Ngày 21 tháng 08 năm 2004

 

Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

 

Bài 14

 

Những Thuộc Tánh Tợ Tha

 

Sở Hữu Biệt Cảnh (Pakinnakacetasika)

 

Hỷ ( Pi`ti)

 

II. Sở Hữu Biệt Cảnh (Pakinnakacetasika)

 

Sở hữu biệt cảnh là những sở hữu tâm chỉ có thể hợp với một số tâm nào đó mà thôi (không xuất hiện ở những tâm quả Dục giới vô nhân nhất là ở Ngũ song thức). Sở hữu biệt cảnh gồm có 6 sở hữu sau:

 

ooOoo

 

TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch quí Ngài và thưa quí Phật tử, sáng hôm nay chúng ta lại tiếp tục phần tâm sở biệt cảnh hay thuộc tánh biệt cảnh, là một trong những tâm sở mà có thể nói rằng rất đặc biệt khi chúng ta đề cập đến các chi thiền, và cũng từ thuộc tánh hỷ này, lại nêu lên một ví dụ điển hi`nh là tại sao trong A Ty` Đàm đo`i hỏi sự chính xác của định nghĩa giống như vai tro` phận sự của từng chi pháp một.  Có lẽ chúng ta đă từng nghe về thuộc tánh thọ hay tâm sở thọ, ở đó có khổ lạc ưu hỷ và xả.  Hỷ ở trong thọ hỷ có khác với hỷ, cái hỷ mà  tâm sở hỷ như thế nào mà nó có thể là một trong những điều  chúng ta phải đặc biệt quan tâm ở tại đây.  Và hơn thế nữa chúng ta cũng sẽ nghe Chư Tăng thảo luận về các chi thiền liên quan đến hỷ như khi năy vị MC đă đọc, và quí vị cũng thấy ở đó đă nói lên một trạng thái mà ít khi chúng ta đề cập đến trong nhiều trường hợp giảng kinh điển, bởi vi` nó mang tánh cách rất chuyên môn. 

 

Dù vậy đối với những hành giả tu tập, và những ai thảo luận về thiền học thi` đây là một trong những đề tài rất quan trọng, một số các chi thiền lại nằm ở trong sở hữu tợ tha.  Có thể nói rằng nếu chúng ta không nắm vững về điểm này, thi` nên khai triển ra, về sau này rất có thể qúi Phật tử tương đối rất ngỡ ngàng.  Chúng ta  hăy trở lại với chi tiết của bài học hôm nay qua phần thuyết giảng của TT trí Siêu.  Ngày hôm qua TT có một buổi giảng phải nói rất hoàn hảo về kỹ thuật, không một chút gián đoạn nào, ngày hôm nay tại Houston buổi sáng sớm trời giông, do vậy đường giây cable bị cắt đứt, thành ra chúng tôi đang sử dụng một hệ thống mà chúng tôi đă thường dùng khi đi trên xe để liên lạc với ở nhà, do vậy chúng tôi thực sự có khi nói không rơ,  Qúi Ngài và quí vị thông cảm cho.  Bây giờ để bắt đầu với bài học ngày hôm nay, kính cung thỉnh TT Trí Siêu giảng về thuộc tánh hỷ, một trong những thuộc tánh biệt cảnh và cũng nằm trong nhóm chúng ta gọi là tợ tha. Kính cung thỉnh TT Trí Siêu.

 

TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.  Kính bạch Sư Trưởng, kính bạch TT Giác Đẳng, và kính chào tất cả Chư Tăng cùng qúi Phật tử.  Trong buổi học hôm nay chúng ta tiếp tục học về những thuộc tánh biệt cảnh trong 13 thuộc tánh tợ tha, và hôm nay chúng ta sẽ học đến thuộc tánh hỷ pi`ti cesika Hay là hỷ tâm sở.  Trước hết chúng ta nên phân biệt giữa hỷ thọ và thuộc tánh hỷ, thọ hỷ somanassa vedana` là một cảm giác thoải mái của tâm, chỉ đơn thuần là cảm giác thoải mái, một cảm giác thôi có thể nói rằng đây là một cảm giác bi`nh yên của tâm sanh  khởi ta gọi là thọ hỷ, co`n đối với hỷ danh tư` pi`ti thi` ở đây nó sôi nổi hơn, nó lộ liễu hơn và nó hi`nh thành một cách rơ rệt hơn là somanassa vedana` hay là thọ hỷ.

 

Vừa rồi chúng tôi đă mở đầu bằng so sánh giữa thuộc tánh thọ hỷ và thuộc tánh hỷ.  Đối với thọ hỷ là sự cảm nhận cảnh với tính cách vui mừng, đó là điểm thứ nhất mà chúng ta nên nhận biết.  Về điểm thứ hai thi` ở đây thọ hỷ nó thuộc về tâm sở biến hành sabbacittasa`dha`ran.a cetasika Co`n hỷ tâm sở thi` nó thuộc về tâm sở hữu biệt cảnh Pakin.n.aka cetasika đó là những điều chúng ta cần phải thấy rơ sự khác biệt với nhau. 

 

Bây giờ chúng ta lại nói đến trạng thái của hỷ về thuộc tánh hỷ pi`ti.  Hỷ ở đây có chức năng tạo sự hưng phấn tăng thêm một sự an lạc, ở đây chúng ta cần phải hiểu rằng thiền ở trong tâm thọ hỷ  nhưng 11 tâm tứ thiền nó cũng thuộc về thọ hỷ somanassa vedana` và tâm tứ thiền chỉ là những cảm giác thọ lạc hay thọ hỷ.   Ở đây khi chúng ta nói đến hỷ (pi`ti) chúng ta lại liên tưởng đến môt chức năng mà chúng ta gọi là chi thiền. 

 

Khi một vị hành giả đắc ba tầng thiền đó, một chi thiền tầm vitakka tứ vicàra, hỷ pi`ti, lạc Sukha và định sama`dhi, thi` hỷ trong vai tro` chi thiền nó sẽ đối trị với sân độc cái.  Khi chúng ta tu tập đạt được các tầng thiền thi` một vị hành giả mà họ chứng đạt được tâm thiền, thi` tâm sân tạm thời nó được ngưng lại không phát sanh lên.  Đối với một vị hành giả chứng thiền thi` tâm sân hay trạng thái phẫn nộ, sở dĩ mà đối với những vị hành giả tu tập chứng thiền, vị hành giả không bị sân tâm khởi lên.

 

Hỷ có một cảm giác no vui được thể hiện qua 5 dạng pi`ti đuợc thể hiện sự no vui làm cho rợn óc, làm cho rùng mi`nh thi` chúng ta gọi đây là khuddaka pi`t là tiểu hỷ.

 

Và cái biểu hiện thứ hai của hỷ là một trạng thái no vui thoáng qua nó nhanh như trời chớp, trong lúc chúng ta đạt đến trạng thái cận định khan.ika p`ti  gọi là sát na hỉ thi` chúng ta vẫn có được một trạng thái hỷ lạc.

 

Biểu hiện thứ ba của pi`ti là sự no vui tràn ngập như sóng biển trườn lên băi biển đây chúng ta gọi là okkantika pi`ti. gọi là Hăi triều hỉ

 

Biểu hiện thứ tư của pi`ti là trạng thái no vui thanh thoát đem lại cho hành giả một cảm giác nhẹ nhàng như bay bổng lơ lửng trên hư không gọi là ubbeka` pi`ti khinh than hỉ

 

Và cuối cùng là một trạng thái no vui đượm nhuần toàn thể cho thân như là mặt đất mà được nước mưa thấm ướt đây gọi là sung măn hỷ hay gọi là pharan.a` pi`ti

 

