Ngày 31 tháng 07 năm 2004
Minh
Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu
đính
Bài 13
Những Thuộc Tánh Trợ Tha (TT)
Thuộc Tánh Biến Hành (Phần 6 Mạng Quyền - Ji`vitindriya)
Những điểm chính
· Thuộc tánh tợ tha là ǵ?
· Thế nào là thuộc tánh biến hành
· Thuộc tánh xúc
· Thuộc tánh thọ
· Thuộc tánh tưởng
· Thuộc tánh tư
· Thuộc tánh định
· Thuộc tánh mạng quyền
Thuộc tánh tác ư
13.1 Sở hữu tợ tha là những sở hữu không có đặc tính riêng biệt, chúng mang đặc tính của tâm mà chúng phối hợp; nếu hợp với tâm Thiện, th́ đặc tính của chúng là Thiện; nếu hợp với tâm Bất Thiện, th́ đặc tính của chúng là Bất thiện; nếu hợp với tâm Vô Kư, th́ đặc tính của chúng là Vô Kư. Sở hữu tợ tha được chia ra làm hai loại
ooOoo
TT Giác Đẳng: Kính bạch Qúi Ngài và thưa qúi vị, như chúng ta đă nói trong bài học trước, là những tâm sở trong nhóm gọi là nhóm tâm sở biến hành, và cũng nằm trong tâm sở tợ tha. Nhóm biến hành này đặc biệt quan trọng, có thể nói rằng mỗi tâm sở như vậy là đề tài lớn trong Phât học. Trong bài học này chúng ta nói đến tâm sở, có lẽ đối với chúng ta ngày nay nó là một khái niệm rất bi`nh thường, nhưng cứ tưởng tượng cách đây 25 thế kỷ, đối với người Ấn Độ thời bấy giờ, thi` tâm sở này là một khái niệm rất mới.
Khi A Ty` Đàm đề cập đến tất cả danh pháp và sắc pháp, những sự hiện hữu của tâm ly' và vật ly' đều đ̣i hỏi một yếu tố, yếu tố đó là duy tri` các mạng căn của sự hiện hữu đó. Thi` đối với vật chất chúng ta dễ hiểu, ví dụ như một ngọn lửa đang cháy, hay một cây đang sống, hay bất cứ sự hiện hữu nào trong cuộc đời này, thường thường chúng ta mường tượng như cái gi` hữu cơ thi` nó mới cần đến mạng quyền. Nhưng thật sự dù là vô cơ, hay hữu cơ, dù là vật ly' hay tâm ly', tất cả điều đó đều cần yếu tố để tồn tại, điều đó đạo Phật gọi là mạng quyền.
Vi` vậy trong bài học này có dịp chúng ta sẽ nhi`n qua một yếu tố mà chúng ta gọi là danh mạng quyền, tức là sự nuôi dưỡng, sự gi`n giữ tồn tại, sự hiện hữu của tâm pháp. Trường hợp mạng quyền ở đây được tính là một tâm sở , ở trong tâm sở biến hành, tức là tâm sở có mặt ở trong tất cả mọi thứ. Xin được cung thỉnh Đ Đ Uyên Minh.
TT
Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính Bạch Chư Tôn Đức, thưa qúi Phật tử,
bài học hôm nay chúng ta sẽ học về thuộc tánh mạng
quyền hay tâm sở mạng quyền J`ivitindriya là một
trong bảy tâm sở tợ tha biến hành, được
gọi là mạng quyền thi` chúng ta cũng biết đây
là thứ tâm sở hết đặc biệt của sắc
pháp, do nhờ tâm sở mạng quyền và sắc mạng
quyền. Như vậy mạng
quyền có hai thứ là mạng quyền danh, tức mạng
quyền thuộc tánh của danh uẩn, co`n mạng quyền
sắc, tức sắc do nghiệp tạo, có lẽ một
ngày gần đây chúng ta sẽ học sắc mạng quyền
Đ Đ Uyên Minh: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tôn Đức, kính chào qúi Phật tử. Chúng tôi xin tiếp tục buổi giảng của TT Trí Siêu vừa bị gián đoạn, để tri`nh bày đôi điều mà chúng ta cần lưu y' khi nói đến mạng quyền. Khi năy TT Trí Siêu có nhắc sơ cho chúng ta rằng, đời sống của chúng sanh dầu trong ba giới bốn loài, thi` cũng chỉ gói gọn trong hai đời sống thôi, đó là đời sống của tâm pháp và đời sống của sắc pháp.
Đời sống sắc pháp tức là tấm thân sinh ly' của chúng ta nó có tồn tại được hay không, thi` nó cũng phải nhờ vào chất nhựa sống, cái nhựa sống đó là khả năng tự tồn, khả năng sống co`n, khả năng đó của sắc pháp được gọi là sắc mạng quyền. Nhưng trong đời sống tâm pháp, chúng ta học vật ly' cũng thấy rằng không có gi` trên đời này tự nó không có năng lượng mà nó có thể tồn tại.
Một vật thể được gọi là vật thể, tại vi` ít nhất nó có hai khía cạnh, một là nó có choáng chỗ trong không gian, tức là nó có dung tích, có một thể tích, và thứ hai nó phải có nguồn năng lượng. Và y cứ tối thiểu vào hai cơ sở này, thi` một vật thể mới được gọi là một vật thể.
Đời sống tâm pháp hay đời sống sinh ly' của chúng ta cũng vậy thôi, cái được gọi là một chuỗi dài trong đời sống tâm thức của chúng sanh, dầu đó là đời sống nội tâm của Đức Phật, hay đời sống nội tâm của kẻ phàm phu, đời sống nội tâm của con người, hay đời sống nội tâm của con sâu cái kiến đi nữa, thi` cái được gọi là đời sống tâm pháp đó hoàn toàn thiết yếu, phải y cứ vào một chất nhựa sống.
Như khi năy qúi vị đă nghe TT Giác Đẳng tri`nh bày, đối với chúng ta bây giờ, với ánh sáng soi của khoa học hiện đại, chúng ta có kiến thức về hoá chất, kiến thức về vật ly' và về nhiều những ngành khác như thể là thổ ngữ học, về thiên văn, về sinh học v.v...... thi` không nói gi`. Nhưng chúng ta hăy tưởng tượng cách đây ngược gio`ng thời gian 25 thế kỷ về trước, Đức Thế Tôn đă phân tích một cách rất tinh tường, rất cặn kẽ, chi ly, chi tiết và rất rơ ràng minh bạch về cái gọi là thế giới tồn tại của cái chúng ta mà gọi là đời sống tâm linh nó là tâm pháp.
Thi` tất cả những buồn vui của chúng ta, tất cả những tư tưởng thiện ác của chúng ta, sở dĩ nó tiếp tục, nó trực tiếp nối hết sát na này qua sát na khác, thi` tố chất, tạm dùng tố chất, thật ra trong đời sống tâm pháp mà mi`nh sài tố chất thi` nó không ổn đâu. Nhưng mi`nh tạm dùng tố chất, chất nhựa hay khả năng tự tồn hay khả năng sống co`n của mỗi sát na đại, gồm ba sát na tiểu, và nó cứ tiếp tục nối tiếp hết sát na này đến sát na khác, hết thiện qua ác, hết tham qua ưu, hết buồn qua vui, hết vui qua buồn v.v....
Toàn bộ một chuỗi dài miên viễn triền miên trong đời sống của chúng ta, nó được kết nối bằng nguồn động lực, và nguồn động lực đó được Đức Phật gọi một thuật ngữ là j`ivitindriya, jivit là đời sống, indriya là tố chất căn bản hay là tố chất trọng yếu. Tiếng Anh người ta gọi là viability tức là năng lực sống mà lúc năy chúng tôi dùng chữ là khả năng tự tồn. Bởi vi` chúng ta cũng biết rằng không có gi` trên đời này tự nó có mặt, tự nó hiện hữu, tự nó tồn tại, mà không nhờ vào một yếu tố hay một động cơ, một động lực nào thúc đẩy, và ở đây động cơ đó, động lực đó được Đức Phật gọi tên là sở hữu mạng quyền.
Không rơ rằng chúng tôi tri`nh bày có đủ phân nửa hay một góc tư về đề tài sáng nay về sở hữu mạng quyền không. Nhưng trước hết để khỏi mất thi` giờ của đại chúng, chúng tôi xin dừng tại đây. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Minh
Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu
đính