Ngày 23 tháng 07 năm 2004

 

Minh Hạnh biên soạn & C ô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

 

Bài 13

 

Những Thuộc Tánh Trợ Tha(TT)

Thuộc Tánh Biến Hành (Tưởng - San~n~à)

Những điểm chính

1        Thuộc tánh tợ tha là ǵ?

2        Thế nào là thuộc tánh biến hành

3        Thuộc tánh xúc

4        Thuộc tánh thọ

5        Thuộc tánh tưởng

6        Thuộc tánh tư

7        Thuộc tánh định

8        Thuộc tánh mạng quyền

Thuộc tánh tác ư

13.1 Sở hữu tợ tha là những sở hữu không có đặc tính riêng biệt, chúng mang đặc tính của tâm mà chúng phối hợp; nếu hợp với tâm Thiện, th́ đặc tính của chúng là Thiện; nếu hợp với tâm Bất Thiện, th́ đặc tính của chúng là Bất thiện; nếu hợp với tâm Vô Kư, th́ đặc tính của chúng là Vô Kư. Sở hữu tợ tha được chia ra làm hai loại

ooOoo

TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi vị, một cách rất ti`nh cờ là những bài học về tâm sở biến hành hay những đề mục tánh hạnh, chúng ta học thuộc tánh tự tha, tất cả đều là những đề tài lớn trong Đạo Phật, dù A Ty` Đàm hay kinh tạng cũng vậy.

 

Chúng ta đă đi qua phần xúc, và thọ hôm nay nói đến tưởng  ngày mai nói đến tư. Tất cả những đề tài đó đều là những đề tài mà một người Phật tử không thể không lưu tâm khi nghiên cứu vào Đạo Phật.  Thật ra thi` đề tài này được bắt đầu với nhi ều câu hỏi hơn câu trả lời, thi` chắc chắn rằng TT Trí Siêu, với tư cách vị Giảng Sư chính của chương tri`nh hôm nay sẽ có một số định nghĩa căn bản.  Nhưng thưa qúi v ị chúng tôi sẽ có một vài gợi y' để chúng ta sẽ thảo luận trong buổi học ngày hôm nay.

 

Trước nhất chữ tưởng có thể định nghĩa là tưởng tượng hay không?  Khi chúng ta nói đến tưởng là chúng ta nói đến chữ tưởng tượng, vi` chữ tưởng tượng như một sự suy diễn như điều mà chúng ta cần gọi là imagination. Thi` chữ tưởng có dùng với chữ tượng hay không.

 

Chúng ta cũng có một câu hỏi khác, vấn đề khác liên quan đến chữ tưởng và ky’ tính của chúng ta. Lấy ví dụ như trí nhớ, thường thường chúng ta quan niệm một người học là có thể nhớ được bài học, nhớ được từ vựng, nhớ được những gi` mi`nh đă học.  Và do trí tuệ và trí nhớ đó đối với chúng ta là một việc rất quen thuộc. 

 

Nhưng trong A Ty` Đàm lại nói đến tưởng, nói đến trí, đó cũng là một điều chúng ta phải phân biệt.  Riêng về phương pháp hành, một bài kinh danh tiếng tức là Ovàda Ànanda   Đức Phật Ngài đă dậy chữ tưởng như là tưởng về vô thường, tưởng về khổ năo, tưởng về yểm ly,  tưởng về đoạn diệt.  Chữ tưởng đó lại có một y' nghĩa hết sức hệ trọng đối với phương diện pháp hành. Một hành giả có thể nhiếp quán được tâm tư của mi`nh đối với các đề mục như thế nào. 

 

Có thể nói rằng chung quanh câu chuyện về chữ tưởng, nó là một trong những đề tài không phải chỉ thú vị, mà đặc biệt quan trọng, khi một người Phật tử đào sâu vào kinh điển của Đạo Phật.

 

Như chúng ta không làm cho mi`nh bối rối với những câu hỏi khác nhau của bài học, chúng ta hăy vào bài học từ căn bản, trước nhất định nghĩa  chữ tưởng, và đồng thời chúng ta cũng ti`m hiểu thuộc tánh tưởng, hay  tâm sở tưởng, vai tro` phận sự của đối với các công việc trên như thế nào.   Chúng ta cũng nhớ một điều rằng trong bốn danh uẩn trong ngũ uẩn, tưởng uẩn được nêu lên như một vai tro` nổi bật.

 

Chúng tôi xin được định nghĩa về chữ tưởng không phải chỉ đơn giản là nhớ hay hồi tưởng, mà trong đạo Phật có chữ tưởng (San~n~à ) có nghĩa là nhận thức hiện tại do kinh nghiệm từng trải qua,  tức là biết cái đă từng biết.  Hay nói một cách khác, chúng ta dựa trên cái gi` chúng ta trải qua để lănh hội thực tại, cái gi` chúng ta đă trải qua có rất nhiều điều.  Đại để những gi` thấy hay nghe, ngửi, nếm, đụng, suy tư, nhưng bên cạnh đó co`n một yếu tố khác đặc biệt quan trọng, chúng ta phải nói tại đây là cái gi` mi`nh đă hấp thụ, cái gi` mi`nh đă tiếp nhận  trong quá khứ kể cả văn hoá, kể cả kinh nghiệm từng trải v.v... 

 

thưa qúi vị chữ tưởng trong Đạo Phật được hiểu rất rộng, và chúng ta không ngạc nhiên khi người ta định nghĩa, người ta dịch chữ San~n~ à trong tiếng Anh thường thường dịch là perception.  Chữ perception được hiểu như nhận thức hay lănh hội, thật ra chữ perception đó không đủ để nói lên chữ San~n~à của Đạo Phật, nhưng chữ perception chúng ta nói đến trong Anh ngữ, được hiểu như một cách nhận thức do chúng ta y cứ trên một kinh nghiệm gi`. 

 

Ví dụ chúng ta là người Việt Nam, chúng ta thấy cái áo dài chúng ta có cảm nhận khác, chúng ta là người Việt Nam, chúng ta thấy một ngọn rau, cọng cỏ ở miền quê như rau diệu, rau cay, rau dền v.v... thi` chúng ta có sự cảm nhận khác đi, cái đó chúng ta gọi là San~n~à. 

 

Con người trong cái cơ năng về nhận thức sự việc, mặc dù chúng ta được biết rằng có ngũ quan, thí dụ như có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, chúng ta nói đến 6 giác quan kể cả y' nữa, khi nhận diện một sự việc gi` thi` nó không thể tách rời quá khứ.  Do đó ở trong 5 uẩn, tưởng uẩn luôn luôn đi chung với thức uẩn, thọ, tưởng, hành, thức luôn luôn đi chung với nhau.  Nhưng chúng ta thấy có mặt cả ba thứ đó là tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.

 

 Ngài Narada, Ngài có nêu lên một ví dụ, là cái biết của thức uẩn giống như mi`nh đưa tờ giấy bạc lên, mi`nh nhi`n thấy màu sắc, cái hi`nh dạng của nó, nhận ra màu sắc hi`nh dạng, cái biết trực tiếp đập vào mặt chúng ta, thi` gọi là thức uẩn.  Nhưng bởi vi` chúng ta đă từng biết nó là đồng tiền, chúng đă từng sử dụng đồng tiền và chúng ta lớn lên trong một sinh hoạt của nền văn minh sử dụng tiền giấy, do vậy chúng ta nói ra ngay đây là đồng tiền.  Thi` đồng tiền, cái đó thuộc về tưởng uẩn và chúng ta biết đồng tiền sử dụng như thế nào trên phương diện trí năng của mi`nh, cái đó là biết của trí.  Thi` cái biết của trí, cái biết của thức uẩn, cái biết của tưởng uẩn, cả ba cái biết đó đều hiện diện như ba cơ năng khác nhau, nằm trong bất cứ một trạng thái tâm nào, như là A Ty` Đàm đề cập đến cho chúng ta biết.

 

Thưa qúi vị, khi chúng ta đề cập đến tưởng uẩn, như khi năy chúng tôi đă nói rằng ở trong danh từ tâm ly' học hiện đại người ta có dùng chữ learning. Learning là cái gi` đó chúng ta hấp thụ, chúng ta tập nhiễm qua thời gian, qua cuộc sống của mi`nh, và nó trở thành môt cái di sản, nó trở thành một cái cơ sở để chúng ta y' thức hiện tại.

 

Qúi Phật tử nào thường vào nghe pháp trong rơom, khi nghe Sư Trưởng và TT Trí Siêu, cả hai người đều nhắc đến gọi là thường thân y duyên, hay  thường cận y duyên.  Thường thân y duyên hay thường cận y duyên là thói quen, thói quen dựa trên sự quen thuộc, nó dựa trên một sự gần gủi lâu ngày dày tháng đối với một trạng thái gi` đó, và nó trở thành một sức mạnh, sức mạnh đó chúng ta tạm gọi là thường thân y duyên, là nó khiến cho chúng ta dễ dàng bộc lộ cái thói quen đó.  

 

Giả  sử người ta có một thí dụ trong các môn tâm ly' học hiện tại, họ thường lấy một thí dụ làm một trắc nghiệm khi để cho một con chó đói, và lúc nào nó nghe được tiếng chuông, thi` nó biết rằng thực phẩm mang đến cho nó.  Và có đôi khi người ta không cho thực phẩm cho nó, mà chỉ cho nghe tiếng chuông thôi, thi` những vị dịch trong miệng của nó, trong bao tử của nó cũng tiết ra, vi` nó nghe tiếng chuông thi` nó liên tưởng đến thực phẩm, và khi liên tưởng đến thực phẩm thi` tự nhiên trong bao tử, bộ óc và tất cả những gi` sẵn sàng để ăn thi` lại tiết ra bên ngoài.  Điều đó người ta gọi là learning, tức là chúng ta thường đem cái này để cộng chung với cái kia. 

 

Giả sử như một người Phật tử thường tụng kinh, khi qúi vị tụng kinh thỉnh 3 tiếng chuông, nghe tiếng chuông tự nhiên tâm tư của mi`nh đưa chúng ta trở về với cái gi` rất thiêng liêng.  Ở vài quốc gia Phật Giáo thi` không sử dụng pháp khí và pháp cụ, nhưng những quốc gia Phật Giáo khác sử dụng những khí cụ lâu,thi` họ cũng nói rằng ngay cả tiếng chuông tiếng mơ ,và những thứ pháp khí có thể cho chúng ta một cảm giác  nào đó nó liên tưởng đến việc khác. 

 

Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính