Ngày 31 tháng 07 năm 2004

 

Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

 

Bài 13

Những Thuộc Tánh Trợ Tha (TT)

Thuộc Tánh Biến Hành (Phần 6 Mạng Quyền - Ji`vitindriya)

Những điểm chính

· Thuộc tánh tợ tha là ǵ?

· Thế nào là thuộc tánh biến hành

· Thuộc tánh xúc

· Thuộc tánh thọ

· Thuộc tánh tưởng

· Thuộc tánh tư

· Thuộc tánh định

· Thuộc tánh mạng quyền

Thuộc tánh tác ư

13.1 Sở hữu tợ tha là những sở hữu không có đặc tính riêng biệt, chúng mang đặc tính của tâm mà chúng phối hợp; nếu hợp với tâm Thiện, th́ đặc tính của chúng là Thiện; nếu hợp với tâm Bất Thiện, th́ đặc tính của chúng là Bất thiện; nếu hợp với tâm Vô Kư, th́ đặc tính của chúng là Vô Kư. Sở hữu tợ tha được chia ra làm hai loại

ooOoo

 

TT Giác Đẳng: Xin Sư Uyên Minh hoan hỷ cho đại chúng biết một điều, ví dụ như chúng ta nói đến sắc mạng quyền như những cố chấp, như ở trong sắc pháp thi` chúng ta có sắc vật thực và sắc mạng quyền.  Sắc vật thực chúng ta cũng hiểu như những tố chất, và riêng về sắc mạng quyền được hiểu như sự gi`n giữ sự sống. Trong tâm pháp chúng ta có tứ thực, tứ thực đó tương đương với sắc vật thực ở trong vai tro` của nó, có phải là tố chất cho tâm pháp hay không? và nếu nó có yếu tổ chất khác như vậy, thi` riêng về sắc mạng quyền chúng ta thấy vai tro` của nó khác biệt như thế nào trong sự duy tri` hiện hữu của đơn vị tâm pháp?

 

ĐĐ Uyên Minh: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tăng, kính thưa qúi Phật tử. Ở trong Phât Giáo Truyền Thống, hệ Pali, đặc biệt trong A Ty` Đàm có một số khái niệm căn bản, chúng ta nghe rất quen tai. Nhưng có một điều những khái niệm đó nếu chúng ta không hiểu cho chính chắn, thi` rất dễ dàng đưa đến, một là hiểu mông lung mơ màng, hai là sự ngộ nhận đáng tiếc.

 

Thí dụ như khái niệm về nhân quả, đặc biệt qúi vị Phật tử cũng biết giáo ly' tứ đế của Đạo Phật, quan hệ nhân quả giữa khổ và tập,rồi nếu cần thi` chúng ta cũng sẽ nói quan hệ nhân quả giữa diệt và đạo.  Tuy mang tiếng về liên hệ nhân quả, nhưng quan hệ nhân quả của diệt đế và đạo đế, quan hệ nhân quả đó không giống với nhân quả trong khổ đế và tập đế.

 

 Cũng vậy sự tác động hay sự nuôi dưỡng của các nhân và quả đối với nhau, trong nhiều trường hợp nó có thể giống nhau về y' chung, y' lớn, y' đại lượt.  Nhưng trong chi tiết có thể khác, chẳng hạn như chúng ta thấy mối quan hệ giữa sắc vật thực và sắc mạng quyền, một người học A Ty` Đàm chắc chắn sẽ biết một điều rằng, sắc vật thực chính là những dưỡng tố nào mà nó có tác dụng nuôi lớn, duy tri` kéo dài tuổi thọ đời sống sắc pháp của tấm thân sinh ly' của chúng ta, thi` đó gọi là sắc vật thực.

 

Như quí vị học pali, qúi vị cũng thấy rằng chữ àhàra từ chữ căn àhà, àhà là đem đến hay mang lại, nó đem đến, mang lại cái gi`? cái gi` mà nó đem lại, nó mang đến, đem lại sức sống cho tấm thân của chúng sanh thi` cái đó được gọi là àhàra tức là vật thực.  Rồi chính những cơm bánh, rồi trái cây rau quả chúng ta ăn vào, nó mang lại dưỡng tố nuôi lớn tấm thân của chúng ta, và sắc vật thực được xem như là nhịp cầu chung chuyển cho tấm thân của chúng ta, thông qua những sắc vật thực. 

 

Sắc mạng quyền chính là sức sống, chúng ta có thể hiểu một cách nôm na theo hi`nh ảnh của thời đại bây giờ, thi` sắc mạng quyền nó giống như là khả năng vận hi`nh của một máy.  Co`n sắc vật thực giống như điện, giống như săng cho động cơ máy, chúng ta có thể hiểu như vậy. Nhưng khả năng vận hi`nh được, khả năng co`n chạy được, co`n  vận động được của máy thi` khả năng đó được gọi là sắc mạng quyền.  Thi` ở đây, khi nói về sở hữu mạng quyền, chúng ta cũng có thể y cứ trên môt khía cạnh nhân quả đó mà hiểu nếu là sắc pháp. 

 

Tức là trong đời sống vật chất của chúng sanh, sắc vật thực nó có chức năng nuôi lớn sắc mạng quyền, và sắc mạng quyền trở thành chất nhựa sống, hay chất kích tác cho tấm thân mi`nh như thế nào, thi` trong đời sống tâm pháp cũng vậy.  Sở hữu mạng quyền có chức năng duy tri`, thi` nó kéo dài, nó trở thành một sức sống cho các sát na có thể tồn tại trong suốt ba tiểu giai đoạn đó là sanh trụ và diệt.  Hết sát na này nó qua sát na khác, thi` cái đó gọi là sở hữu mạng quyền. 

 

 Và như chúng ta đă thấy, nếu sắc quyền có sắc vật thực là tố chất nuôi dưỡng, thi` bên cạnh đó khi nói về đời sống tâm pháp, sở hữu mạng quyền  cũng được nuôi dưỡng bởi các danh pháp đồng sanh.  Ở đây các vị nào học A Ty` Đàm phần duyên hệ, các vị thấy, gọi là các pháp đồng sanh thi` trong Đạo Phật truyền thống có một điểm rất  đặc biệt. Đức Phật dạy rằng không có một cái gi` trên đời là một cá thể đơn thuần, mà có thể tồn tại độc lập.   Chúng tôi xin nhắc lại nguyên tắc đó, không có một cá thể nào trên đời này có thể tồn tại một cách đơn thuần độc lập, mà không nhờ đến sự tương tác, sự kích tác của các pháp đồng sinh với nó.  Có ít nhất cũng là 5, 3 cái nhân tố, chứ trên đời này không có một cái gi` là một cội nguồn duy nhất, và chung nhất cho tất cả các pháp.  

 

Do đó đời sống tâm pháp được duy tri`, được kéo dài, nó được sinh diễn thông qua sự nâng đỡ của tâm sở mạng quyền.  Và tâm sở mạng quyền này, nó cũng như  bao nhiêu pháp hữu vi khác trên đời, có nghĩa đă hữu vi có nghĩa rằng bản thân nó tồn tại sinh diệt phải nhờ vào vô số nhân duyên. Mà ở đây chúng ta thấy rằng  trong tứ thực, thi` ngoài đoàn thực tức là cái vật thực nó thuộc về sắc pháp, thi` ba cái co`n lại đó là xúc thực,tư niệm thực, và thức thực.  Tức là nếu chúng ta cần thi` chúng ta cũng có thể nói rằng ba danh thực này, nó có chức năng hổ trợ cho tâm sở mạng quyền.

 

 Tuy nhiên nếu cần thi` chúng ta nói như vậy, nhưng nếu nói một cách cho đầy đủ, thi` chúng ta chỉ việc nói cái gi` nâng đỡ đời sống tâm pháp của chúng sanh, kéo dài qua hết giây phút này qua giây phút khác, và thậm trí cả một đời người, chúng ta sẽ nói rằng cái mà giúp cho các chuỗi tâm ly' của chúng sanh được kéo dài, đó chính là tâm sở mạng quyền. 

 

Cái gi` nâng đỡ cho tâm sở mạng quyền, thi` chúng ta nói rằng; một là chúng ta nói đó là ba cái danh thực co`n lại, hai là chúng ta nói rằng đó là các pháp đồng sanh.  Bởi vi` chúng ta thấy trong 13 sở tợ tha nó gồm có các sở hữu biến hành và các sở hữu biệt cảnh.  Đă nói là biến hành thi` trong bất cứ nơi đâu và lúc nào thi` bên cạnh sở hữu mạng quyền cũng co`n có nhiều những cái tâm sở đồng sanh khác.  Không có trường hợp tâm sở nào đó chỉ xuất hiện một mi`nh, và cũng không có trường hợp tâm xuất hiện mà không có tâm sở, và cũng không có trường hợp tâm sở xuất hiện mà không có tâm, và cũng không có trường hợp nào tâm mà chỉ có một tâm sở, trường hợp đó cũng không có. 

 

Nếu phân tích tận cùng như vậy rồi, thi` hỏi rằng mối tương quan giữa sắc vật thực, và sắc mạng quyền có giống như  mối tương quan giữa ba danh thực đó đối với tâm sở mạng quyền hay không?

 

Thi` chúng ta có thể có hai cách trả lời:

 

1) một là ba danh thực là xúc thực, tư niệm thực và thức thực nó là một nguồn động lực, những tố chất nuôi dưỡng đời sống của sắc mạng quyền.

 

2) và ngược lại những pháp nói một cách đầy đủ và hoàn bị nhất thi` các pháp đồng sanh, tức là những yếu tố tâm ly' mà nó xuất hiện cùng lúc với sắc mạng quyền, chúng đều có chức năng là nâng đỡ sắc mạng quyền.

 

 Cho nên ở đây chúng ta khi học về A Ty` Đàm nói riêng, về Phật học nói chung, nhận ra một điều rất độc đáo, đó là khi học về A Ty` Đàm, chẳng hạn như sáng nay chúng ta học về tâm sở, rồi mai này chắc chắn sẽ có lúc chúng ta học về hệ thống giáo ly' nhân duyên hệ.  Thi` duyên sinh và duyên hệ, chúng ta thấy A giúp cho B, C giúp lại cho A, A giúp cho D cho H, và H lại giúp cho A, nói như vậy có nghĩa rằng ở trong đạo Phật ngay trong một buổi sáng chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ học về sắc mạng quyền thôi đâu có gi` đâu mà sâu. 

 

Nhưng xin thưa, nếu chúng ta để y' một chút thôi, chúng ta sẽ thấy cả một giáo ly' nhân quả, cả một giáo ly' tứ đế, cả một giáo ly' tam tướng, cả một giáo ly' về uẩn, về xứ, về giới vế đế rất xâu sắt trong đó.  Chúng ta thấy sắc mạng quyền có chức năng nâng đỡ đời sống tâm pháp chúng sanh, nhưng bản năng nó không phải là có cá thể đơn thuần, có tồn tại độc lập. Mà sự sanh diệt của nó co`n phải tùy thuộc vào các nhân duyên khác, cho nên phải nói rằng khi học A Ty` Đàm, dầu chỉ học về một sát na tâm thôi, học về một sát na sắc pháp thôi, cũng có nghĩa là chúng ta mở cửa bước vào một cảnh giới gọi là hoàng viễn ảo diệu của đạo Phật.  Cho nên trong câu trả lời câu hỏi của TT Giác Đẳng vừa nêu thi` Uyên Minh nhắc lại hai y' chính.

 

1) Chúng ta phải xác định lại cái gọi là khía cạnh tương tác, hay tác động giữa các pháp với nhau.  Đôi khi trong trường hợp A cũng là tác động đó, nhưng sự tác động đó hơi khác so với trường hợp B, đó là điều thứ nhất, chẳng hạn như khía cạnh nhân quả trong tứ đế, khía cạnh tương tác nhân quả giữa khổ đế và tập đế, nó không giống như y' nghĩa nhân quả trong đạo đế và diệt đế, đó là gợi y' thứ nhất.

 

2) Đối với sắc mạng quyền có chức năng nâng đỡ các pháp đồng sanh, và ngược lại chính pháp đồng sanh cũng có chức năng đỡ, và nói như vậy có nghĩa rằng sáng hôm nay chúng ta chỉ học về một vấn đề thôi, đó là vấn đề tâm sở mạng quyền, nhưng nếu chúng ta lắng tâm một chút, chúng ta chịu khó bắt đầu một chút, chúng ta sẽ mở ra đó một phương tiện rất cao rộng.

 

Uyên Minh xin dừng tại đây. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.