Ngày 24 tháng 07 năm 2004

 

Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

 

Bài 13

 

Những Thuộc Tánh Trợ Tha(TT)

Thuộc Tánh Biến Hành (Tư - Cetanà)

Những điểm chính

1        Thuộc tánh tợ tha là ǵ?

2        Thế nào là thuộc tánh biến hành

3        Thuộc tánh xúc

4        Thuộc tánh thọ

5        Thuộc tánh tưởng

6        Thuộc tánh tư

7        Thuộc tánh định

8        Thuộc tánh mạng quyền

Thuộc tánh tác ư

13.1 Sở hữu tợ tha là những sở hữu không có đặc tính riêng biệt, chúng mang đặc tính của tâm mà chúng phối hợp; nếu hợp với tâm Thiện, th́ đặc tính của chúng là Thiện; nếu hợp với tâm Bất Thiện, th́ đặc tính của chúng là Bất thiện; nếu hợp với tâm Vô Kư, th́ đặc tính của chúng là Vô Kư. Sở hữu tợ tha được chia ra làm hai loại

ooOoo

 

TT Giác Đẳng: Kính thưa qúi vị, hôm nay chúng ta có một đề tài rất quan trọng, đó là tư tâm sở. Tâm sở tư được xem như yếu tố chính cho sự tạo tác của nghiệp.  Kính bạch TT Trí Siêu, chúng ta được biết yếu tố tạo ra nghiệp nó nằm ở mạnh, yếu, rơ nét hay không rơ nét  tâm sở tư, tức là chủ tâm.  Như Sư Trưởng vừa tri`nh ba`y khi năy, y' kiến của HT Bửu Chơn, cho dù đối với nghiệp vô y', một vị Hoàng Tử dương cung bắn một cái hoa, tuy rằng không cố y' bắn con sâu trong cái hoa đó, nhưng có chủ tâm bắn tức là có cetanà, có chủ tâm bắn cái hoa.

 

Bạch TT Trí Siêu, trong yếu tố tạo ra quả nặng của thiện nghiệp và bất thiện trong A Ty` Đàm cho chúng ta thấy, ví dụ như thọ hỷ hay thọ xả.  Tức là chúng ta nói đến tâm sở thọ hợp trí, hay ly trí, hợp tà hay ly tà.  Tức là đi với trí tuệ hay không đi với trí tuệ, đi với tà kiến hay không đi với tà kiến.  Rồi chúng ta nói đến vô trợ và hữu trợ, tức là có sự thúc đẩy hay làm một cách nhậm lẹ không có trù trừ,  những yếu tố này làm cho tác y' mạnh hoặc yếu. 

 

Kính bạch TT Trí Siêu, trong đời sống hàng ngày của chúng ta đối với một người Phật tử có vô số nghiệp do mi`nh tạo.  Ví dụ buổi sáng sớm một người ra xe đề máy xe, để chạy đến sở, lộ tri`nh 20 phút thế nào cũng có cán lên con này, con kia, hoặc lớn hoặc nhỏ. Hay chúng ta đi làm việc, rồi đóng thuế cho chính phủ một quốc gia như Hoa Ky`, thi` chắc chắn rằng mi`nh hiểu một phần ngân sách, mà tiền thuế đóng vào dùng để cho quốc pho`ng, dùng để mua sắm vũ khí để trang bị để điều hành ngành quốc pho`ng, chắc chắn chúng ta không thể tránh khỏi những cái gọi là những nghiệp vô y' trong đời sống.

 

Thi` phải chăng trên quan niệm của nghiệp báo, và quan niệm của A Ty` Đàm, mà chúng ta thấy việc tạo tác trong đời sống chắc chắn chúng ta không thể tránh khỏi, cho dù chúng ta nói chúng ta không làm gi` hết, ngồi khoanh tay, cột tay, cột chân lại, thi` luôn luôn là chúng ta có sự tạo tác nghiệp phải chăng. Câu hỏi này rất quan trọng để chúng ta bàn đến một câu kế tiếp.

