Ngày 13 tháng 08 năm 2004
Minh
Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu
đính
Bài 14
Những Thuộc Tánh Tợ Tha
Sở Hữu Biệt Cảnh
(Pakinnakacetasika)
Tứ (Vicàra)
II.
Sở Hữu Biệt Cảnh (Pakinnakacetasika)
Sở hữu biệt cảnh là những sở hữu tâm chỉ có thể hợp với một số tâm nào đó mà thôi (không xuất hiện ở những tâm quả Dục giới vô nhân nhất là ở Ngũ song thức). Sở hữu biệt cảnh gồm có 6 sở hữu sau:
ooOoo
TT
Trí Siêu Xin được cung thỉnh ĐĐ Uyên
Minh góp phần công đức cho buổi học ngày hôm nay,
câu hỏi về đề tài Vi Diệu Pháp ở đây
chúng tôi có một vấn đề những ly' pháp có liên
quan đến chú giải, chúng tôi muốn hỏi ĐĐ
Uyên Minh một điều, hôm nay chúng ta học về tâm tứ,
tầm tâm sở. Tầm tứ
là hai chi phần cũng rất
quan trọng, và khi chúng ta nói đến 7 hành san'kha`ra
được giải thích trong phần Ngài Tịnh Sự
soạn dịch về thập nhị duyên khởi là vô minh
duyên hành, hành ở đây mặc dầu khác đi,
nhưng Ngài cũng có dẫn hết
tất cả những cái chi pháp nào được gọi
là hành. Thi` ở đây nhận
thấy rằng đối với thân hành, khẩu hành, y'
hành, hơi thở. Khẩu
hành ở đây chi pháp là vậy và y' hành ở đây là chỉ
cho tư tâm sở thuộc về thiện hay bất thiện. Tại sao có sự phân tích chi pháp
tầm và tứ, nó cũng có thể phối hợp với
tâm để thân hành tạo ra y' hành, nhưng tại sao ở
đây chỉ lấy tầm để tạp ra khẩu
hành mà thôi, thi` xin được cung thỉnh Đ Đ Uyên
Minh hoan hỷ giải thích.
Câu hỏi
là khi chúng ta nói về ba loại hành như thân hành, khẩu
hành và y' hành, vi` sao lại có sự phân định chi pháp một
cách khác biệt như thân hành thi` chỉ cho hành động,
co`n khẩu hành ở đây chỉ cho tầm tứ và y'
hành ở đây chỉ cho tư thiện hay tư bất
thiện, xin ĐĐ Uyên Minh làm sáng tỏ vấn đề, nhất là Đ Đ hăy tri`nh bày về
y' nghĩa mà tầm tứ là nguyên nhân để tạo ra
khẩu hành, tức là để tạo ra lời nói, xin
cung thỉnh ĐĐ.
Đ Đ Uyên
Minh: Nam Mô Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật, Kính đảnh lễ Sư Trưởng,
kính đảnh lễ TT Trí Siêu, kính đảnh lễ
Chư Tăng, và xin chào qúi Phật tử trong rơom. Ở
đây về phía Chư Tăng thi` con không dám nói, nhưng
riêng đối với qúi vị Phật tử thi` chưa
quen với đề tài sáng nay qúi vị nghe rơom thảo
luận, xin qúi vị hoan hỷ ti`m vào trong Trung Bộ Kinh
bài kinh Phương Quảng do bà Dhammadinna giảng cho ông
Visakha, chúng tôi nghĩ rằng chỉ trong bài kinh đó thôi
thi` qúi vị có thể ti`m thấy được trọn
vẹn vấn đề, qúi vị sẽ ngạc nhiên là tại
sao chúng ta tu phật mà chúng ta phải đi xa vấn đề
như thế này.
Xin thưa rằng như hôm trước chúng tôi có dịp tri`nh bày như có những cái mi`nh lấy mắt nhi`n nó có vẻ như không có gi` phù hợp với ly' tưởng giải thoát, nhưng trong đó có những sự hiễu biết về giáo ly' A Ty` Đàm và hôm nay như chúng ta đang học về các sở hữu biệt cảnh trong tâm sở rất quan trọng. Như chúng tôi vừa giới thiệu ở trong kinh Phương quảng trong Trung Bộ Kinh thi` trong đó chúng ta thấy rằng ông Visakha đặt ra một số vấn đề đề hỏi Ty` Kheo Ni Dhammadinna, câu hỏi tại sao những câu hỏi liên quan đến tầm đến tứ này hoàn toàn là những cẩm nang cực ky` quan trọng và cần thiết cho hành giả tu chỉ và tu quán, chớ không phải là vấn đề mà chúng ta bàn suông.
Ở trong câu hỏi này thi` ít nhất có ba hành; thân hành, khẩu hành và y' hành, thi` chuyện đó rất bi`nh thường, vi` cái thứ 3 là y' hành chỉ cho các tư thiện, tư bất thiện, cái đó đối với trường hợp A Ty` Đàm không có gi` để nói rồi, dứt khoát là như vậy, nội dung của y' hành là phải như vậy chớ không thể khác hơn. Nhưng đặc biệt tại sao khẩu hành lại cần tầm tứ. Ở đây con thấy hai chỗ sớ giải,
Một chỗ ở trong bộ Atthaka`tha majjhimanika`ya là sớ giải của Trung Bộ Kinh, trong đó thứ nhất là chỗ đơn giản nhất nói rằng: phải có suy lường, tỷ lượng, tức là phải có tầm có tứ, phải có anumatta, amuvicara, anukukkama, đó là con nhắc lại nguyên văn trong Pali. Phải có suy tư, phải có tỷ lượng, người ta mới có thể phát biểu được.
Và chúng ta có trong một đọan sớ giải khác giảng về tứ thiền, thi` chúng ta cũng bắt gặp được nhiều điểm rất thú vị, nó liên hệ đến vấn đề tầm và tứ mà chúng ta đang thảo luận sáng nay.
Các vị Phật tử trong rơom sáng nay có chú y' rằng ở trong chú giải kinh Đại Bát Niết Bàn có ghi một điều mà có lẽ qúi vị không chú y', thông thường thi` qúi vị đọc lướt qua thôi. Đó là Đức Thế Tôn sau khi xuất nhập, tức là nhập vào sơ thiền rồi ra sơ thiền, rồi nhập nhị thiền rồi ra nhị thiền, nhập tam thiền rồi ra tam thiền, rồi nhập tầng thiền cao hơn, và cứ như vậy từ sơ thiền sắc giới cho tới tầng thiền cao nhất gọi là phi tưởng phi phi tưởng. Trước khi nhập Niết bàn Đức Phật đă nhập thiền và xuất thiền 2,400,000 lần và chỉ trong một khỏang thời gian rất ngắn, thời gian đó có thể tương đương với một người đang trên giường bịnh hấp hối, trong thời gian ước lượng vật ly' như bây giờ thi` nhiều lắm có lẽ khoảng một giờ hay hơn một giờ thôi. Sau khi ban lời giáo giới cho Chư Tăng xong xuôi thi` trời đă rạng sáng, Đức Phật dạy một câu rất ngắn gọn; "Bhikkhave anicca` san'kha`ra` viriyam. appama`do ma` hotha: Này các tỳ kheo, các hành là vô thường, hăy tinh cần nỗ lực chớ dể duôi".
Sau khi nói như vậy xong thi` lúc bấy giờ trời đă rạng sáng rồi, và lúc bấy giờ Đức Thế Tôn mới bắt đầu nhập xuất các tầng thiền tổng cộng là 2,400,000 lần và sau đó thi` Đức Thế Tôn lập tức diệt độ, có nghĩa là lập tức Niết bàn. Qúi vị chú y’ chỗ này, ngay sau khi xuất khỏi tứ thiền lần cuối cùng thi` ĐứcThế Tôn lập tức diệt độ, có nghĩa là tử tâm xuất hiện trong tâm lộ của Ngài, có nghĩa là ngay sau khi xuất khỏi tứ thiền lần cuối cùng trong số 2,400,000 lần đó thi` Đức Thế Tôn lập tức diệt độ,có nghĩa là lập tức Niết bàn.
Tại sao chúng tôi đang tri`nh bày vấn đề tầm tứ thi` chúng tôi lại leo qua vấn đề đó là bởi vi` sao, bởi vi` Đối với Đức Thế Tôn là bậc Tứ sanh từ phụ, Ngài là bậc Vô thựơng, Ngài Phải ra đi trong sự thanh thản tuyệt đối, tuyệt đối là sao?, đối với Đức Thế Tôn không có chuyện là lấy hơi lần cuối như chúng ta, mà thật ra hơi thở của Ngài, Ngài đă bỏ từ lâu rồi, bỏ từ lúc Ngài xuất nhập tứ thiền lần đầu tiên là Ngài đă không co`n hơi thở, và những thời gian sau đó Ngài ra khỏi tứ thiền sắc giới, rồi Ngài lên tới thiền vô sắc, rồi Ngài trở lại sơ thiền sắc giới với thời gian cực ngắn như vậy không kịp có hơi thở, trong suốt thời gian nhập thiền định như vậy thi` Ngài cũng không thở nữa rồi, cho nên Ngài Ananda mới không biết Đức Thế Tôn đă viên tịch chưa, Ngài Ananda mới hỏi Ngài Sàŕputta tức là vị Sư huynh của mi`nh, người đă tu chứng cao hơn, vừa là A La Hán, vừa lục thông tam minh và tứ tuệ phân tích nữa, Ngài hỏi;" Thưa Sư huynh Đức Thế Tôn bây giờ đă ra sao, đă viên tịch chưa", thi` Ngài Sàŕputta mới nói “ Chưa, Đức Thế Tôn vẫn chưa viên tịch”.
Vi` lúc bấy giờ sau khi khỏi xuất tứ thiền lần cuối cùng thi` Đức Phật mới thật sự viên tịch, nghĩa là Ngài không co`n duy tri` cái thọ mạng nữa, vi` sự ra đi của Ngài không phải là sự tắt thở, mà hơi thở đă chấm dứt từ trước, ngay khi Ngài co`n sống rồi, để y’ đặt biệt điều đó.
Qúi Chư Tăng và cá nhân chúng tôi tri`nh bày rằng đời sống tâm ly' và đời sống sinh ly' của chúng ta nó vốn có mối quan hệ rất mật thiết, khi tâm mi`nh có lạc thi` thân mi`nh mới được an, và ngược lại tâm mi`nh an thi` thân mi`nh mới lạc, có một mối quan hệ hữu cơ rất chặc chẽ như vậy. Đối với vị hành giả tu quán hay tu chỉ mà tâm xa rời được cái móng tâm, cái vọng tâm, cái vọng tưởng, tham sân thi` hơi thở sẽ nhẹ hơn, huyết áp của mi`nh cũng bi`nh ổn hơn, điều này qúi vị có thể xem trong quyển Abhidhamma the rain, quyển này mới in , quí vị nào ở Mỹ thi` có thể vào mua trong các nhà sách như Barnes&Noble, qúi vị mua được cuốn sách này rất ly' thú.
Các nhà khoa học ở Mỹ đă tiến hành những cuộc thí nghiệm ngay trên thân xác của những hành giả, để ghi nhận rằng đối với những vị hành giả thiền quán vipassana hay hành giả Tây Tạng, các nhà khoa học người ta chụp như XRay hay catscan tức là chụp hi`nh sọ,thi` người ta xét thấy rằng tuần hoàn của năo bộ nó có một cơ chế hoạt động rất đặc biệt, mỗi thứ tâm nó đều hạ lắng xuống, mà đối với một người như mi`nh không thể nào tưởng tượng được, nhất là khi chúng tôi liếc mắt nhi`n thấy biểu đồ họ chụp, và bằng cái hiểu thường thức của chúng tôi thôi, không phải cái nhi`n của bác sĩ, không phải cái nhi`n chuyên khoa, chúng tôi rất hoan hỷ chỗ là họ ghi nhận bằng những gio`ng cước chú một sự lắng yên, một sự caml down gần như toàn diện của một cơ chế năo bộ mà con người có thể vươn đến.
Chúng tôi đi một vo`ng rất xa là vi` sao, vi` chúng tôi muốn xác định một điều rằng chúng ta đang học về tầm tứ, có nghĩa là chúng ta đang học về những bộ phận những chi tiết, những phần hành của cái gọi là đời sống tâm ly' của chúng ta, qua ánh sáng của Vi Diệu Pháp là A Ty` Đàm, và đồng thời chúng ta cũng biết một điều rất đặc biệt rằng; cứ tu tập đi, cứ có giới, cứ có định, cứ có tuệ, thi` ngày nào chưa là thánh nhân thi` trước mắt thân được an lạc.
An lạc là sao?, Đức Phật dậy rằng âm thanh tiếng động là mũi gai của sơ thiền, vi` sao Đức Phật dạy như vậy, vi` đối với một người muốn chứng đạt được sơ thiền thi` người này trước hết phải ổn định dàn xếp cho bằng được nội tâm của mi`nh, cái tối thiểu của nó phải là sự dàn xếp được 5 triền cái, đối với một người dàn xếp 5 triền cái.
Ở đây chúng ta phải trở lại 5 triền cái, 5 triền cái chúng ta thấy có tham dục, có sân độc, có trạo hối, có hoài nghi. Đời sống của mi`nh dầu ông vua hay người ăn mày, chúng tôi vẫn nhiều lần thưa với qúi vị rằng toàn bộ đời sống của nhân loại trái đất này nói riêng và vũ trụ vô lượng thế giới nói chung, dầu chúng ta có sang hèn ngu trí, giàu nghèo nam nữ gi` đi nữa thi` đời sống của chúng ta chỉ phối hợp trong hai chữ mà Đức Phật dùng ở trong kinh Tứ Niệm Xứ đó là tham và ưu, nghĩa là có lúc thi` mi`nh vui, có lúc thi` mi`nh buồn. Và tham ưu là gặp cái mi`nh thích thi` mi`nh hoan hỷ, gặp cái mi`nh chán ghét mi`nh bất măn, chúng ta không có chắc rằng 24/24 trong một ngày đêm, để y' coi chúng tôi nói có đúng hay không, tức là đời sống của quí vị cứ quẩn quanh hai cái thích và không thích, bực mi`nh hay hài lo`ng, bất măn hay thích thú cứ như vậy.
Và để chứng đạt được sơ thiền thi` hiền giả phải dàn xếp 5 triền cái, chúng ta lấy hai cái đặc biệt của nó thôi đó chính là tham dục và sân hận, nếu cần kể thêm một cái nữa cho vui đó là trạo hối. Thi` đối với vị hành giả chứng đắc được sơ thiền tối thiểu phải dàn xếp được những cái này, đó là đối với một nội tâm như vậy. Lúc bấy giờ đối với vị hành giả có một tri`nh độ tâm linh như vậy rồi, thi` những cái nhũng nhiễu của trần cảnh là sắc đẹp, tiếng hay, miếng ngon nó đă trở thành ra những trở ngại xa vời rồi. Lúc bấy giờ đối với một khổ máy nó càng tinh vi chừng nào, thi` trở ngại của nó cũng phải là một thứ trở ngại rất tinh vi, chứ không phải thứ trở ngại bi`nh thường nữa.
Chúng tôi ví dụ như mi`nh là một người nông phu làm việc dưới đồng án, thi` có nhiều thứ có thể tấn công mi`nh lắm, ruồi mỗi, rồi bù mắt, rồi rắn rít, rồi gai, rồi cỏ, rồi nước lạnh rồi phèn, rồi mù sương, rồi gió, rồi nắng, một người nông dân ở ngoài đồng họ phải chấp nhận rất là nhiều thứ trở ngại như vậy. Nhưng đối với một người giàu có ở trong nhà lầu, có máy lạnh có cửa kính rồi họ ăn mặc đàng hoàng kín đáo sung sướng, mùa đông mùa hè luôn luôn có một nhiệt độ thích nghi, họ ăn uống, giày dép, xe cộ mỗi thứ đều như y' họ hết, thi` lúc bấy giờ trở ngại của họ không co`n bận tâm tới vấn đề rắn, rít, nắng, gió, sương, rồi những thứ tạp loại ở ngoài sân nữa những thứ mà âu lo nữa, mà lúc bấy giờ họ đâu có gi` để bận tâm, lúc bấy giờ họ để y' đến móng tay của họ ra sao, họ để y'những việc riêng khác, như ăn rồi đi bác sĩ coi sửa cái này, bơm cái kia rồi đo máu, rồi đo nhịp tim, tối ngày lo thân chứ co`n ngoài ra họ không lo gi`. Người nông dân chúng tôi từng xuất thân ở nông thôn, chúng tôi biết là đối với người nông dân từ lúc lọt lo`ng mẹ cho đến 90 tuổi họ cũng chẳng biết áp huyết là gi`, họ cũng không biết nhịp tim là gi` hết. Nhưng đối với một anh nhà giàu thi` anh đủ sức chuyện, nhất là anh nhà giàu co`n đỡ, co`n chị nhà giàu ngoài chuyện ăn xong lo nhịp tim, rồi cholesterol, rồi co`n bận tâm nào là móng tay móng chân, tóc rồi da mặt rồi mụn v.v...
