Ngày 17 tháng 07 năm 2004
Minh
Hạnh biên soạn & Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu
đính
Bài 13
Những
Thuộc Tánh Trợ Tha(tiếp theo)
Thuộc
Tánh Biến Hành
Những điểm chính
· Thuộc tánh tợ tha là ǵ?
· Thế nào là thuộc tánh biến hành
· Thuộc tánh xúc
· Thuộc tánh thọ
· Thuộc tánh tưởng
· Thuộc tánh tư
· Thuộc tánh định
· Thuộc tánh mạng quyền
· Thuộc tánh tác y'
13.1 Sở hữu tợ tha là những sở hữu không có đặc tính riêng biệt, chúng mang đặc tính của tâm mà chúng phối hợp; nếu hợp với tâm Thiện, th́ đặc tính của chúng là Thiện; nếu hợp với tâm Bất Thiện, th́ đặc tính của chúng là Bất thiện; nếu hợp với tâm Vô Kư, th́ đặc tính của chúng là Vô Kư. Sở hữu tợ tha được chia ra làm hai loại:
ooOoo
TT Trí Siêu: Thưa quí vị khi chúng ta được nghe, được biết rơ như vậy thi` việc tu tập của chúng ta, chúng ta sẽ rất an tâm, bởi vi` trong đời sống hàng ngày, sự vui buồn nó sanh khởi bất chợt, và những khi chúng ta có được những tâm trạng vui trong thiện pháp thi` không nói chi. Đôi khi chúng ta có cảm giác buồn man mác, nhưng nỗi buồn đó chính do chúng ta cảm nhận nhân ti`nh thế thái, hay cảm nhận được sắc thân vô thường. Hoặc chúng ta cảm thấy vi` cảm giác cảm thọ ưu này, một động cơ để khiến cho thiện pháp được tăng trưởng, khiến cho tuệ quán được phát sanh.Trong trường hợp đó là loại thọ ưu nên thân cận, chúng ta nhớ như vậy.
Co`n ưu nên đoạn trừ, tức là loại ưu đă có mang tướng trạng huỷ diệt đối tượng, thi` đây là một điều chúng ta được nghe Sư Trưởng giải thích thật ly' thú, để chúng ta có thể lănh hội điểm này.
Chúng tôi xin thỉnh Đ Đ Lá Bối hoan hỷ trả lời cho một vấn đề có liên quan đến trong vấn đề cảm thọ. Nhân ngày hôm nay chúng ta học đề tài Vi Diệu Pháp là thuộc tánh thọ hay thọ tâm sở. Sẵn trong phần thảo luận này chúng ta nói một vấn đề có liên quan đến pháp duyên khởi cũng thuộc về thọ. Ở đây kính bạch ĐĐ Lá Bối có một vấn đề là xúc duyên cho thọ, thi` thọ đây tức là tam thọ, thọ khổ, thọ lạc, và thọ phi khổ phi lạc duyên cho ái. Chúng ta thấy rơ thường thường khi chúng sanh có tâm buồn bực hay thân đau đớn thi` cảm thọ đó phải duyên cho sân. nhưng vi` sao ở đây trong duyên khởi thi` chỉ nói rằng thọ duyên cho ái, như vậy 3 thọ duyên cho ái có y' nghĩa như thế nào. Xin cung thỉnh Đ Đ Lá Bối hoan hỷ trả lời cho vấn đề này, vi` lợi ích của đại chúng, xin cung thỉnh ĐĐ.
ĐĐ Lá Bối: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật: Con kính đảnh lễ Sư Trưởng, kính bạch TT Trí Siêu. Câu hỏi của TT Trí Siêu ở trong thập nhị nhân duyên, trong đó có đề cập đến thọ duyên cho ái. Theo như chúng ta được biết thi` thọ gồm có thọ khổ, thọ lạc và thọ phi khổ phi lạc, và đối với trường hợp khi thọ lạc duyên cho ái, co`n nói tới hai cặp co`n lại thi` thọ khổ và thọ phi khổ phi lạc duyên cho ái.
Kính bạch TT Trí Siêu, con hiểu vấn đề này đối với trong các cảm thọ, thi` trường hợp của thọ lạc với một chúng sanh phàm phu, khi nhận được một cảm thọ thích thú khả ái, là cảm thọ lạc duyên cho ái. Tức là làm điều kiện, môi sinh cho lo`ng ái dục, sự việc đó dễ hiểu. Tuy nhiên đối với cảm thọ khổ, thi` Đức Phật Ngài dậy rằng vẫn có thể là duyên cho ái.
Ở đây được xem như cảm thọ khổ đó làm nhân, làm điều kiện cho lo`ng khao khát, sự tham ái một cách gián tiếp. Chẳng hạn giống như trong khi chúng ta đang khát, đó là một cái thọ khổ, chính vi` trong khi mi`nh đang khát như vậy, tự nhiên mi`nh thèm một ly nước. Trong khi chúng ta đang buồn ngủ, đó là một cảm giác mi`nh chưa cảm thấy hoàn toàn thoải mái, thi` chính vi` một cảm giác trong lúc đang buồn ngủ như vậy đó, mi`nh mới khao khát được một manh chiếu nằm.
Cảm giác trong lúc đang khát, trong lúc đang buồn ngủ như vậy đó, nó không phải thọ lạc, nhưng vi` sự khát đó, vi` sự buồn ngủ đó mi`nh khao khát về một chuyện khác, mi`nh muốn chuyện khác như một ly nước lạnh v.v…
Trong khi đó chúng sanh phàm phu cảm nhận được cảm thọ khổ, thi` nó duyên cho ái, ở đây là trường hợp gián tiếp. Và hầu hết ở trong mọi trường hợp, nếu với một người không tu tập thi` khi cảm thọ một vấn đề thọ khổ, bao giờ nó cũng khao khát đến một vấn đề nào đó, ngược lại vấn đề mi`nh đang cảm thọ.
Chẳng hạn như chúng ta đang đau bịnh nhứt đầu chẳng hạn, lúc đó tự nhiên mi`nh mong muốn làm sao mi`nh khỏi phải bị nhứt đầu, chúng ta là những người nghèo, thi` tự nhiên mi`nh muốn rằng làm sao mi`nh có được tiền nhiều hơn, có được cái tài sản nhiều hơn. Mi`nh là một người xấu thi` lúc nào mi`nh cũng muốn ở trong đời sau, hay ở trong điều kiện nào đó mi`nh có thể làm người đẹp hơn.
Ở trong những trường hợp đó, Đức Phật Ngài dạy rằng chính vi` cảm thọ khổ đó, nên nó cho chúng sanh mới khao khát, và do vậy trong thập nhị nhân duyên, thi` thọ duyên ái trường hợp nếu cảm thọ, nên cảm thọ khổ thi` nó duyên cho ái một cách gián tiếp như vậy.
Co`n đối với trường hợp một cảm thọ xả, tức là một cảm thọ không thuộc về khổ, không thuộc về lạc, thi` nó tùy vào cái tâm trạng mỗi lúc.
Đôi khi người ta vẫn nói rằng, ở trong lúc mi`nh nhàm chán nhất, trong lúc mi`nh không biết phải làm gi` nhất, do vi` ở trong đời sống luân hồi vô thỉ về quá khứ, chúng sanh phàm phu đầu tư quá nhiều phiền năo, và do đó lúc nào mi`nh cũng nghĩ mi`nh phải ti`m an lạc cho mi`nh. Và khi không có một cảm giác như mi`nh mong mỏi, dù rằng chưa phải là cảm giác khổ thọ. Chúng sanh phàm phu vẫn nghĩ rằng làm sao mi`nh có được những cảm giác như mi`nh muốn.
Trong một số trường hợp thi` cảm giác xả thọ là những cảm giác, những cảm thọ không thuộc về lạc, không thuộc về khổ, nó vẫn làm duyên cho ái, nhưng không phải tất cả những trường hợp cảm thọ, đều duyên cho ái hết.
Trong Tương Ưng bộ kinh phẩm Tương Ưng Duyên khởi, Đức Phật Ngài nói rằng đối với một người có tu tập, đối với một thánh hữu học, khi các Ngài có cảm giác cảm thọ nào đó, thi` cảm giác đó, cảm thọ đó nó lại là duyên cho tính chứ không phải duyên cho ái. Chính vi` duyên cho tín như vậy, do đó theo một chuỗi nhân duyên khác, nghĩa là đối với thông thường của chúng sanh phàm phu, thi` thọ duyên cho ái, rồi ái duyên cho thủ, là vi` có sự tham ái, vi` có sự thích thú, và do đó mới có sự chấp thủ một sự dính mắc.
Co`n nếu đối với một người có tu tập, đối với một thánh hữu học, thi` từ một cảm thọ duyên cho tín, rồi từ tín đó duyên cho hân hoan, tức là bằng một lo`ng tin, thi` dẫn đến một sự tha thiết, một sư hoan hỷ với thiện pháp. Kính bạch Qúi Ngài, kính bạch TT đó là sự hiểu biết của con về y’ nghĩa trong cái mắc xích thập nhị nhân duyên, thọ duyên ái, con xin được tri`nh bày vắn tắt như vậy. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh biên soạn
& Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính