Ngày 17 tháng 07 năm 2004
Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Bài 13
Những Thuộc Tánh Trợ Tha(tiếp theo)
Thuộc Tánh Biến Hành
Những điểm chính
· Thuộc tánh tợ tha là ǵ?
· Thế nào là thuộc tánh biến hành
· Thuộc tánh xúc
· Thuộc tánh thọ
· Thuộc tánh tưởng
· Thuộc tánh tư
· Thuộc tánh định
· Thuộc tánh mạng quyền
· Thuộc tánh tác y'
13.1 Sở hữu tợ tha là những sở hữu không có đặc tính riêng biệt, chúng mang đặc tính của tâm mà chúng phối hợp; nếu hợp với tâm Thiện, th́ đặc tính của chúng là Thiện; nếu hợp với tâm Bất Thiện, th́ đặc tính của chúng là Bất thiện; nếu hợp với tâm Vô Kư, th́ đặc tính của chúng là Vô Kư. Sở hữu tợ tha được chia ra làm hai loại:
ooOoo
TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tôn Đức, kính bạch Sư Trưởng, kính thưa qúi vị. Hôm nay là ngày học môn A Ty` Đàm. Thưa qúi vị trong 7 thuộc tánh biến hành tâm nói cho đủ như vậy, xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền và tác y'. Bảy thuộc tánh này luôn luôn có mặt trong tất cả tâm phối hợp, không thể thiếu trong 121 tâm. Đây là 7 thuộc tánh cấu tạo nên sát na tâm, với 7 thuộc tánh đó cộng với tâm thức như vậy đă đủ 4 danh uẩn. Chúng ta đă được nghe về thuộc tánh xúc hay xúc tâm sở, hôm nay học thuộc tánh thứ hai trong 7 thuộc tánh biến hành, 7 tâm sở biến hành, tâm sở biến hành thứ hai, được gọi là thọ (vedanà) , thuộc tánh này là thọ uẩn trong 4 danh uẩn và đối với thọ có nhiều vấn đề, nếu chúng ta giải thích phân theo kinh tạng, phân theo Vi Diệu Pháp tạng, nói đến nghĩa thường thức, hay nói đến nghĩa thực tính thi` cũng đều là những khía cạnh chúng ta cần phải am tường.
Trước hết chúng ta định nghĩa về chữ thọ, chữ vedanà từ ngữ căn gọi là vid có nghĩa nhận lănh, cảm hưởng, hứng chịu, như vậy thọ có nghĩa là một thuộc tánh có trạng thái cảm hưởng đối với cảnh, chúng ta gọi là thức cảm giác. Đối với tâm sanh khởi, luôn luôn phải có thành phần thuộc tánh thọ uẩn, không có một thứ tâm nào khi đối chiếu với cảnh mà không có cảm giác, cảm giác đó là chức năng của thuộc tánh thọ, hay thọ tâm sở. Thực ra thọ chỉ là một trạng thái, một tướng cảm hưởng, cảm hưởng cảnh mà thôi, nhưng vi` chúng ta y cứ vào chữ hưởng cảnh đối với tâm sắc, hoặc chúng ta y cứ vào căn bắt cảnh mà chúng ta phân ra có 6.
Trước hết chúng ta nói về thọ 5 loại, đối với cảm thọ là dukkavedanà, khổ thọ sukha vedanà, lạc thọ adukkhamasukhavedanà phi khổ, phi lạc thọ, trạng thái nào tâm sanh hưởng cảnh không có sự thoải mái thi` như vậy nói chung là khổ thọ. Sẵn đây chúng tôi tri`nh bày luôn về 5 thọ, để tiện cho chúng ta có sự so sánh, khi chúng ta nói đến thọ có 3, chúng ta phân khổ thọ, lạc thọ, phi khổ phi lạc thọ, thi` trong khổ thọ chúng tôi vừa định nghĩa đó gồm có 2 thứ, tức là thọ khổ thuộc về tâm cetasikadukkhavedanà,và thọ khổ thuộc về thân gọi là kàyikadukkhavedanà.
Ở đây trong trường hợp này khi chúng ta tâm buồn bực, khó chịu, không thoải mái, đối với cảnh tức là thọ ưu domanassvedanà. ở trong ngũ thọ, thi` thọ ưu đó cũng thuộc về thọ khổ ở trong 3 thọ. Thứ hai nữa là khổ thân, khổ thân ở đây tức là thân đau đớn khó chịu do cảm xúc có liên hệ đến thần kinh thân bắt cảnh xúc, gọi là thọ khổ dukkhavedanà. Thọ khổ và thọ ưu này được gom chung lại để kể theo tam thọ, thi` chỉ có thọ khổ mà thôi, cho nên khi nói đến thọ khổ chúng ta phải hiểu có thể nói một cách tổng quát trong 3 thọ, gồm có thọ ưu và thọ khổ. Khi nói đến khổ cũng có thể chỉ riêng về vấn đề khổ thân, hay thọ khổ trong tâm thức.
Thọ thứ 2 trong đó là thọ lạc sukhavedanà cũng vậy, thọ lạc này chia có hai loại, tức là lạc thuộc về tâm, và lạc thuộc về thân. Lạc thuộc về tâm ở đây nếu nói theo 5 thọ thi` lạc thuộc về tâm tức là somanassavedanà , tức là thọ hỷ. Lạc thuộc về thân ở đây nếu nói theo ngũ thọ là thọ lạc trong tâm thân thức, thi` như vậy thọ lạc có nghĩa là một trạng thái dễ chịu thoải mái gọi là cittamanassavedanà. Khi thân và tâm thoải mái dễ chịu, đây là thọ lạc. Thọ lạc này nếu chúng ta nói theo ngũ thọ, thi` chia làm 2, là thân và tâm, thọ hỷ và thọ lạc như chúng tôi mới tri`nh bày, như vậy chúng ta có 4.
Co`n riêng về thọ phi khổ phi lạc. Phi khổ phi lạc có nghĩa là cảm giác không vui, không buồn, không sướng, không khổ, cảm giác thản nhiên bi`nh thản, cảm giác đó nếu chúng ta nói theo ngũ thọ thi` có tên gọi là upekkhàvedanà tức là thọ xả.
Đó là chúng ta giải thích 3 thọ và 5 thọ, co`n bây giờ chúng ta chia thọ thành có 6 thi` ở đây chúng ta lại nói đến thọ có liên quan đến thần kinh, tức là do mắt thấy cảnh sắc, mà phát sanh lên cảm thọ, chúng ta gọi đó là nhăn thọ, tai nghe tiếng phát sanh lên cảm thọ chúng ta gọi là nhĩ thọ, cũng vậy thứ 3 là tỷ thọ, thứ 4 là thiệt thọ, thứ 5 là thân thọ và thứ 6 là y' thọ. Đó là chúng ta phân loại cảm thọ như thế, nhưng ở đây cũng nên nói thêm rằng nhăn thọ luôn luôn là thọ xả, nhĩ thọ cũng thọ xả, tỷ thọ cũng là thọ xả, thiệt thọ cũng là thọ xả, chỉ có thân thọ thi` gồm khổ và lạc, y' thọ thi` chỉ hỷ, ưu và xả, chúng ta giải thích chi pháp như thế.
Nhưng cách nào nói đi nữa thi` ở đây thọ vẫn là một cảm giác hưởng cảnh, nếu như chỉ do y' suy nghĩ hoặc do những tâm nó nương vào y' giới, nó nương vào y' vật, như vậy thọ đó thuộc về tâm. Co`n nếu thọ nào nương vào thân thức, nương vào thần kinh thân mà sanh ra, thi` chúng ta gọi là thọ thuộc về thân hay thân thọ.
Ở đây thưa qúi vị mặc dù chúng ta có cảm giác như định nghĩa nói về thọ là sự lănh chịu, sự hứng chịu, sự cảm hưởng cái gi` thuộc về quả của thiện và ác, gặp cảnh tốt hay cảnh xấu. Và trong bài học chúng ta có một thí dụ như người họ có được tài sản, họ tạo lập được tài sản, khi thấy tài sản, khi hưởng tài sản họ có sự cảm giác hạnh phúc, thi` trong đó sự hưởng cảnh lạc thọ. Chúng ta hiểu lầm bởi vi` ở đây thọ trên khía cảnh là hưởng cảnh, đem thí dụ này ra nói, nhưng chúng ta phải biết rằng thọ uẩn không phải chỉ là thành quả của nghiệp thiện hay nghiệp ác trong quá khứ tạo nên, theo cách chúng ta nghĩ thông thường, khi một người làm điều bất thiện, họ tạo nghiệp bất thiện, ăn ở bất nhân thất đức, sau đó họ gặp phải những cảnh tai họa đau khổ thi` chúng ta nói là họ thọ quả , chữ thọ đó chúng ta phải hiểu là lănh nhận hậu quả, hay một người làm thiện họ gặp nhiều may mắn, được phát sanh lên tài sản v.v...
Bây giờ chúng tôi xin được tri`nh bày tiếp về 5 thứ cảm thọ cũng như 3 thứ cảm thọ, rồi 6 thứ cảm thọ. Mặc dù chúng ta có sự phân biệt như thế, nhưng ở đây cảm thọ cũng chỉ là một trạng thái hưởng cảnh mà thôi, và do vậy cho nên ở đây chúng ta phải phân ra, chúng ta nói trên phương diện cảm thọ là pháp thành nhân, cảm thọ là pháp thành quả. Cảm thọ mà pháp thành quả vipàkadhammà, ở đây thọ tương ưng với thọ uẩn mà tương ưng với các tâm quả vipàkacitta, như vậy được gọi là thọ thành dị thục quả. Co`n thọ mà thành nhân, tức là cảm thọ trong tâm bất thiện như thọ hỷ, thọ lạc, thọ xả, thọ ưu của tham, của sân, của si. Và đối với thiện thi` chúng ta chỉ có hai cảm thọ, tức là thọ hỷ và thọ xả.
Khi chúng ta nói đến thọ giải thích theo Vi Diệu Pháp, chúng ta giải thích bấy nhiêu đó, nhưng khi chúng ta nói đến thọ giải theo kinh tạng, hay nói một cách khác, tức là tri`nh bày thọ trên phương diện pháp duyên sinh để có thể là đề tài cho việc tu tập, thi` ở đây chúng ta cũng nên biết rằng trong 12 duyên sinh thi` lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên cho ái, ái duyên cho thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh v.v...
Trong trường hợp này chúng ta nên biết rằng đời thường của chúng ta, chính vi` có mắt thấy, có tai nghe, có mũi ngửi, nếm và thân xúc, y' suy nghĩ nên từ đó sanh khởi sự vui buồn, hạnh phúc và đau khổ, hoặc bi`nh thản hoặc bi`nh thường, không vui, không buồn, không sướng, không khổ và khi mắt thấy tai nghe v.v... mà khởi lên những cảm thọ như vậy. Chính những cảm thọ này nó tác động đến tâm tham ái, nếu như đó là một kẻ phàm phu chưa diệt được phiền năo, bởi vi` khi chúng sanh phàm phu tâm bắt cảnh an lạc, bắt cảnh vừa y' thi` khởi lên thọ hỷ, hoặc thân xúc được êm ái dễ chịu thi` khởi lên thọ lạc.
Chính hỷ lạc này nếu không khéo tu tập thi` nó duyên cho ái gọi là vedanà paccayàtan.hà, và khi duyên cho ái như vậy, thi` chính ái duyên cho thủ, sự chấp thủ, dục thủ và.lạc trí thủ này lại chia chẻ cho hữu, tức là duyên cho thân hành động, thân khẩu nghiệp, khẩu nói lời đó là nghiệp khẩu hữu, y' suy nghĩ gọi là y' nghiệp hữu.
Và chính do có thân nghiệp, khẩu nghiệp, y' nghiệp thiện hay bất thiện, nó mới tạo quả để tái sanh, do vậy cho nên vấn đề quan trọng ở chỗ này là xúc duyên cho thọ, từ thọ đó có thể làm duyên cho ái, ái duyên cho thủ, cho hữu v.v....
Khi chúng ta đặt vấn đề này để chúng ta giải thích qua một khía cạnh khác, tức là khía cạnh về pháp duyên khởi, thi` từ đó chúng ta có một định hướng tu tập đối với những cảm thọ. Bởi vi` khi cảm thọ sanh khởi, khổ, lạc, ưu, hỷ hoặc xả, tâm không khéo tu tập để cho phiền năo nó duyên cảm thọ đó sanh lên, thi` chính điều này sẽ đưa đến cho chúng ta tiếp tục lăn trôi trong luân hồi.
Nhưng nếu như một người nhận thức được những cảm thọ, và người đó cố gắng kham nhẫn chịu đựng đối với những cảm thọ, những cảm thọ nghịch y', nghịch lo`ng không để cho tâm sân sanh khởi hay kham nhẫn đối với những cảm thọ hỷ, hoặc không để cho tham sanh khởi, dần dần sự tu tập đó sẽ khiến cho người này có thể đạt đến tri`nh độ thánh đạo thánh quả. Nếu như trong việc tu tập chúng ta có sự nhận thức được rơ ràng bằng chánh niệm và tỉnh giác thi` như vậy rất đặc biệt.
Cảm thọ thuộc về duyên khởi, cảm thọ đó chúng ta cũng đề cập đến 3 hoặc 5. Nhưng cảm thọ đó khi chúng ta giải thích, thi` chúng ta giải thích bằng cách xúc duyên cho thọ, tức là nhăn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, và y' xúc, duyên cho 3 thọ hoặc 5 thọ bằng cách thường cận y duyên, rồi thọ này duyên lại cho ái bằng cách là cảnh duyên, hay cũng thường cận y duyên.
Trong trường hợp đó sự tu tập của chúng ta nó bắt đầu từ đây, kẻ phàm phu và bậc thánh có khác nhau ở chỗ khi xúc sanh thọ, từ thọ đó đối với kẻ phàm phu thi` duyên cho phiền năo, nhưng đối với bậc thánh thi` cảm thọ này không duyên cho phiền năo nữa, vi` đối với vị A La Hán thi` phiền năo đă đoạn tận, gánh nặng về phiền năo, gánh nặng về ngũ uẩn đă đặt xuống, do đó các Ngài không bị cảm thọ làm duyên cho phiền năo.
Khi chúng ta giải thích qua duyên khởi, chúng ta giải thích ở điểm này để giúp cho chúng ta nghe hiểu, và từ đó chúng ta có thể tu tập trong đời thường của chúng ta bằng sự chánh niệm, ghi nhận mỗi cảm giác vui buồn sướng khổ, những cảm giác khi chúng ta gặp cảnh chúng ta phải có sự canh chừng thu nhiếp nội tâm về hướng thiện pháp, đây cũng gọi là sự thu thúc các căn. Thu thúc các căn là như vậy.
Sở dĩ chúng tôi nói qua điểm này một chút, không phải chúng tôi đi lạc đề tài bài học ngày hôm nay, nhưng vi` nếu chúng ta chỉ giải thích cho đề tài học hôm nay là thọ uẩn hay thuộc tánh thọ đối với tâm pháp, thi` trong trường hợp này chúng ta sẽ cảm thấy khô khan. Với lại có những người trí sau khi họ nghe như vậy, họ mới nhận thức rằng nếu như chỉ tri`nh bày có vấn đề là pháp thực tính tương ưng, với thức pháp thực tính thọ tương ưng với thức. Như vậy trong vấn đề này làm sao biết ngơ tu tập, và tu tập ở đây là kinh nghiệm tu tập như thế nào cho an lạc.
Và trở lại bài học thi` người Phật tử chúng ta học Vi Diệu Pháp, học riêng về Vi Diệu Pháp chúng ta cũng phải lưu y’ rằng, cho dù thọ khổ, thọ lạc hay thọ hỷ và xả đều chỉ là thọ tâm sở vedanàcetasika, hay thuộc tính thọ, chỉ một tâm sở mà thôi và tâm sở đó nó gồm có 5 cảm giác. Như vậy một trong 5 cảm giác đó sẽ tương ưng với tâm nào mà thọ có thể có mặt được. Chẳng hạn như thọ hỷ thi` có mặt ở trong tâm bất thiện, chỉ có mặt ở trong tâm tham thọ hỷ.
Thọ hỷ đó thi` tâm thiện thọ hỷ, hoặc tâm thiện sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền thi` những tâm đó có thọ, có tương ưng là thọ hỷ.
Co`n thọ ưu có mặt ở gặp cảnh trái y’ nghịch lo`ng khởi lên một thứ phiền năo, thi` lúc đó thọ ưu không thể nào có mặt ở trong tâm thiện được.
Thọ khổ khi chúng ta nói đến thọ khổ, chúng ta phải biết thọ khổ này là cảm thọ tương ưng với tâm thức quả bất thiện, tức là thân thức thọ khổ.
Thọ lạc cũng là một thứ cảm tho tương ưng với tâm thân thức gọi là thân thức thọ lạc.
Thọ xả có mặt trong tâm bất thiện cũng có như là thân thọ xả, hoặc tâm si, tâm si hoài nghi, tâm si phóng dật, những tâm đó đều là thọ xả.
C̣n đối với tâm tịnh hảo như tâm thiện, tâm tố và tâm quả hữu nhân, thi` vẫn có những thứ tâm mà cảm thọ xả.
Ở đây thưa qúi vị nếu chúng ta tri`nh bày về vấn đề cảm thọ hay thọ uẩn, chúng ta có sự phân biệt chia chẻ như vậy, thi` chúng ta mới thấy rằng phàm ở đời này, chúng sanh khi hưởng cảm quả của nghiệp phát sanh lên thọ hỷ, hoặc thọ ưu, thọ khổ hoặc thọ lạc, tất cả những cảm thọ đó chúng ta thấy rằng là quả dị thục của nghiệp trong quá khứ. Nhưng nếu chúng ta phân tích thêm về vấn đề cảm thọ chỉ là một thuộc tánh, giúp cho các pháp đồng sanh với nó hưởng cảnh có khổ, có lạc, có ưu, có hỷ lạc, có xả, thi` ở đây chúng ta sẽ thấy có những trường hợp tâm đổng lực là pháp hành nhân, không phải là quả như tâm bất thiện hay tâm thiện, tâm tố dục giới hữu nhân, tâm thiện tâm tố sắc giới, tâm thiện tâm tố vô sắc giới và tâm thiện siêu thế. Tâm quả siêu thế cũng có cảm thọ nhưng cảm thọ đó không phải là quả dị thục của nghiệp, mà cảm thọ này là một sự phản ứng tự nhiên của tâm đổng lực khi bắt cảnh.
Ở vấn đề đó chúng ta cần phải phân tích cho rơ, cho nên trong đời sống tu tập nếu như chúng ta gặp những trường hợp cảm thọ, và cảm thọ đó chính do nghiệp ở trong quá khứ tạo ra quả, thi` lúc bấy giờ chúng ta hăy biết tri cảm thọ đó, tức là chúng ta hăy nhận biết cảm thọ đó, rồi chúng ta có sự ngăn ngừa đừng để cho nó duyên phiền năo sanh lên. Nhưng đối với trường hợp chúng ta khởi lên tâm thiện thi` những cảm thọ nào như hỷ xả, những tâm thiện nào ở trong tâm thiện sanh khởi, thi` chúng ta phải tu tập những tâm thiện đó, có nghĩa là chúng ta phải phát triển những cảm thọ đó, vui trong thiện pháp, hay chúng ta có trạng thái bi`nh thản đối với thiện pháp trong tâm thiện pháp, thi` nó cũng vẫn là một pháp tu tập.
Tuy nhiên khi chúng ta nói đến vấn đề tu tập xuyên qua các cảm thọ, thi` chúng ta cũng nên biết rằng chỉ riêng đối với tâm thiện dục giới, hễ thọ hỷ, tâm thiện dục giới thọ hỷ thi` có phước báu nhiều hơn tâm thiện dục giới thọ xả.
Nhưng khi chúng ta nói đến những tâm thiện sắc giới, thiện vô sắc giới, hoặc thiện siêu thế, thi` ở đây chúng ta cũng nên nhận biết rằng thọ hỷ đối với tâm thiền chỉ là một trạng thái thô thiển. Nếu như một bậc hành giả tu tập thuần thục viên măn, và có thể an trú trong những trạng thái thiền cao hơn, chẳng hạn như ngũ thiền sắc giới, hoặc thiền vô sắc giới, thi` lúc đó chúng ta sẽ thấy rằng cảm thọ ở đây không phải là thọ hỷ quan trọng hơn là thọ xả, mà chúng ta thấy rơ hễ tu tập càng thuần thục lúc bấy giờ tâm thiền tu chứng chỉ là thọ xả, bởi vi` không có trạng thái vui thô thiển. Đó là điều chúng ta phải học, phải biết trong ngày hôm nay, trong bài học liên quan đến vấn đề cảm thọ.Và thời gian co`n lại chúng ta sẽ bước qua buổi thảo luận cho đề tài ngày hôm nay . Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ
Diệu Tịnh hiệu đính