thi` đối với một người mà nếp sống họ càng tinh vi, càng tế nhị chừng nào thi` cái trở lực của họ cũng vậy, vấn đề của họ cũng phải nhỏ theo. Đối với nội tâm của chúng ta cũng vậy, đối với nội tâm mà tham dục, sân độc đầy ấp thi` vấn đề nó lung tung hết, nó giống như một nông phu trần người ra ngoài ruộng vậy. Nhưng đối với vị hành giả thi` lúc bấy giờ vấn đề của vị đó sẽ được thu gọn lại giống như người nhà giàu, không co`n nằm ở ngoài sân nữa, vấn đề là nằm ở trong nhà, không co`n nằm trong toàn nhà mà nằm trong cái thân của mi`nh.
Đối với vị hành giả tu tập cũng là một người giàu có, cho nên đối với vị hành giả đă chứng sơ thiền thi` âm thanh, tiếng ồn chỉ bấy nhiêu đó thôi, nó trở thành mũi gai. Và đối với vị hành giả chứng được tầng thiền thứ tư thi` lúc đó hơi thở của vị đó cũng là một thứ gi` đó phiền phứt, nó cũng là thứ gi` đó thừa thăi không cần thiết nữa, thế là ở phần tứ thiền nó không co`n hơi thở là vấn đề.
Trong một vo`ng tro`n của trôn ốc coi như từ năy tới giờ chúng tôi mời qúi vị đi một vo`ng thành Cổ Loa, loa tức là xoáy ốc, bây giờ chúng ta đi vào kinh điển, tại sao cái tầm tứ được xem là chi pháp của khẩu hành, là bởi vi` chúng ta cũng thấy đối với một người học A Ty` Đàm, tầm không chỉ đơn giản là tầm, tầm không chỉ đơn giản là một chi pháp như một người không học A Ty` Đàm, thi` họ đọc lóm hoặc nghe lỏm bỏm ở đâu đó, có thiền rồi có 5 chi thiền là tầm tứ niệm định và tầm chỉ biết là một trong 5 chi thiền thôi. Nhưng đối với một người học A Ty` Đàm thi` cả đời của chúng ta gói gọn trong chữ tầm này, chữ tầm này nó lớn chuyện lắm qúi vị, tại sao nó lớn chuyện, ở đây các vị có đọc qua về Duy Thức của Phật Giáo Bắc phái thi` có nhớ lại bát thức khi chúng ta tu tập rồi chuyển hoá theo A Ty` Đàm thập luận của Ngài Vô Trước, Ngài nói rằng tu hành là gi` là một giai đoạn gọi là asidavati tức là chuyển hoá bản tánh hay là cơ tâm toàn bộ quá tri`nh tu chứng chúng ta là asidavati, chuyển hóa cơ tâm tức là biến bát thức để trở thành ra các cảnh trí gọi là đại viên cảnh trí, thành sở các trí.
Thi` ở bên A Ty` Đàm chúng ta không có khái niệm đó bát thức để biến đổi thành các tiếng như vậy, nhưng chúng ta có chú y’ quan trọng ở tầm tứ. Chúng tôi tin chắc rằng Sư Trưởng và TT Trí Siêu đă tri`nh bày cho các vị nghe rồi, tầm tứ trong hiểu biết của mỗi người học A Ty` Đàm dưới cái ánh sáng của A Ty` Đàm, không chỉ đơn giản là bằng hai chi thiền, mà tầm ở mức vi mô, tức là ở một phân tích mà cận cảnh thi` nó chính là sơ thiền, nó mà một chi pháp, nó là một yếu tố, nó là một thành tố tâm ly’ ở trong cơi tâm linh của chúng ta, nó là một bộ phận ở trong guồng máy tâm ly’ của chúng ta.
Cũng giống như bây giờ chúng ta dùng máy chụp hi`nh, chúng ta chụp khi màu trắng ở trong miếng kiến nó xẹt lên một cái thi` hi`nh ảnh phụ vào, chúng ta chỉ nghĩ đơn giản như vậy, tức là có ống kính bỏ film vào rồi chụp hi`nh, nhưng chúng ta có biết rằng để thu một cái hi`nh vào film như vậy ta phải nhờ đóng góp của nhiều thứ. Nếu chúng ta là một tay chụp hi`nh amateua dùng máy nhóm ba tức là nếu máy tự động thi` không nói gi`, nhưng nếu chúng ta dùng máy cơ sức, tức là máy dùng các zơom, các lớp kính để xa gần mà tốc độ nhanh chậm, thi` lúc đó về nhiếp ảnh chúng ta sẽ thấy rằng để có một cái hi`nh như vậy thi` phải có đủ thứ vấn đề, chưa kể là buổi trưa nắng chúng ta co`n phải chạy đến bóng mát để che nắng khỏi bị consoleil có một hi`nh như vậy nó đo`i hỏi rất nhiều yếu tố,
Cũng vậy khi con mắt mi`nh nhi`n một cái gi` đó, lỗ tai mi`nh nghe một cái gi` đó, mũi mi`nh nghe mùi thơm hay mùi hôi gi` đó, thi` chúng ta phải vận dụng, phải huy động tới một guồng máy tâm linh rất tinh vi, và tầm tứ chính là một cơ phận ở trong guồng máy đó. Ở trong cái hiểu của một người học A Ty` Đàm thi` tầm, chúng tôi chỉ nói riêng về tầm thôi, tầm không phải chỉ là một cơ phận đơn giản, mà nó co`n quyết định một vấn đề rất quan trọng.
Khi năy chúng tôi có giới thiệu rồi, tầm chữ Pali gọi là vicàra nhưng trong bộ dhammasan’gani`, Đức Phật co`n dùng một loại các từ trong đó có từ gọi là San’kappa…. tức là tư duy, tới đây thi` các vị thấy lớn chuyện rồi, nó không co`n là chuyện nhỏ nữa. Khi Đức Phật Ngài dùng chữ vicàra trong lúc Ngài phân tích chi thiền trong bộ Tăng Chi Tương Ưng tiểu bộ thi` thôi, nhưng trong bộ Pháp Tụ khi Đức Phật Ngài định nghĩa tầm là gi`, mà Ngài sài san’kappa là lớn chuyện rồi, có nghĩa là tư duy của chúng ta, cái suy nghĩ của chúng ta, cái toan tính, cái đo lường, cái tỷ lượng của chúng ta trong cuộc đời này toan tính thiệt hơn, cái gọi là thương hận ti`nh sầu toàn bộ tới đó, cái rối ren đó trong lo`ng đời này nó đều từ san’kappa từ vitakka mà ra, hay là san’kappa nó là một tên gọi khác của tầm vậy.
Như vậy thi` các vị thấy chỉ riêng cái tầm thôi nói theo trong chánh đạo gồm ba chánh tư duy, tức là tầm lúc bấy giờ nó được phân tích thành ba chánh tư duy; đó là ly dục tư duy, vô sân tư duy và bất hại tư duy. Rồi nếu nói bên tà đạo thi` tầm này chính là cái căn cội để làm nền tảng, nó là cái mô hi`nh của cái gọi tà tư duy gồm có; dục tư duy, sân tư duy và hại tư duy.
Xin hỏi các vị rằng toàn bộ thế giới siêu linh hôm nay, từ chiến tranh Irac, chiến tranh vùng vịnh, rồi chuyện rắc rối ở Bắc Triều Tiên, rồi chuyện khủng bố ở Mỹ rồi vấn đề kinh tế nghèo đói ở bên Châu Á, Châu phi, toàn bộ đó có cái nào nằm ra ngoài ba cái tà tư duy này, xin thưa tuyệt đối không, không có một rắc rối nào của thế giới này nằm ngoài ba cái tà tư duy; tham tư duy, sân tư duy và hại tư duy, không có một cái rắc rối nào nằm ngoài hết và ngay ở trong tư duy này nó quyết định mọi thứ.
Trong bài kinh Go` Mối, Đức Phật dùng hi`nh ảnh rất hay, ban đêm thi` suy tư ban ngày thi` phát biểu, thi` đúng vậy thân hành lúc bấy giờ không co`n là đi đứng nữa, lúc bấy giờ đối với một nội tâm có tu học thi` cái gọi là thân ở đây nó rất đơn giản, nó chỉ co`n thu gọn vào trong cái gọi là hơi thở thôi. Khi chúng ta co`n phàm tâm chấp nhất thi` thân của chúng ta co`n làm đủ thứ chuyện,nhiều chuyện cái cơ năng, đơn giản chừng nào thi` sẽ ít theo, Thi` trong phân tích đối với một hành giả tu cái gọi là thân của họ lúc bấy giờ nó gói gọn trong hơi thở, và hơi thở này sẽ được chấm dứt.
Co`n riêng về tầng sơ thiền có âm thanh tiếng động, cái gi` là âm thanh chính là mũi gai của sơ thiền, và chính tầm và tứ thi` tầm ở đây chính là giai đoạn tiên khởi xoay về tứ, trong bộ sách Patisambhida` của Ngài Buddhasgosa Ngài có đưa ra một ví dụ, Ngài nói rằng tầm nó giống như động tác mà hướng đến đóa hoa của con ong, co`n tứ là động tác bay quanh đóa hoa. Và nếu hôm nay các vị Phật tử trong rơom có điều kiện mua sách thi` quí vị hăy ti`m mua cho cuốn Cetasika. Qúi vị có thể tưởng tượng được rằng, là xưa đến giờ mi`nh học A Ty` Đàm, phần về sở hữu chẳng hạn như tầm là gi`, tứ là gi`, riêng cuốn này xin thưa với đại chúng là 400 trang, chỉ một cuốn này thôi, chỉ bàn về sở hữu thôi mà chưa hết, khi chúng ta rớt vào kho tàng A Ty` Đàm, chỉ riêng về sở hữu người ta viết hàng cuốn dày mấy trăm trang về sở hữu thôi.
Muốn hiểu khẩu hành là gi` thi` chúng ta phải hiểu tầm, nó là tiền định của tứ, tầm và tứ là một cặp, và tầm là gi`? Tứ là gi` ? nếu không có đầu tư y' thức, đó là ly' do tại sao mà gọi tầm tứ là cơ năng căn bản cho ngôn ngữ. Cho nên chúng ta thấy rơ rằng ở các tầng thiền bậc cao, đối với các bậc hành giả đă đạt tới tầng thiền bậc cao, khắc ngữ, khắc biểu thích nghĩa không co`n chú trọng như chúng ta nữa. Và nói gọn lại đối với tâm càng cao thi` càng đơn giản, càng đơn giản thi`nội tâm nhu cầu đời sống ít đi và đối với ai nhu cầu càng ít thi` người đó chắc chắn an lạc.
Ai hỏi chúng ta tại sao Đạo Phật cứ đoan chắc vào sự an lạc, xin thưa rằng càng tu thi` nội tâm càng đơn giản, càng đơn giản thi` càng ít nhu cầu. Hạnh phúc thay cho kẻ không có nhu cầu, cho nên trong Tiểu Bộ Kinh, kinh Pháp Cú dùng chữ.Na a`sa` nghỉa là người không ước vọng, co`n trong Trường Bộ Kinh Đức Phật Ngài dùng chữ Ariyapariyesana người không hy vọng thi`dù. Na a`sa` hay Ariyapariyesana không ước vọng hay không hy vọng đều chỉ cho thoả đáng thiên hạ đệ nhất cao thủ về hạnh phúc. Trên đời này có ai mà sướng cho bằng không có nhu cầu, tri túc tiện túc hà thời túc, biết đủ tự nhiên đủ, chờ cho nó đủ biết chừng nào nó đủ, vi` đủ hay không là do mi`nh thôi. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh biên
soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính