Ngày 14 tháng 08 năm 2004

Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

Bài 14

 

Những Thuộc Tánh Tợ Tha

 

Sở Hữu Biệt Cảnh (Pakinnakacetasika)

 

Thắng giải (Adhimokkha)

 

II. Sở Hữu Biệt Cảnh (Pakinnakacetasika)

 

Sở hữu biệt cảnh là những sở hữu tâm chỉ có thể hợp với một số tâm nào đó mà thôi (không xuất hiện ở những tâm quả Dục giới vô nhân nhất là ở Ngũ song thức). Sở hữu biệt cảnh gồm có 6 sở hữu sau:

 

ooOoo

 

TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Kính bạch Chư Tôn Đức, kính thưa qúi Phật tử. Ngày hôm nay chúng ta sẽ  tiếp tục học môn A Ty` Đàm. trong phần những thuộc tánh tợ tha gồm có hai phần: Tợ tha biến hành gồm có 7 thứ phối hợp với tất cả tâm, co`n sở hữu biệt cảnh chúng ta đă học xong đến thuộc tánh tứ tức là tứ tâm sở.  Chúng ta sẽ học đến sở hữu tợ tha của thuộc tánh biệt cảnh đó là Adhimokkha Thắng giải.

 

Khi chúng ta nói đến thuộc tánh thắng giải thi` có điều chúng ta sẽ vô cùng ngạc nhiên khi tâm thức có một thứ thuộc tánh danh từ Adhimokkha là một thuộc tánh có chức năng khẳn định cảnh hay quyết đoán cảnh, tâm sở này phối hợp với tất cả những tâm ngoài ra ngũ song thức và tâm si hoài nghi.  Tâm thức không có thắng giải bởi vi` ngũ song thức chỉ là những thứ tâm đơn thuần bắt mỗi một cảnh sắc, đó chỉ đơn thuần biết có một cảnh thôi, chứ ngoài ra chỉ có 7 biến hành, tất nhiên là một sự do dự không quyết đoán đối với cảnh, bởi thế cho nên ở đây sở hữu thắng giải không có mặt trong tâm si hoài nghi.

 

Vi` có tâm sở thắng giải và tâm si hoài nghi, giống như lửa với nước, giống như ánh sáng và bóng tối, khi đề cập đến thắng giải thi` chúng ta phải biết qua bốn khía cạnh của nó, bốn khía cạnh của sở hữu thắng giải, tức là chúng ta nói đến lakkhana là chơn tướng hay trạng thái của sở hữu thắng giải và .paccupattha`na..nhân cần thiết.  Ở đây sở dĩ  chúng ta nói đến bốn khía cạnh này là bởi vi` mỗi một thực tính pháp, mà chúng ta hiểu được sẽ nắm bắt được y' nghĩa rất dễ dàng, cũng giống như khi chúng ta muốn biết rơ về một người, thi` chúng ta cần phải biết cá tánh của người đó, nghề nghiệp của người đó, chỗ ở của người đó và phải biết rơ gốc tích cha mẹ của người đó thi` như vậy mới gọi là luyện tập

 

Ở đây nói đến chơn tướng hay trạng thái của sở hữu thắng giải, tức là trạng thái xác định cảnh gọi là sanit.t.ha`nalakkhan.a nghĩa là giúp cho tâm và tâm sở xác định được đối tượng không có sự nghi ngờ gi` ở đó.  Nói về phận sự của sở hữu thắng giải là làm cho pháp đồng sanh không có nghi ngờ đối tượng.  Sự thành tựu của sở hữu thắng giải là cảnh được, hay  chúng ta nói thái độ dứt khoát cũng sự hiện bày hay sự thành tựu của sở hữu thắng giải Adhimokkha..co`n về nhân cần thiết là cảnh cần nắm điểm này, thi` chúng ta cũng nên lưu y' thêm một trường hợp nữa đối với sở hữu thắng giải không được kể trong những chi phần trở nên có hiệu quả, chẳng hạn như khi chúng ta nói đến niềm tin, tức tín tâm sở phối hợp, trong trường hợp đó thi` không cần sở hữu thắng giải… 

 

Cho nên thắng giải là một danh từ rất khó dịch sát ngay với hai thành phần tức là tiếp đầu ngữ adhi và căn moca chữ moca ở đây nó thành ra chữ mokkha, adhimokkha. Và chúng ta gặp những từ này rất nhiều như chữ mokkha dịch là sự giải thoát hay vimokkha cũng là sự giải thoát adhimokkha là biệt giải thoát dịch danh từ adhimokkha mà chúng ta dùng từ là thắng giải để dịch cho từ ngữ này, thi` chúng ta lấy nghĩa từ mà chúng ta nói, adhi là thắng, mokkha là giải. 

 

Nhưng thật ra nếu chúng ta phân định, chúng ta lấy theo từ ngữ để cho hiểu được vai tro` của adhimokkha, quả thật là một điều khó khăn cho chúng ta, khó khăn ở chỗ từ dịch ở một nơi, nhưng chúng ta hiểu một nơi, giống như trường hợp chúng ta sài những từ chẳng hạn như tầm hoặc tứ, ngay như từ Hán Việt đó đă nói lên y’ nghĩa rồi.  Co`n ở đây thi` chúng ta nói đến thắng giải chỉ là một điều mà chúng ta dùng từ adhimokkha thôi, tuy nhiên chữ nghĩa bất định nghĩa, có đôi khi không cần thiết, miễn làm sao chúng ta hiểu được vai tro` của nó ở trong pháp là đủ. 

 

Có một ngữ nghĩa khác chúng ta cũng cần phải biết, là danh từ thắng giải adhimokkha được xử dụng như một thái độ xác định về bản chất của các pháp, như khi chúng ta nói về ly’ duyên khởi thi` thọ duyên cho thắng giải là nói đến ti`nh trạng thọ của các bậc giải thoát, khu lộ giải thoát như Đức Phật, chư vị A La Hán thi` mặc dầu lục nhập tức là 6 nhập nhăn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, y’ nhập hay nhăn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn và y’ căn của các Ngài vẫn co`n, khi các Ngài co`n hữu dư y Niết bàn, tức là với sự sinh hoạt hàng ngày thi` các Ngài vẫn thấy vẫn nghe vẫn ngửi vẫn nếm vẫn đụng v.v…. do giao duyên 6 xúc nên vẫn co`n, nhưng thọ khổ này thi` chúng ta biết A La Hán chỉ co`n có khổ thân chứ không có khổ tâm.  Khổ tâm thuộc về tâm sân thọ ưu, khổ thân thuộc về thân thức thọ khổ, thi` ở đây đối với xúc duyên thọ thi` vẫn xẩy ra trên bản thân của một bậc lậu tận giải thoát,.  Nhưng  rồi đến mắc xích này thi` thọ không phải duyên cho ái nữa, mà thọ duyên cho thắng giải. 

 

Cho nên trong trường hợp đó chúng ta cũng thấy rằng y’ nghĩa của pháp môn này như thế nào, và một điều đặc biệt chúng ta cũng phải chú y’ là tâm sở thắng giải, hay thuộc tánh thắng giải nó sẽ không có mặt trong tâm si hoài nghi, một trạng thái chỉ sự phân vân không có sự quyết đoán đối với cảnh.  Ở đây chính điều này đă giúp cho chúng ta định nghĩa được vai tro` của tâm sở thắng giải, như vậy thi` chúng ta có thể dựa trên cơ sở này để chúng ta có thể làm một phương pháp tu tập.  Và một phương pháp tu tập đó tức là tánh thiện này tất nhiên luôn luôn có sở hữu thắng giải, và khi có tâm thiện đó sanh khởi thi` lúc bấy giờ sự hoài nghi đó nó vắng mặt.

 

Hoài nghi là một mũi tên, hoài nghi là một thứ triền cái, do đó hễ sở hữu thắng giải phối hợp thi` chúng ta sẽ ngăn chận được sự hoài nghi.  Ở đây thưa qúi vị, chúng ta dựa trên bốn khía cạnh của tâm sở thắng giải thi` chúng ta gọi là trạng thái để đối lập với nghịch pháp, điều đó chúng ta chứng minh bằng cách là có những thành phần phối hợp ở trong tâm thiện, như là tâm sở thắng giải chẳng hạn, nó sẽ giúp cho tâm thiện này có được một hệ thống mà chúng ta gọi là hệ miễn nhiễm đối với sự hoài nghi, chúng ta nói danh từ nôm na như vậy, hệ miễn nhiễm đối với hoài nghi. Nhất là những thành phần thuộc tánh thuộc về tợ tha chúng ta sẽ học.

 

Chúng ta học Vi Diệu Pháp chúng ta càng phân tích li ti chi ly những thuộc tánh cấu tạo trên một tâm thức có hai điều, điều thứ nhất không phải  đơn vị thuần chất, mà nó cần phải có một sự phối hợp của các tâm sở như các thành phần cấu tạo nên.  Điểm thứ hai nữa, khi chúng ta học chi li như vầy, chúng ta nhận biết được từng thuộc tánh có tác dụng như thế nào thi` khi đó chúng ta có những gi` thuộc về tâm bất thiện, biết rơ nó phải được triển khai để đối lập với những pháp này. 

 

Cũng giống như một vị dược sĩ bào chế thuốc, họ phân chất biết được mỗi một thành phần vật liệu ở trong một viên thuốc, thành phần tánh dược đó mỗi một thành phần có một chức năng trị bịnh khác nhau, có một tác dụng khác nhau, ta đưa vào bào chế thành một viên thuốc gồm tổng hợp những thành phần tánh dược, rồi uống một viên thuốc đó vào trong thân, thi` khi có bịnh đó có những vi trùng đó, có những sự trở ngại đó, thi` mỗi một tánh dược nó sẽ giúp cho chúng ta trị được cái bịnh đó. Bi`nh thường chúng ta uống thuốc thi` chúng ta không cần, mà chỉ dùng tylenol để uống vào thôi, và chúng ta uống chỉ có một viên như vậy cho nên không bao giờ chúng ta hết bịnh được, khó mà hết bịnh.  Hoặc đôi khi cũng là viên thuốc cảm, nhưng chúng ta không biết được hoạt chất của nó ở bên trong được cấu tạo bởi gi`, không chúng ta không biết thế là chúng ta cứ nhắm mắt mà uống, không cần phải đi đến bác sĩ hay dược sĩ chẳng hạn, thi` trong trường hợp đó một người dược sĩ hay một bác sĩ họ biết cần phải có những dược chất nào, dược liệu nào, có khi chúng ta đi đến bác sĩ, chúng ta uống thuốc do vị bác sĩ đưa biết rơ về vấn đề này họ trị một cách chính xác.

 

 Chúng ta tu tập cũng vậy, nếu chúng ta học Vi Diệu Pháp chúng ta biết rơ từng tâm sở, thi` khi chúng ta cần phải đối trị với một phiền năo nào đó  lúc bấy giờ chúng ta sẽ phát triển tâm thiện với khía cạnh thuộc tánh đó nổi bậc.  Chúng ta có sự tác y’ làm cho thuộc tánh đó được phong phú thêm, chúng ta nói như vậy không có nghĩa là cứ mỗi một sát na tâm mà các thuộc tánh tâm sở phối hợp, rồi chúng ta có thể làm cho thuộc tánh này nó được thuần thục hơn, ở đây chúng ta không có khả năng làm được điều đó.  Tuy nhiên khi chúng ta biết rơ những thuộc tánh tâm sở nào nó có tánh chất  để nó miễn nhiễm đối với những phiền năo nào, thi` khi chúng ta biết như vậy chúng ta có thể phát triển liên tục những thứ tâm thiện với tác y’ thiên về pháp đó, thi` chúng ta sẽ thành công được. 

 

Thí dụ như bây giờ tâm của chúng ta có đôi khi một người tánh ti`nh của họ, họ làm việc gi` họ không quyết đoán, làm việc gi` họ cũng không có thể tin tưởng vững chắc được, có khi nghe người này nói rồi có khi nghe người kia nói, và tâm tư của họ lúc nào cũng bị chao động bởi những lời nói của người khác, chính vi` như vậy cho nên trong việc tu tập của họ, họ không nhất hướng để họ có căn bản hay thuần thục.  Thi` khi chúng ta hiểu được những thuộc tánh này, bắt đầu chúng ta luyện tập dần, tâm của mi`nh phải tập làm sao khi đối diện với một sự việc, suy nghĩ đến một vấn đề, chúng ta cần phải có sự quyết đoán, phải có một sự nhận thức một cách chính xác. 

 

Khi đă hiểu, đă biết chắc như vậy rồi, thi` chúng ta cứ đặc niềm tin ở đó, chúng ta không có sự do dự, không có sự hoang mang, nhờ như vậy mà lâu ngày tâm của chúng ta sẽ thành một thói quen và chính do thói quen này sẽ giúp cho chúng ta thành tựu được rất nhiều vi` những thiện pháp. Ở đây thưa qúi vị, tâm tánh của con người có đôi khi không phải là một sự định đặc như vậy hay do cha sanh, do mẹ đẻ ra mà chúng ta có là như vậy,  rồi sửa thi` không phải như vậy.  Chúng ta tu có nghĩa chúng ta sửa, và chúng ta sửa bằng cách phải có một ngọn ngành các pháp mà chúng ta có thể chỉnh sửa được.  Điều này thi` thưa qúi vị, Đức Phật là Đấng Giác Ngộ mà Đức Phật Ngài không chấp nhận và chúng ta đă có học được ở trong giáo lư Phật học đă có đề cập đến ba điều, chẳng hạn như có  thuyết họ chỉ tin về định mệnh an bày, định mệnh quá khứ không thể sửa đổi được hoặc là có người họ không tin gi` cả,  tất cả về quá khứ họ đều phủ nhận cả. Người Phật tử chúng ta thi` chúng ta tin vào quá khứ nhưng không phải  chúng ta chấp nhận ở quá khứ như một tiền định, mà ngay trong hiện tại tánh ti`nh của chúng ta không thể sửa đổi được, chẳng hạn như khi năy chúng tôi có nói với qúi vị là nếu biết bản chất của mi`nh, tâm nhẹ dạ chúng ta thiếu chất liệu mà được gọi là adhimokkha gọi là thắng giải, mặc dầu tâm của chúng ta bị nhẹ dạ,  cho nên ở đây mới đi đến ti`nh trạng tinh thần bịnh hoạn cho tâm tánh mi`nh không có sự quyết đoán trong một sự việc, thi` lúc bấy giờ chúng ta sẽ dần dần  luyện tập. 

 

Khi trước chúng ta học về tầm và tứ, thoạt nghe qua chúng ta thấy tầm và tứ chỉ là trạng thái bám sát một cách liên tục đối với cảnh thôi, giúp cho những tâm sở kia sanh khởi nó chiếu cố đến cảnh một cách vững chắc, chúng ta chỉ học đơn giản như vậy.  Như ĐĐ Uyên Minh đă có giải thích cho chúng ta trong vấn đề tầm và tứ, chúng ta thấy nó không phải đơn thuần chỉ là thuộc tánh có tánh chất như vậy, mà thuộc tánh này nếu chúng ta  thi` chúng ta thấy nó sẽ lớn chuyện hơn, chẳng hạn như bây giờ nói tầm và tứ, tầm bấy giờ nó trở thành một thứ tư duy, tức là sự suy nghĩ và con người ở trên thế giới này bao nhiêu  sự xung đột rối loạn, tất cả đều do sự suy nghĩ của mỗi con người hàng ngày chúng ta đều có một tư duy, suy nghĩ rồi mới hành động. 

 

Thi` tầm và tứ có vai tro` như thế nào, thắng giải cũng như thế đó, chúng ta đừng thấy nó đơn giản đến độ sát định đối với cảnh thôi nhưng sau đó chúng ta sẽ thấy rằng cũng không có sự quyết đoán được, chúng ta không có sự sát định một cách rơ ràng thi` như vậy từ một cái hoạt chất nhỏ, tánh chất nhỏ thôi nhưng nó sẽ ảnh hưởng sâu rộng lớn lao trong đời sống của chúng ta.  Bởi vậy cho nên ở đây thưa qúi vị, những tính chất này chúng ta học theo Vi Diệu Pháp, nhưng rồi những tánh chất đó chúng ta cũng có thể suy tư, để chúng ta áp dụng trong đời thường của chúng ta, nhất là trong việc tu tập của chúng ta có như vậy, thi` sự tu tập của chúng ta mới có sự tiến bộ được.  Trong ngày hôm nay chúng ta đặc biệt chỉ nói về pháp thắng giải thôi, nói về thuộc tánh thắng giải thôi, và cho đến giờ này thi` chúng tôi xin tạm kết thúc buổi giảng. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.