 

Bạch TT Trí Siêu, nếu có một người nói với TT, là để tránh khỏi nghiệp thi`  không tạo gi` hết,  mi`nh cứ ở nhà đóng cửa lại, mi`nh không tạo tác gi` hết, thi` người đó có thể tránh được trường hợp tạo nghiệp không? hay người đó chắc chắn phải tạo nghiệp, cho dù là cuộc sống có đơn giản, có hạn chế đến đâu đi nữa, thi` chắc chắn trong đời sống của chúng ta tạo tác, có nghĩa nói một cách khác, nghĩa là gio`ng tư tưởng, gio`ng tư duy của chúng ta trong bất cứ giây phút nào, thời điểm nào,  đều mang mầm móng của sự tạo nghiệp. Xin thỉnh TT Trí Siêu hoan hỷ xác nhận điều đó trước khi chúng ta đi xa hơn. Xin thỉnh TT.

 

TT Trí Siêu: kính bạch Chư Tôn Đức, kính bạch TT Giác Đẳng, kính thưa qúi vị, về vấn đề TT Giác Đẳng vừa nêu lên, ở đây chúng tôi xin tri`nh bày về nghiệp vô y' hay nghiệp cố y'.

 

Thật ra chữ cố y' hay vô y' , ở đây chúng ta nên biết một người hành động đưa đến một hậu quả như làm cho chúng sanh khác chết v.v... Nhưng trong cách làm của họ, họ không có mục đích đó, họ không nhắm vào sự kiện đó, họ chỉ nghĩ đến mục đích khác, nhưng tại vô ti`nh mà ảnh hưởng.

 

 Như chúng ta đi trên đường, chúng ta không cố ư, trên mặt đất có rất nhiều côn trùng, và khi đó chúng ta đạp chết, dẫm chết những côn trùng này, thi` trường hợp này gọi là vô y'.

 

Nhưng thật ra tâm của chúng ta luôn luôn trong sự diễn tiến xuyên qua các lộ tri`nh, để tâm lộ sanh khởi bất cứ là tâm nào thi` cũng có cetanà cả, chứ không phải là có lúc có, có lúc không, cho nên trước hết chúng ta phải hiểu chữ vô y' và cố y'.  Chúng ta đừng hiểu rằng cố y' tức là có sở hữu tư và vô y' là không có sở hữu tư, chúng ta không nói như vậy.

 

Và ở đây sở dĩ có trường hợp gọi trọng nghiệp, thường nghiệp, cận tử nghiệp, khinh tiểu nghiệp.  Thi` khinh tiểu nghiệp đó không phải vô y', không có Tư (cetanà) làm hại cho phía bên này. 

 

Ví dụ một người đang đốn cây, họ dùng một cái búa để chặt nhánh cây, thi` sự cố ti`nh để búa  chặt nhánh cây, nhưng vi` trong lúc làm sơ y' để búa tạt ngang và trúng chân của họ, trường hợp đó chúng ta gọi trường hợp vô y', sự cố y’ ở đây là cố y’ chặt cây. 

 

Ỡ đây trong trường hợp  chúng sanh tạo nghiệp, nếu  thuộc nhẹ nhàng, quả rất nhẹ nhàng, rất muội lượt không phải như trường hợp trọng nghiệp hay thường nghiệp, hoặc cận tử nghiệp.  Khinh tiểu nghiệp ở đây được nói đến,  khi mi`nh tạo thiện nghiệp hay nghiệp bất thiện nhắm vào một đề tài khác, một đối tượng khác, một sự kiện khác.  Nhưng rồi trong lúc hành động đó nó lại tạc ra một bên, hành động này làm ảnh hưởng đến chúng sanh khác, làm khổ chúng sanh khác hay làm chết chúng sanh khác, thi` đây được gọi là khinh tiểu nghiệp. Khinh tiểu nghiệp có thể trổ quả khi không có trọng nghiệp, không có thường nghiệp, không có cận tử nghiệp thi` khinh tiểu nghiệp nó mới len lỏi lên để mà nó phát sanh quả được.

 

 Co`n một trường hợp thứ hai nữa tức sự oan trái, một sự oan trái đó nếu đồng thời với trạng thái tâm bất thiện của người hành động, thi` như vậy sự oan trái đó nó thành tựu.  Như khi chúng ta đi trên con đường, tâm của chúng ta đang suy nghĩ về những thiện pháp, bước đi vô y’ này nó đồng sanh trong lúc chúng ta đang suy nghĩ pháp, thi` như vậy dầu cho chúng sanh kia đang oằn oại, đang hấp hối thi` có cột oan trái đi nữa thi` cũng khó . 

 

Co`n nếu như trong trường hợp Đức Bồ Tát trong kiếp tiền thân của Ngài, Ngài có sự cố y’ hủy hoại bông hoa, và trong bông hoa đó có một con sâu, con sâu này bị bắn nhằm mũi tên, và bởi vi` ngay trong lúc hành động này, mũi tên được bắn ra thi` Bồ Tát đă có một sự cố y’ là hủy diệt bông hoa, tàn hại bông hoa của một con sâu đang có sự oan trái, thế là nó tác thành quả nghiệp.

 

Co`n theo chúng tôi thi` những trường hợp khác, nếu có một trí hướng khác, chứ không phải tâm bất thiện ngay trong lúc đó, thi` khó có thể tác thành nghiệp được, ở đây chúng ta cũng có tâm sanh diệt hàng triệu triệu sát na đó có hàng trăm ngàn lộ tri`nh tâm, mỗi một lộ tri`nh tâm như vậy thi` chúng ta biết đó, có 7 thứ tâm lộ sanh khởi gọi là 7 tâm lộ động lực javana.  

 

Thi` ở đây Đức Bồ Tát tiền thân của Đức Phật, khi Ngài đang dạo chơi trong khu vườn, và Ngài bắn hông hoa, việc đó chúng ta gọi là việc cố y’, nhưng tại sao nó trổ quả, thi` ở đây thưa qúi vị, vi` có sự tương ưng giữa hai thái độ, một là ngay trong lúc đó trạng thái tâm sân của vị Hoàng tử Bồ Tát này, là một trạng thái tâm sân, trạng thái tâm bất thiện, bởi vi` có sự cố y’ phá hoại bông hoa, và đồng thời lúc đó cũng có sự oan trái từ nơi con vật bị hại là con sâu ở trong bông hoa đó, vi` vậy cho nên nó tác thành nghiệp.  

 

Và chỉ một vài trường hợp như thế, nó mới có sự hoà nhập với nhau ở hai sự việc chủ quan và khách quan.  Chứ co`n nếu như tất cả những cetanà phối hợp trong tâm đổng lực đều tạo thành nghiệp, thi` trong trường hợp này đối với chúng ta là cả một vấn đề nguy hiểm, bởi vi` trong mỗi một giờ, một phút, mỗi một giây, trong một tích tắc như vậy, có hàng trăm hàng ngàn lộ tri`nh tâm và tâm đổng lực javana. Mà tâm đổng lực thi` tạo quả, nếu như vậy thi` chúng ta sẽ không bao giờ được yên ổn, bởi vi` quả của tâm đổng lực tạo thành sanh báo nghiệp, hay hiện báo nghiệp, hoặc hậu báo nghiệp, nó sẽ dồn dập tới tấp, đằng này thi` có những thứ nó bị vô hiệu hóa chúng ta gọi ahosikamma tức là vô hiệu nghiệp.

 

Cho nên ở đây chúng ta cần phải hiểu rằng mặc dù mỗi thứ tâm sanh khởi đều có cetanà, và cetanà đó chúng ta vẫn được biết là đă tác thành nghiệp.  Thế nhưng cũng có một số ly’ do, một số sự kiện, một số điều kiện  khiến cho cetanà không tạo thành quả nghiệp được, đó là vấn đề  chúng ta cần phải lưu y’ như thế.  Và ở đây chúng tôi chỉ xin được tri`nh bày một cách tóm tắt về câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi của TT Giác Đẳng. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính