Trong Kinh tạng, Vitakka có nghĩa là quan điểm tư tưởng. Trong Abhidhamma, Vitakka có nghĩa là dán áp tâm và các tâm sở lên đối tượng, nghĩa là t́m kiếm cảnh, đem tâm đến cảnh. Tuy Tầm chỉ là một tâm sở thông thường như các tâm sở khác nhưng trong thiền định th́ Vitakka trở thành một tâm sở quan trọng (đệ nhứt chi thiền). Trong sơ thiền, Tầm được gọi là Appanāvitakka (appanā = an chỉ, an trụ). Trong Siêu thế Đạo tâm (Lokuttara maggacitta), Vitakka được coi là Chánh tư duy (Sammā Sankappa), v́ nó diệt trừ tà tư duy và dán áp tâm hành giả lên đối tượng Niết-Bàn.

Sở Hữu Tầm được chia làm sáu loại:

a) Sắc Tầm là trạng thái Nhăn Thức t́m đến Cảnh Sắc; hướng đến Cảnh Sắc.

b) Thinh Tầm là trạng thái Nhĩ Thức t́m đến Cảnh Thinh; hướng đến Cảnh Thinh.

c) Khí Tầm là trạng thái Tỷ Thức t́m đến Cảnh Khí; hướng đến Cảnh Khí.

d) Vị Tầm là trạng thái Thiệt Thức t́m đến Cảnh Vị; hướng đến Cảnh Vị.

e) Xúc Tầm là trạng thái Thân Thức va chạm Cảnh Xúc (Đất, Lửa, Gió); t́m đến Cảnh Xúc.

f) Pháp Tầm là trạng thái Ư Thức hồi tưởng, suy tư đến Cảnh Pháp; hướng đến Cảnh Pháp. Như nghĩ đến người đă gặp, hoặc hoạch định chương tŕnh sẽ làm, v.v..

- Chơn tướng của sở hữu Tầm là cách đem tâm đến cảnh.

- Phận sự của sở hữu Tầm là làm cho tâm hướng đến cảnh.

- Sự thành tựu của sở hữu Tầm là tâm gặp được cảnh.

- Nhân cần thiết của sở hữu Tầm là phải có Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn và Thức Uẩn.

2. Tứ (Vicāra):

Là sự tiếp tục dán áp tâm lên đối tượng, chăm chú quan sát đối tượng. Từ ngữ căn Vicar: ǵn giữ cảnh, kềm tâm liền với cảnh (Vicaranaṃ: Vicāro), tức là tiếp tục dán áp tâm lên đối tượng mà Tầm đă dán áp. Thí dụ: Tầm như con ong bay đến cái bông; Tứ như con ong bay lượn quanh cái bông mà nó đă gặp. Tứ cũng là một chi thiền, nó diệt trừ được sở hữu Hoài Nghi (Vicikacchā).

Sở Hữu Tứ được chia làm sáu loại:

a) Sắc Tứ là trạng thái Nhăn Thức chăm chú quan sát Cảnh Sắc.

b) Thinh Tứ là trạng thái Nhĩ Thức lắng nghe Cảnh Thinh.

c) Khí Tứ là trạng thái Tỷ Thức ghi nhận Cảnh Khí; thưởng thức Cảnh Khí.

d) Vị Tứ là trạng thái Thiệt Thức ghi nhận Cảnh Vị; thưởng thức Cảnh Vị.

e) Xúc Tứ là trạng thái Thân Thức va chạm Cảnh Xúc; ghi nhận Cảnh Xúc.

f) Pháp Tứ là trạng thái Ư Thức quan sát, theo dơi Cảnh Pháp đang diễn ra trong Ư Căn.

- Chơn tướng của sở hữu Tứ là cách quan sát, chăm nom cảnh.

- Phận sự của sở hữu Tứ là làm cho tâm khắn khít với cảnh.

- Sự thành tựu của sở hữu Tứ là tâm ràng buột với cảnh.

- Nhân cần thiết của sở hữu Tứ là phải có Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn và Thức Uẩn.

3. Thắng giải (Adhimokkha):

Xuất phát từ ngữ căn Adhi + muc nghĩa là quyết định "đúng hẳn cái này", lựa chọn, quyết đoán một cách khẳng định cũng như một vị quan ṭa tuyên án môït vụ kiện.

- Chơn tướng của sở hữu Thắng giải là cách quyết đoán.

- Phận sự của sở hữu Thắng giải là làm cho tâm không lưởng lự.

- Sự thành tựu của sở hữu Thắng giải là cảnh được phân đoán.

- Nhân cần thiết của sở hữu Thắng giải là có cảnh cần phân đoán.

4. Cần (Viriyaṃ):

Là siêng năng, tinh tấn, cố gắng trước sự khó khăn. Như viên dũng tướng hằng lướt tới tiêu diệt đối phương để bảo vệ đoàn quân của ḿnh, Cần bài trừ các ác pháp và nâng đở các thiện pháp. Cần là một trong năm pháp ngũ căn (Indriya) v́ diệt trừ sự biếng nhát, cũng là một trong ngũ lực (Bala) v́ không thể bị biếâng nhát lay động. Cần biến thành Tứ Chánh Cần (Sammappadhāna), là một trong 7 Giác chi (Sattabojjahanga), là Chánh Tinh Tấn (Sammāvāyāmo) trong Bát chánh đạo (Atthangi kamagga). Trong 37 pháp Bồ Đề (Bodhipakkhiya), Cần chiếm hết 9 chi.

- Chơn tướng của sở hữu Cần là cách siêng năng, chịu đựng.

- Phận sự của sở hữu Cần là trợ sức cho các pháp đồng sanh.

- Sự thành tựu của sở hữu Cần là không lui sụt.

- Nhân cần thiết của sở hữu Cần là quán tưởng cảnh (khổ, sanh, già, bệnh, chết, bốn đường ác đạo, ...).

5. Hỷ (Pīti):

Chữ Pīti: Hỷ, Phỉ lạc. Từ ngữ căn Pī nghĩa là hoan hỷ, thích thú. Đặc tánh của Hỷ là khiến cho tâm thích thú đối tượng. Sở hữu Hỷ c̣n được gọi là pháp Hỷ. Có 5 loại Hỷ là:

a) Tiểu Đản Hỷ (Khuddaka pīti): sự hoan hỷ làm nổi da gà.

b) Sát na Hỷ (Khanika pīti): Sự hoan hỷ khởi lên nhanh như chớp.

c) Hải triều Hỷ (Okkantika pīti): Sự hoan hỷ dâng lên như sóng tạc vào bờ.

d) Khinh thăng Hỷ (Ubbega pīti): Sự hoan hỷ một cách nhẹ nhàng, khiến thân có thể bay bổng lên được.

e) Sung măn Hỷ (Pharana pīti): Sự hoan hỷ thấm nhuần cả toàn thân như nước lụt tràn bờ.

Hỷ khác với Lạc và thường đến trước Lạc. Đối với cảnh, Hỷ chỉ vui thích; c̣n Lạc th́ thụ hưởng. Như một người khát nước, trông thấy bát nước th́ vui mừng (Hỷ), khi uống vào th́ cảm thấy thoải mái, dể chịu (Lạc). Hỷ được t́m thấy trong các tâm Thiện và Bất thiện.

- Chơn tướng của sở hữu Hỷ là sự mừng rở, sự phấn khởi.

- Phận sự của sở hữu Hỷ là làm cho thân tâm no vui.

- Sự thành tựu của sở hữu Hỷ là cách no ḷng.

- Nhân cần thiết của sở hữu Hỷ là phải có Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn và Thức Uẩn.

6. Dục (Chanda):

Chanda: Dục, từ ngữ căn chad: ao ước, muốn. Đặc tánh của Dục là ḷng ham muốn. Dục có ba loại:

a) Tham Dục (Kāmacchanda): Sự ham muốn ngũ trần (hoàn toàn bất thiện)

b) Tác Dục (Kattukamyatā chanda): chỉ là sự muốn làm, ư muốn làm (không phải là Pháp Thiện hay Pháp Bất Thiện).

c) Pháp Dục (Dhammachanda): Sự ham muốn chơn chánh; sự mong muốn tạo các Thiện Pháp. Chính tâm này đă khiến Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia.

- Chơn tướng của sở hữu Dục là hy vọng đạt được cảnh.

- Phận sự của sở hữu Dục là làm cho tâm mong mỏi.

- Sự thành tựu của sở hữu Dục là được cảnh do tâm muốn biết.

- Nhân cần thiết của sở hữu Dục là phải có cảnh đáng muốn (biết) được.