Ngày 07 tháng 08 năm 2004
A Tỳ
Đàm, Bài 14.1 Ngày 07
tháng 8 năm 2004
Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh
hiệu đính
Bài 14
Những Thuộc Tánh Tợ Tha
Sở Hữu Biệt Cảnh (Pakinnakacetasika)
Tầm (Vitakka)
II. Sở Hữu Biệt Cảnh (Pakinnakacetasika)
Sở hữu biệt cảnh là những sở hữu tâm chỉ có thể hợp với một số tâm nào đó mà thôi (không xuất hiện ở những tâm quả Dục giới vô nhân nhất là ở Ngũ song thức). Sở hữu biệt cảnh gồm có 6 sở hữu sau:
ooOoo
TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tôn Đức, và thưa qúi Phật tử. Chúng tôi xin bắt đầu cho phần dẫn nhập ngày hôm nay và cũng theo như chương tri`nh của TT Giác Đẳng đă sắp xếp cho chúng ta từ trước đến nay về bài học, nếu học Vi Diệu Pháp mà chúng ta chán thi` sẽ gặp trở ngại cho việc thu thập, do đó cho nên chúng ta học từng phần một, tức từng thuộc tánh để khi học bài học, và nghe buổi thảo luận của Chư Tăng chúng ta sẽ nhận biết được một cách rơ ràng.
Do vậy cho nên hôm nay chúng tôi chỉ giới thiệu về tâm sở tầm, là tâm sở thứ nhất trong 6 tâm sở biệt cảnh. Ở đây thưa qúi vị tâm, sở biệt cảnh gồm có 6 thứ, và 6 thứ tâm sở này được gọi là biệt cảnh, bởi vi` 6 tâm sở đó khi phối hợp với tâm, thi` nó không phải nhất thiết có mặt trong tất cả. Thí dụ như trong 121 tâm, thi` tâm sở tầm chỉ có mặt ở trong 55 tâm mà thôi, không thể nào có sự hiện hữu của tầm tâm sở hay của tứ tâm sở v.v... chính v́ thế cho nên mới gọi là biệt cảnh, biệt tức là riêng biệt, cảnh tức là đối tượng của tâm. Hay chữ biệt cảnh ở đây chúng ta đừng nghĩa như vậy nữa mà là tâm phối hợp được, có những phạm vi tâm sở không phối hợp được như vậy gọi là biệt cảnh.
Thật ra danh từ chúng ta gọi pakinnakacetasika tức là rải rác, y' nghĩa là cảnh riêng biệt, nhưng vi` từ xưa đến giờ chúng ta đă dùng theo chữ Hán Việt là biệt cảnh, thi` chúng ta phải hiểu rằng cái gi` rải rác đây đó, chỗ này chỗ kia, từng phần từng phần, thi` chúng ta phải liên tưởng rằng các tâm sở biệt cảnh nó thuộc về tâm sở tợ tha, vi` tâm sở tợ tha có 13 thứ, 7 thứ mà chúng ta đă vừa học qua và được gọi là tợ tha, vi` những tâm sở biệt cảnh này mặc dù nó phối hợp rải rác, nhưng có điều là đối với tánh chất của các tâm sở, hay các thuộc tánh biệt cảnh nó đi chung với tâm thiện, nó sẽ là bất thiện khi phối hợp với những tâm bất thiện, nó sẽ là vô ky' khi phối hợp với pháp vô ky'.
Về y' nghĩa tợ tha chúng ta đă từng được biết trong những bài học đă học đến, thi` trước hết chúng ta học về tầm tâm sở. Khi chúng ta đề cập đến vai tro` của tầm tâm sở, chúng ta cũng nên có sự suy xét một cách kỹ lượng về y' nghĩa này, bởi vi` tầm không chỉ đơn giản là y' nghĩa hướng tâm đến cảnh, và tầm trong suốt quá tri`nh sanh khởi tương ưng với tâm pháp, tầm đóng một vai tro` hết sức quan trọng. Chẳng hạn như bát chánh đạo, chính kiến, chính tư duy, nếu như tập như thế đó thi` tâm sẽ là tâm thiện, nếu tâm được phối hợp trong tâm bất thiện thi` gọi là tà tư duy chúng ta cần phải hiểu điều đó.
Ở đây thưa qúi vị, bây giờ chúng ta khoan nói đến vấn đề này, chúng ta sẽ có dịp để được bàn đến trong phần thảo luận, co`n bây giờ chúng ta ti`m hiểu về y' nghĩa của tầm tâm sở. Tầm tâm sở là một thành phần hành uẩn hay thuộc tánh tợ tha có chức năng hướng dẫn các danh uẩn đồng sanh ti`m đến đối tượng, hoặc chức năng hướng tâm đến cảnh. Trạng thái của tầm (vitakka) đóng vai tro` biết cảnh, tuy nhiên nhiệm vụ của con ong hướng ti`m bông hoa trong khu vườn, thi` sự hướng ti`m này được ví dụ như vai tro` của tầm trong tâm sanh.
Tâm và cảnh gặp nhau bởi vi` hướng tâm đến cảnh, tất nhiên làm cho tâm và cảnh gặp nhau, thi` trong trường hợp này chúng phải hiểu đây là một phận sự lakkham.arasa. Khi chúng ta nói đến hai khía cạnh trạng thái và phận sự rồi thi` chúng ta cũng nên biết thêm hai trạng thái khác, đó là sự hiện bày, hay sự thành tựu của tầm. Các nhiệm vụ hướng đạo, dẫn dắt tâm và các tâm sở đồng sanh với tầm có mặt tức là phải có cảnh, bởi vi` có cảnh mới có tâm sanh, mà hễ có tâm sanh thi` phải có tầm để hướng tâm đến cảnh đó. Đây là bốn khía cạnh của tầm tâm sở, khi chúng ta đề cập đến y' nghĩa của tầm tâm sở, chúng ta hiểu như thế rồi thi` biết tâm sanh nào có tầm và biết trong trường hợp nào tâm sanh không cần có tầm tâm sở.
Ở đây thưa qúi vị danh từ gọi là Vitakka cái sự suy nghĩ đến, hướng tâm đến, nên được dịch là tầm, nếu chúng ta nói y' nghĩa thông thường chữ vitakka tức là một sự suy nghĩ, nếu chúng ta nói theo nghĩa tạng kinh thi` chữ vitakka gồm có 6 loại, tức là sắc tầm, thinh tầm, hương tầm, vị tầm, xúc tầm và pháp tầm. Thi` tầm này chỉ là cảnh khí tâm hướng cảnh vị, tâm hướng đến cảnh xúc và hướng tâm đến cảnh pháp, chúng ta nói ở trong A Ty` Đàm được đề cập đến như một đơn vị thuộc tánh của tâm, cho nên nó có một y' nghĩa độc lập riêng biệt, có phận sự riêng biệt.
Chúng ta cũng nên biết là tất cả các tâm sở chứ không riêng về tầm tâm sở, tất cả những tâm sở khi có một số tâm sở, nếu như chúng ta biết tận dụng những tâm sở đó, thi` nó sẽ trở thành một pháp môn tu tập, cũng như tầm tâm sở cũng vậy, biết cách triển khai đặc tánh của tầm, thi` lúc bấy giờ chúng ta sẽ ứng dụng được dễ dàng, và đề tài này chúng tôi sẽ nói tiếp.
Bây giờ qúi vị biết rằng đối với những tâm không cần cảnh đó là ngũ song thức, tâm nhăn thức, nhĩ thức, thiệt thức, thân thức, khi có cảnh hiện bày thi` tự nhiên nhăn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức sanh khởi để biết cảnh chớ không cần phải có tầm, bởi vi` ngũ song thức tức là 5 đôi thức này biết cảnh một cách hết sức máy móc. Ở cảnh có mặt ngũ song thức không cần phải có tầm tâm sở phối hợp.
Thí dụ như trường hợp chúng ta đi ngoài đường ti`nh cờ ta nhi`n thấy cảnh tượng này, cảnh tượng nọ, hay người này người nọ, thi` sự nhi`n thấy đó không phải là sự hướng t́m để thấy, mà là sự ti`nh cờ chúng ta gặp thôi. Ti`nh cờ gặp những người qua lại đối với chúng ta thí dụ cũng giống như đối với cảnh vậy, hễ có cảnh tự nhiên có nhăn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức sanh khởi chứ không có một sự hướng ti`m.
Co`n đối với những tâm khác ngoài ngũ song thức, thi` nó phải có tầm dẫn dắt hướng tâm đến cảnh. Chúng ta cố ti`nh, chúng ta ti`m kiếm hay khi chúng ta đứng bên lề đường kiếm taxi để chúng ta đi, ngay trong lúc đó chúng ta cũng thấy những xe cộ chạy qua chạy lại, nhưng sự thấy đó không phải là do sự tầm kiếm. Có chiếc xe taxi và chúng ta gọi taxi ghé vào, thi` trong trường hợp này chúng ta ví dụ như chức năng của tầm khi đột khởi. Mà cái nhi`n thấy cái xe taxi do các tâm ngoài ngũ song thức thi` những tâm đó, tầm tâm sở trợ giúp cho những tâm đó hướng đến cảnh và biết cảnh có sự truy ti`m hướng đến.
Lại nói đến những loại tâm thiền chẳng hạn như tầng nhị thiền, 11 tâm nhị thiền, va` những tâm thiền chứng này tức là những tâm đáo đại, và một số tâm siêu thế. Những tâm thiền chứng đó lại không có tầm phối hợp, trong khi ba sơ thiền sắc giới và 8 sơ thiền siêu thế, những tâm sơ thiền đó lại có tầm, y' nghĩa này khác hơn trường hợp chúng ta dẫn chứng khi năy, là bởi vi` tâm ngũ song thức biết cảnh một cách máy móc tự tiện. Và ngũ thiền là các tầng thiền cao, sở dĩ không có tầm là bởi vi` các chi thiền tầm nó rất thô thiển.
Một vị hành giả khi tu tập, thoạt đầu thi` có sự hướng tâm đến đề mục tập trú vào một đề mục, đến khi hướng tâm đến đối tượng, vị này chứng được sơ thiền, sơ thiền đó thoạt đầu phải có tầm phối hợp, bởi vi` sự tập trú đó do chức năng của tầm dẫn dắt của chi tầm trong 5 chi thiền. Nhưng đến khi vị hành giả sau khi chứng được sơ thiền, vị hành giả đă thuần thục với đề mục, đă quá thuần thục với đối tượng, cho nên không cần phải có tầm nữa, nếu vị này đắc chứng thiền lần thứ hai, đắc chứng thiền lần thứ ba, đắc chứng thiền lần thứ tư, đắc chứng thiền lần thứ 5 v.v... thi` lúc đó tâm đă thuần thục không cần phải có tầm.
Chúng ta ví dụ như thế này, ví dụ một người mới đi vào một khu rừng lần đầu tiên, khi họ cảm thấy nóng nực họ hướng ti`m đến giếng nước hay gio`ng suốt và họ đến đó uống và tắm, thi` lần đầu tiên khi họ đến được con suối hay giếng nước, sự đi đến này bằng cách họ phải ti`m kiếm, phải hướng ti`m mới có thể gặp được. Nhưng khi người ấy đă quen đường đi nước bước, đă biết được vị trí của giếng nước hay con suốt của khu rừng nằm ở đâu khỏi phải đi ti`m kiếm nữa, khi họ muốn uống nước hoặc họ muốn tắm thi` liền tới nơi đó, bởi vi` họ đă quen thuộc đường đi rồi, họ đă biết được vị trí như thế nào rồi, thi` đối với vị hành giả sau khi chứng sơ thiền, thi` với đề mục đó vị này an trú thêm nữa, thuần thục hơn nữa, thanh tịnh hơn nữa vị này chứng đắc được nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, ngũ thiền v.v... Những bậc thiền cao sau đó không cần có tầm. Như vậy nói tóm lại tầm có vai tro` giúp cho các pháp đồng sanh, tức là các tâm sở tương ưng và thức uẩn hướng tâm đến cảnh.
Nhưng đối với ngũ song thức sở dĩ không có tầm là bởi vi` sự biết cảnh của ngũ song thức một cách máy móc, là sự ngẫu nhiên, là một sự ti`nh cờ, một sự tự nhiên là như vậy cho nên không cần phải có tầm, nó khác hơn sự vô tầm của các tâm dị thục. Chúng ta nói rơ ở hai điểm đó cũng đều là vô tầm cả, nhưng trạng thái vô tầm ngũ song thức là sự vô tầm, nó vô tầm là do quá thuần thục trong đề mục, hai điểm đó chúng ta cần phải học cho xong về tầm tâm sở. Chúng tôi xin tạm dừng bài giảng về thuộc tánh tầm trong 6 thuộc tánh tợ tha. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.