Ở đây thưa quí vị, khi chúng ta đề cập đến pi`ti như một thuộc tánh thuộc về tợ tha, thi` chúng ta cần phải hiểu rằng cho dù những tâm bất thiện thọ hỷ, tâm bất thiện thọ hỷ như bốn tâm tham, hai tâm tham tương ưng tà kiến, và hai tâm tham bất tương ưng tà kiến thọ hỷ, những tâm tham đó nó vẫn có pi`ti.  Khi một người đang khởi lên khả ái, và do thấy, do nghe, ngửi, do nếm, do đụng, hoặc do suy nghĩ, người này cũng có được cảm giác no vui pi`ti, chớ không phải chỉ riêng là trạng thái no vui hỷ lạc này ở thiền mới có.  Nhưng chắc chắn rằng giữa hai trạng thái no vui của tham bất thiện và  trạng thái no vui của thiện dục giới, hay trạng thái no vui của tâm thiền, những trạng thái này phải có sự khác nhau về tánh chất một sự no vui làm tăng trưởng thêm lo`ng ham muốn, và một sự no vui thuộc về thiện pháp, hay thuộc về thiền thi` nó là tăng trưởng cho thiện pháp đó là chúng ta nói thêm về tác dụng của pi`ti.

 

Co`n khi chúng ta nói đến trạng thái pi`ti mà nó phát sanh, thi` trạng thái pi`ti đó đem lại sự hưng phấn, và khiến cho các pháp đồng sanh đi chung với nó khuyến khích đối với cảnh, thi` ở đây thọ hỷ là chúng ta nói theo 5 thọ.  Khi có trạng thái tâm thọ hỷ thi` lúc đó để cho biết rằng pi`ti cũng đang có mặt, chỉ loại trừ ra tứ thiền, bởi vi` những tâm tứ thiền là một trạng thái an lạc vi tế thoải mái, nhưng mà không có một chút hiện tượng gi` trong 5 hiện tượng mà chúng ta vừa nghe.  Co`n tất cả những tâm thiền thi` vừa có cảm giác thỏai mái và cũng vừa có sanh chung với thọ hỷ, thuộc tánh hỷ sanh chung với thọ hỷ. 

 

Khi chúng ta tu tập hay chúng ta làm thiện pháp như bố thí, hoặc tri` giới, hoặc chúng ta tu tập thiền định, với những đề mục thiền chỉ hay thiền quán chẳng hạn, thi` lúc bấy giờ nó cũng tạo nên một cảm giác hỷ lạc sanh chung với trạng thái tâm hỷ thọ.  Ở đây thưa qúi vị chúng ta đề cập đến điểm này, chúng ta sẽ thấy rằng hỷ pi`ti là một yếu tố khích lệ cho việc tu tập của chúng ta không phải là điều thông thường đâu, như chúng ta thấy trong 7 giác chi, trong đó có hỷ giác chi pi`tisambojjhan’ga  khi nào với chánh niệm tỉnh giác thuần thục là một cảm giác hưng phấn của nội tâm, và chính cái cảm giác hưng phấn này nó tạo nên một trạng thái vắng lặng, an bi`nh cho cả thân và tâm đó là  trạch giác chi. Và chính nhờ có tỉnh giác chi như vậy cho nên định giác chi tức là tâm an chú vào một cách dễ dàng, đó là những điều mà chúng ta cần phải hiểu rằng vai tro` của hỷ. 

 

Nếu  chúng ta nói trên y' nghĩa nguyên sơ của những thuộc tánh tâm sở, những thuộc tánh biến hành thi` chúng ta phải nhớ rằng đây là một trạng thái phấn khích các tâm pháp đồng sanh, tâm và tâm sở đồng sanh với nó. Nhưng khi chúng ta triển khai về khía cạnh một yếu tố tạo hứng trong việc tu tập, thi` chúng ta thấy rằng pi`ti hết sức quan trọng.  Nếu như trong sự tu tập của chúng ta không có được một trạng thái tư tưởng nuôi dưỡng bằng pi`ti, thi` như vậy sự tu tập của chúng ta sẽ cảm thấy đơn điệu, sẽ cảm thấy nhàm chán.  Bởi vi` thoạt đầu khi vị hành giả khởi sự tu tập thi` đương nhiên phải ti`m cho được một cảm giác phỉ lạc, chính do trạng thái hưng phấn này nó sẽ thôi thúc cho vị hành giả có nguồn cảm hứng tiếp tục duy tri` những trạng thái thiện pháp đă có.  Cho đến khi nào sự tu tập đó thuần thục rồi bấy giờ chứng đắc được các tầng thiền cao hơn như là tứ thiền, thi` cảm thọ lạc hay là cảm thọ hỷ gọi là somanassa vedana` hay là sukhavedana` thi` không cần đến pi`ti bởi vi` đă quá thuần thục.

 

Ví dụ như là thoạt đầu khi chúng ta vừa ăn một món ăn rất ngon, lúc đầu thi` chúng ta có cảm giác hưng phấn thích thú, nhưng khi chúng ta ăn chúng ta có cảm giác ngon miệng, nhưng không co`n cảm giác thích thú như buổi ban đầu nữa, bởi vi` chúng ta đă quá quen thuộc với hương vị của miếng ăn như thế nào, thi` đối với một vị hành giả tu thiền cũng thế hay một người tu tập cũng thế, thoạt đầu thi` tâm co`n thô thiển cho nên khi an trú trong thiện pháp, hay an trú trong đề mục thi` lúc đó khởi lên pháp gọi là pi`ti hỷ, một trạng thái hỷ lạc no vui.  Nhưng cho đến khi thuần thục rồi thi` chỉ co`n cảm giác an lạc thoải mái, nhưng không có cảm giác hưng phấn nữa, là đạt đến trạng thái ngũ thiền mà chúng ta gọi là không vô biên xứ, thức vô xứ, vô sở hữu xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ.  Và trạng thái thuần là bi`nh thường được bất cứ ai cũng có thể phát sanh lên được cả. 

 

Và hễ khởi lên tâm tham thi` thường có pi`ti phối hợp tâm tham thọ hỷ, nhưng bắt đầu an trú trong thi` trường hợp pi`ti này nó lại không phải dễ dàng ai cũng có thể phát sanh.  Với một vị hành giả mới tập thiền, tức là hạng người có đầy đủ cả  về nhân vô tham, vô sân và trí tuệ, thi` đối với một vị hành giả mà thuộc người tam nhân tương ưng như vậy, vị hành giả đó trong quá tri`nh tu tập, để có thể lượng xét biết mi`nh là người thuộc về cơ tánh trí hay cơ tánh bất tương ưng trí, là bởi vi` đối với những hạng người như nhị nhân hoặc lạc vô nhân.  Và tệ hơn nữa hạng người này cho dù về thiền định, nếu như những vị hành giả mà pi`ti đă có phát sinh, thi` lúc bấy giờ vị ty` kheo sẽ y cứ vào đó để có thể biết được vị thiền sinh hành giả này, là hạng người tam nhân có thể tiến tu sẽ phát cao hơn nữa để chứng được các tầng thiền cao hơn.

 

Khi chúng ta học qua những điều này, chúng ta nói thêm những sư kiện như vậy, chúng ta sẽ thấy rằng  trong thuộc tánh thuộc về tợ tha biến hành thi` có hỷ thọ, mà thuộc tánh tợ tha thuộc về biệt cảnh thi` có pi`ti, chúng ta sẽ thấy vai tro` của pi`ti ở trong các tâm thiền hay tâm thiện tu tập quả là ly’ thú, có thể giúp cho chúng ta tăng trưởng thêm một sự hưng phấn để chúng ta nỗ lực tu tập. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.