Ngày 17 tháng 07 năm 2004

Minh Hạnh biên soạn & Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

Bài 13

Những Thuộc Tánh Trợ Tha(tiếp theo)

Thuộc Tánh Biến Hành

Những điểm chính

· Thuộc tánh tợ tha là ǵ?

· Thế nào là thuộc tánh biến hành

· Thuộc tánh xúc

· Thuộc tánh thọ

· Thuộc tánh tưởng

· Thuộc tánh tư

· Thuộc tánh định

· Thuộc tánh mạng quyền

· Thuộc tánh tác y'

13.1 Sở hữu tợ tha là những sở hữu không có đặc tính riêng biệt, chúng mang đặc tính của tâm mà chúng phối hợp; nếu hợp với tâm Thiện, th́ đặc tính của chúng là Thiện; nếu hợp với tâm Bất Thiện, th́ đặc tính của chúng là Bất thiện; nếu hợp với tâm Vô Kư, th́ đặc tính của chúng là Vô Kư. Sở hữu tợ tha được chia ra làm hai loại:

ooOoo

 

 

TT Trí Siêu: Kính thưa quí vị, mặc dù chúng ta nghe khó có thể nắm bắt,  những lời Sư Trưởng đă giải thích cho chúng ta, đây quả thật là một điều  chúng ta khó có thể nghe được, lâu lâu chúng ta mới có dịp để chúng ta nghe Sư Trưởng, một vị Giảng Sư A Ty` Đàm phân tách cho chúng ta những điểm đó.  Thật sự khi chúng ta tri`nh bày về các cảm thọ, chúng ta không thể nói một cách suông sẻ được, ta phải biết rằng có loại cảm thọ chỉ cần biến tri, chỉ biết rơ có những loại cảm thọ khi sanh khởi chúng ta cần phải đoạn trừ, có những loại cảm thọ chúng ta cần phải biết tu tập và đắc chứng. 

 

Nói tóm lại những cảm thọ nào vô thưởng vô phạt, phi thiện phi bất thiện, thi` những cảm thọ đó chúng ta cần phải biết thôi, chỉ biết là đủ rồi.  Co`n những cảm thọ nào liên quan đến bất thiện, làm cho bất thiện tăng trưởng, thiện pháp suy giảm, thi` cảm thọ đó cần phải được đoạn trừ bởi vi` dung chứa, càng sanh khởi cảm thọ đó thi` càng chồng chất phiền năo.  Co`n những cảm thọ nào làm cho thiện pháp tăng trưởng, bất thiện pháp bị suy giảm, như những cảm thọ trong đường lối, trong pháp môn tu hành, trong những thiện pháp chẳng hạn, thi` cảm thọ đó chúng ta cần phải tu tập.  Và những cảm thọ nào tương ưng với đạo quả hay pháp tu chứng, thi` cảm thọ đó cần phải được tác chứng, cần phải được giác ngộ.

 

Cho nên ở đây chúng ta có một vấn đề, là không phải bất cứ những cảm thọ nào sanh khởi chúng ta cũng đều có thể chấp nhận, mà chúng ta cần phải hết sức dè dặt, vui buồn sướng khổ chúng ta đều phải có sự nhận thức rơ ràng, có sự định hướng.

 

Kính bạch Sư Trưởng, chúng con xin được bạch hỏi Sư Trưởng một câu về vấn đề khác, bài kinh Đế Thích Sở Vấn trong đó có một vấn đề, là khi nói đến hỷ ưu chúng ta thấy rơ, nếu hỷ, hỷ có hai loại, một loại nên thân cận và một loại không nên thân cận. Hỷ có thể phát sanh trong đồng sanh với bất thiện, và hỷ đồng sanh với thiện thi`điều đó chúng ta hiểu. Nhưng  nói đến ưu, Đức Phật nói  ưu có hai loại một loại nên thân cận và một loại không nên thân cận.

 

Trong trường hợp hễ nói đến ưu, như khi năy Sư Trưởng đă giải thích thọ ưu chỉ là cảm thọ, nó đồng sanh với tâm sân mà thôi. Nhưng vi` sao Đức Phật Ngài lại dậy rằng thọ ưu, có thứ nên thân cận và có thứ không nên thân cận. Chúng con xin được cung thỉnh Sư Trưởng vi` lợi ích của đại chúng cho đại chúng được rơ, xin cung thỉnh Sư Trưởng.

 

TT Thích Hoàng Pháp: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính bạch Chư Tăng, kính thưa qúi Phật tử, câu hỏi của TT Trí Siêu về thọ ưu. Vấn đề thọ ưu thi` chúng ta biết thọ ưu không thể nào phát sanh trong các tâm khác, đương nhiên là trong tâm sân rồi, mà trong tâm sân thi` là bất thiện.

 

Nhưng bất thiện thi` ở đây chúng ta nên hiểu akusala là bất thiện, chứ chưa phải là papa, tội hay ác, do đó tiếng bất thiện có hiểu nghĩa như bịnh hoạn v.v... thi` cũng vẫn nằm trong cái nghĩa này.  Sở dĩ nói như vậy để cho qúi vị không bỡ ngỡ  tại sao thọ ưu lại trong tâm sân, tâm sân lại nằm trong tâm bất thiện. 

 

Rơ ràng khi Đức Phật Ngài nói ở đây thọ ưu có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa, và được Ngài  Đế Thích hiểu một cách rộng răi đó là thọ nào khi thân cận mà bất thiện là ác pháp tăng trưởng, thiện pháp bị thối giảm, thi` thọ đó nên tránh xa.  Co`n thọ nào khi thân cận mà thiện pháp được tăng trưởng, bất thiện pháp thối giảm thi` thọ đó nên thân cận.

 

Câu nói này trở lại trong Trung Bộ Kinh, hồi năy tôi có trích dẫn một đoạn ngắn gọn nói về thọ ưu, Đức Phật nhấn mạnh khi một vị Ty` khưu tu tập trong thiền quán, nhưng thấy vấn đề phiền năo vẫn co`n sanh khởi chưa làm chủ được tâm, vẫn co`n bị kiết sử trót buộc, vị ấy khởi lên tâm ưu tư, suy nghĩ rằng không biết bao giờ chúng ta được trú vào các xứ như các bậc thánh.

 

Các xứ trong các bậc thánh là thế nào, đó là nói về nhăn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, và y' xứ, hay nói một cách khác là nhăn căn, nhĩ căn tỷ căn, thiệt căn, thân căn và y’ căn. của bậc thánh.  Là vi` đối với các bậc A La Hán lục căn thanh tịnh, khi mắt trông thấy sắc chỉ là thấy, tai nghe tiếng chỉ là nghe, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân cảm xúc chỉ là một cảm giác, y' suy nghĩ thi` chỉ là một sự thức tri.  Thi` như vậy là đối với các bậc thánh lục căn hoàn toàn thanh tịnh.

 

Nhưng đối với vị tu thiền quán hiện tại thi` vẫn co`n lộn với phiền năo, khởi lên sự ưu tư lo lắng, suy nghĩ không biết bao giờ tâm được an trú các bậc thánh.  Và khi nhi`n các pháp như danh sắc thi` thấy sự nguy hiểm của danh sắc, thấy tội lỗi của danh sắc, thấy sự sợ hăi về danh sắc. Vi` sắc có lỗi của sắc danh có cái hại của danh mà giờ này chưa lột bỏ được.

 

Trong cuốn Thanh Tịnh Đạo có giải thích, khi người bi`nh thường thi`  không biết được danh sắc, ngũ uẩn, pháp hữu vi là nguy hiểm, người ta vui đùa thích thú nó,.  Nhưng khi hành thiền quán thấy rơ danh sắc rất nguy hiểm, sự sanh diệt của nó, cái nguy hiểm của nó giống như những người ban đêm, khi dùng cái nôm họ đi nôm cá.  Khi họ nhi`n vào cái nôm thi` họ nghe có tiếng động, họ nghĩ là con cá, nhưng khi đưa tay vào bắt được con rắn đưa ra, nho`m thấy con rắn hổ ba khoan, họ lại hoảng sợ và họ muốn quăng đi. 

 

Thi` trạng thái kinh hăi, sở hăi, hoảng sợ muốn quăng đi con rắn thật xa, cũng giống như hành giả khi hành thấy được cái nguy hiểm của các danh sắc, thấy vị ngọt của danh sắc, cái nguy hiểm của danh sắc, phàm có cảm giác nào, hỷ lạc nào đối với như con mắt mà hỷ lạc khởi lên, thi` đó là vị ngọt, tai nghe tiếng mà khởi lên hỷ lạc đó là vị ngọt, y' suy nghĩ pháp nào khởi lên hỷ lạc thi` đó là vị ngọt.  Chính vi` những vị ngọt các dục vui ít khổ nhiều mà thấy nó nguy hiểm, vị này nhàm chán, ghê sợ. 

 

Nói qua 10 trí của người hành thiền quán, trí như là kinh hăi trí, nguy hiểm trí, hoạn họa trí, dục thoát trí,  tất cả những trí này đều hổ trợ phát sanh lên bằng thọ ưu. Thọ ưu bởi vi` thấy nó nguy hiểm, nên sự sợ hăi khởi lên, đây những thọ ưu này nên thân cận chứ không nên tránh xa, tại sao như vậy, vi` thân cận thọ ưu này tức là thường tu tập mà danh từ bhàvanà là tu tiến hay tu tập, nó có 5 nghĩa, trong đó nghĩa cuối cùng gọi là àsevana paccayo  hay trùng dục duyên, là lập đi lập lại, tập tới tập lui.

 

Hành giả  quán danh sắc như vậy, quán tới quán lui, quán cho kỹ, mặc dầu khởi lên sự nhàm chán ghê sợ là bất măn đối với danh sắc, nhưng vẫn phải tu tập quán cho đến khi khi nào thuần thục quen rồi khởi lên hành xả trí. Và nhờ hành xả trí cũng giống như đối với danh sắc, biết nó nguy hiểm như vậy, nhưng vẫn giữ được trạng thái không co`n sợ hăi lo sợ như lúc đầu.

 

Giống như một người bịnh khi phát hiện ra mi`nh bị một chứng bịnh nguy hiểm nào đó, như bịnh ho lao, hay những bị nan y khác, lúc đầu buồn rầu lo sợ, có đôi khi họ than họ khóc, họ muốn tự tử cũng có, nhưng một khi họ đă quen rồi, chừng nào chết thi` chết, bây giờ thi` dầu có than có khóc thi` cũng vậy thôi, nghĩ như vậy người này vẫn ăn vẫn uống, họ vẫn làm những công việc bi`nh thường thi` giống như là hành xả.

 

Trạng thái hành xả là biết danh sắc nguy hiểm, nhưng dầu có buồn có lo có sợ thi` cũng vậy, nên vị này đối với pháp hữu vi danh sắc ở trạng thái ung dung tức là tu tập, tiếp tục tu tập chứ không có sợ hăi như lúc đầu nữa.

 

Nhờ như vậy sau hành xả trí đó, nếu căn duyên đầy đủ thi` vị ấy có thể phát triển lên như là anuloma là thực thứ trí, diễn tục trí gotrabhù sau gotrabhù thi` tới maggan~àn.a Là đạo trí, phalan~àn.a là quả trí v.v….  thi` đi vào con đường thánh đạo.  Từ đạo này sang đạo khác, cuối cùng thi` chứng đắc được tứ quả, sau cùng là quả vị vô lậu, thế là vị này hoàn toàn giải thoát.  Như vậy vi` cái tuần tự vi tiến, từ thấp lên cao, hành giả phải trải qua những cảm giác này, không thể nào không qua cảm giác đó, nên thọ ưu này nó khác với thọ ưu khi buồn bực muốn tự tử.

 

Thí dụ điển hi`nh như khi Đức Phật dậy các vị Ty` kheo vi` quán thân bất tịnh để xả ly sự tham ái, rồi các vị Ty` kheo này quán thấy thân thể này bất tịnh, ô trược, vị này khởi nên nhàm chán sắc thân và họ đi tới tự sát mượn kẻ khác giết giùm.  Sau này Đức Phật biết được thi` Ngài mới ngăn cấm Ty` kheo không được tự sát, và Ngài chỉ dạy cho đề mục hơi thở để lấy quân bi`nh trở lại cho những vị Ty` kheo ấy được tiến hóa. 

 

Thi` đây là một trựng hợp cho chúng ta thấy cái thọ ưu mà nghĩ đến việc tự sát, thọ ưu mà nghĩ đến buồn rầu lo sợ như vậy thi` thọ ưu này càng thân cận thi` càng bất thiện pháp khởi lên.

 

Bởi vi` Đức Phật có dậy rơ khi nào mà mắt thấy sắc do nhân duyên nào đó, thọ hỷ, thọ lạc là do nhân duyên tham át khởi lên, thi` vị ấy đoạn trừ sự tham ái đó.  Bởi vi` nếu vị này vui mừng thích thú những thọ lạc này, thi` tham ái tùy miên sẽ khởi lên.  Cũng vậy khi mắt trông thấy cảnh sắc nào đó, khởi lên thi` thọ ưu vị này, cảm giác ưu tư phiền muộn là thọ khổ thi` vị này cũng không than van, không có buồn rầu, vi` nếu vị này than van buồn rầu khổ sở, mặt đầy nước mắt như vậy thi` khiến cho sân tùy miên sẽ sanh khởi và tăng trưởng lớn mạnh. 

 

Đối với thọ xả cũng vậy là khi khởi lên vị ấy phải với trí thấy rơ vị ngọt của cảm thọ, cái nguy hiểm của cảm thọ và thấy sự an lạc của sự thoát ly hay ly dục của cảm thọ để đào bứng tận gốc vô minh, chính nhờ quán như vậy mà vị này vượt qua những cái ưu tư phiền năo không đâu.  Thế là đối với cái thọ khổ và thọ lạc thi` không để cho tham và sân, vi` sợ nó để như vậy thi` tham ái thùy miên hay sân hận thùy miên. 

 

Co`n cái quán thấy như vậy rồi để nhàm chán khởi lên sự tiến hóa đến cái dục giải thoát trí, muốn giải thoát cho khỏi sự sanh tử luân hồi như vậy, và cuối cùng được đắc đạo quả, thi` thọ ưu này làm cho thiện pháp tăng trưởng, bất thiện pháp thối giảm. 

 

Chứ không phải như cảm thọ ưu mà nghĩ đến tự sát của các vị Ty` kheo, vi` nghĩ  như vậy rơ ràng là thọ ưu này làm cho ác pháp tăng trưởng, thiện pháp thối giảm thi` nên tránh xa. Đây là câu trả lời của tôi đối với câu hỏi của TT Trí Siêu cũng trong vấn đề thọ ưu và loại thọ ưu nên thân cận đó là loại thọ ưu tu tập thiền quán, co`n thọ ưu mà khởi lên tâm bức bách muốn hủy diệt đối tượng thi` thọ ưu đó nên tránh xa, đại y’ là như vậy. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính