Ngày 16 tháng 07 năm 2004
Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ
Diệu Tịnh hiệu đính
Bài 13
Những Thuộc Tánh Tợ Tha
Thuộc Tánh Biến Hành (Xúc – Phassa)
Những điểm chính
1 Thuộc tánh tợ tha là ǵ?
2 Thế nào là thuộc tánh biến hành
3 Thuộc tánh xúc
4 Thuộc tánh thọ
5 Thuộc tánh tưởng
6 Thuộc tánh tư
7 Thuộc tánh định
8 Thuộc tánh mạng quyền
9 Thuộc tánh tác y'
Bài học dưới đây trích từ tập sách: "Vi Diệu Pháp Giảng Giải" của Pháp Sư Giác Chánh. Từ ngữ " sở hữu" được hiểu là "thuộc tánh của tâm" theo giáo án giảng giải trong Room Diệu Pháp
13.1 Sở hữu tợ tha là những sở hữu không có đặc tính riêng biệt, chúng mang đặc tính của tâm mà chúng phối hợp; nếu hợp với tâm Thiện, th́ đặc tính của chúng là Thiện; nếu hợp với tâm Bất Thiện, th́ đặc tính của chúng là Bất thiện; nếu hợp với tâm Vô Kư, th́ đặc tính của chúng là Vô Kư. Sở hữu tợ tha được chia ra làm hai loại:
ooOoo
TT Giác Đẳng: Thưa quí vị
trong câu trả lời của Sư Trưởng,
trước nhất liên quan đến câu hỏi chúng tôi
hỏi Sư Trưởng, thi` qúi vị nghe Sư
Trưởng trả lời trong ba y' đầu tiên, Sư
Trưởng đă trích dịch trong cách định
nghĩa, định nghĩa từ vựng trong các bản
kinh có thể nói rằng gối đầu giường
của chúng ta, như quyển Thắng Pháp Tập Yếu
Luận ở trong đó HT Minh Châu gói ghém kể cả
bản sớ giải của Ngài kasac, viện trưởng
viện đại học Ananda.
Chúng ta cũng nghe
nhiều đoạn kinh khác nhau, Sư Trưởng trích
dẫn như một tài liệu căn bản để
tạo định nghĩa cho bài học do Sư
Trưởng soạn ra, và chúng ta đă dùng ở đây
trong bài học ngày hôm nay.
Điểm
thứ hai Sư Trưởng nêu lên khi chúng ta nói rằng xúc
sở sanh thọ, thi` cái đó mang hi`nh thức chúng ta
thường gọi trong A Ty` Đàm, gọi là hổ
tương duyên như ghế ba chân, cái này nó trợ cái kia,
mặc dầu ba nó đồng thời có mặt, nó
đồng hiện hữu, nhưng cái này nó trợ cho cái
kia,
Điểm thứ ba, Sư Trưởng có
nhắc đến một số cái tinh thần, đúng
hơn chúng tôi gọi là thái độ. Cái tinh thần là chúng ta cho dù
dựa trên sự quảng diễn nào, thi` cũng phải y
cứ vào cách giải thích truyền thống để không
có đi quá xa, đó là ba y' Sư Trưởng đă
giải thích trong câu giải thích của Sư
Trưởng.
Chúng
ta phải nói rằng có một may mắn rất lớn
trong lớp học A Ty` Đàm, thật ra từ nhỏ
tới lớn vô trong chùa học A Ty` Đàm, ít có khi nào có
được điều kiện để qúi học
viên có thể nghe nhiều vị Giảng Sư cùng thảo
luận với nhau, và trong rơom này đặc biệt có
nhiều Chư Tăng cùng ngồi lại để
thảo luận, chúng tôi mong rằng nếu qúi vị
cố gắng nghe, thi` qúi vị sẽ không đặc vấn đề là ai đúng ai sai,
và vấn đề là mỗi một điểm nào nó
cần sự soi sáng nhiều y' kiến, nhiều sự
đóng góp khác nhau.
Kính
bạch TT Trí Siêu, nếu một người do họ không thu thúc sáu căn, họ để cho tự
mi`nh để thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng,
do những cảnh dục lạc, và từ chỗ đó
sanh ra phiền năo. Trên một
câu chuyện rất bi`nh thường trong cuộc sống
của chúng ta như vậy, thi` bấy giờ chúng ta
lại nghĩ đến câu Đức Phật nói nhăn xúc
sở sanh thọ, nhĩ xúc sở sanh thọ.
Nghe làm gi`, thấy làm gi` để rồi
cho tâm tư mi`nh nó phải vương mang, để cho tâm
tư mi`nh phải trĩu nặng. Cái nghe thấy thật sự không có ích
lợi, thi` chúng ta khi nói đến nhăn thức sở sanh
thọ, nhĩ thức sở sanh thọ
trong mạch văn như vậy nghe rất bi`nh
thường. Chúng ta thấy
nó đi theo thứ tự có trước,
có sau, có nghĩa là do tâm dễ dui rồi để cho 6 căn
không thu thúc.
Sáu
căn không thu thúc tiếp xúc với
cảnh cũng như vậy, do đó tiếp xúc như
vậy nó tạo ra cảm thọ như vậy, chúng ta
thấy nó có trước có sau.
Ở
đây trong A Ty` Đàm tất
cả chúng ta đều đồng y' một điểm
rằng, đó là bốn danh uẩn thi` nó đồng sanh,
nghĩa là trong một tâm tối thiểu đi nữa nó
cũng có 7 tâm sở biến hành, nghĩa là xúc, thọ,
tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác y', nó
đồng sanh với nhau. Ở đây Sư Trưởng
đă dùng ví dụ về cái ghế mang tánh cách hổ
tương duyên, nghĩa là 4 chân nó đồng thời, và
chân này trợ cho chân kia, nó không có yếu tố
trước sau về thời gian.
Bạch
TT Trí Siêu về điểm này có một tranh luận rất
lớn, khi chúng ta giảng thập nhị nhân duyên, Ngài
Buddhaghosa một vị danh tăng của Thái Lan, cũng đă
nhiều lần bàn thảo trong cuốn sách của Ngài, khi
Ngài viết thập nhị nhân duyên.
Thi`
theo TT Trí Siêu, chúng ta có nên nhi`n vấn đề ở trong
hai cách nói khác nhau hoàn toàn, ví dụ khi chúng ta nói nhăn xúc sở
sanh thọ, nhĩ xúc sở sanh thọ, là chúng ta cứ
nhi`n trong bối cảnh thường thức ở bên ngoài,
và nó có trước có sau, do có cái này nó sanh ra cái kia, hay chúng
ta nên nhi`n nó qua câu nói nhăn xúc sở sanh thọ, tuy nói như
vậy nhưng nó đồng sanh chứ không nhất thiết
có trước có sau. Xin thỉnh
TT Trí Siêu cho biết y’ kiến của TT về câu nói này, bởi
vi` vấn đề xúc duyên sanh cho thọ
nó là một đề tài lớn trong thập nhị nhân duyên. Và chúng ta cũng nghe nhiều đoạn
kinh rất danh tiếng, thí dụ như kinh Đế Thích
Sở Vấn hay nhiều đoạn kinh khác Đức Phật,
Ngài dạy cho Tôn Giả Rahula, những giáo giới Rahula này
cũng nhắc đến sự chi phối của sự
gặp gỡ căn cảnh và thức, do nó tạo ra các cảm
thọ. Thi` theo TT Trí Siêu mi`nh nên
hiểu nó theo hai mạch văn khác, hai bối cảnh khác
nhau, hay chúng ta nên gôm nó lại để chúng ta có một cái
định nghĩa, định nghĩa như Sư Trưởng,
và định nghĩa đó là một quan hệ hổ tương,
không trước không sau, mà đồng sanh, xin thỉnh TT
Trí Siêu.
TT Trí Siêu: Kính
bạch Chư Tăng, kính thưa quí vị, khi chúng ta bàn về
Phật pháp, nhất là những gi` liên quan đến đề
tài lớn. Như
ở đây khi chúng ta nói đến xúc duyên thọ trong thập
nhị nhân duyên, hay trong pháp duyên khởi, thi` quả thật
đó là một vấn đề chúng ta cần phải được
thảo luận ra đây.
Tất nhiên khi chúng ta bàn đến vấn đề xúc sở sanh thọ, khi chúng ta nói đến 4 danh uẩn đồng sanh trong một sát na tâm, thi` xúc duyên thọ bằng cách hổ tương duyên, hay đồng sanh duyên, chẳng những vậy mà xúc thi` duyên cho tất cả những tâm sở đồng sanh với nó cũng bằng cách đó. Ở đây thật ra thi` không có vấn đề gi` để chúng ta nói cả, theo chúng tôi nếu đặc vấn đề các duyên khởi, tức 12 mắc xích để tạo ra vo`ng luân hồi, sự luẩn quẩn, thi` ở đây chúng tôi lại chuộng đến cách tri`nh bày, do xúc duyên cho thọ bằng cách thường cận y, là vi` ở đây có thọ khổ, thọ lạc, thọ phi khổ phi lạc, do duyên mắt thấy tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, và y' suy nghĩ , có như vậy thi` thọ mới duyên cho ái được.
Như chúng ta đă biết khi nhi`n cái gi`, khi tai nghe tiếng, cảm thọ phát sanh lên, tức là thọ hỷ hoặc, thọ ưu, hoặc thọ khổ, thọ lạc, hay thọ phi khổ phi lạc, thọ xả, lúc đó chúng sanh mới có thể khởi một sự ái nhiễm đối với cảnh sắc hay cảnh thinh v.v...Co`n nếu như nói rằng xúc duyên thọ mà giải thích là đồng sanh duyên, hay hổ tương duyên trong một sát na tâm, thi` xúc duyên thọ như chúng ta đă biết, nhăn xúc hay nhăn thức ở trong xúc duyên cho thọ, thọ đó chắc chắn chỉ là thọ xả thôi, trong tâm nhăn thức phải là thọ xả. Tâm nhĩ thức là thọ xả, tâm tỷ thức là thọ xả, tâm thiệt thức là thọ xả, chỉ có tâm thân thức là mới là thọ khổ hay thọ lạc. Thi` trong trường hợp này thọ trong tâm nhăn thức thọ của nhĩ thức v.v.. thi` thọ đó chỉ thoáng qua trong một sát na, nếu nói như vậy thi` không đủ để làm cảnh hay làm năng duyên cho ái sanh khởi, thi` trong trường hợp này nếu nói theo duyên khởi chúng tôi lại quan tâm đến một khía cạnh được giải thích ở đây tức là do duyên xúc cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị cảnh xúc, cảnh pháp mà khởi lên một trong ba cảm thọ, tức là khổ lạc tu hỷ xả hoặc khổ lạc phi khổ phi lạc.
Có như vậy thi` việc chúng ta tu tập, chúng ta mới có thể gọi là có chánh niệm, và thu thúc được đối với khi mắt bắt cảnh sắc thi` cảm thọ sanh khởi, và tiếp theo đó là những thứ tâm thiện, hay tâm bất thiện sanh lên. Chúng ta sẽ chánh niệm để chúng ta kiểm tra lại nội tâm của mi`nh, và lúc đó gọi là thu thúc. Như chúng ta thu thúc về mắt, tất nhiên khi mắt thấy cảnh sắc thi` là thọ xả, chứ không có ti`nh trạng trong nhăn thức có thọ ưu. Thế thi` trong vấn đề này, chúng ta đặt trường hợp vị hành giả tu tập tu tập thu thúc về nhăn căn v.v... Làm như thế đó có lẽ chúng ta hơi khó nhận diện rằng, ở đây trong một bản chú giải về phần duyên sinh, bản chú giải đó cũng có đề cập đến về vấn đề xúc duyên thọ, giải theo hai cách, một cách là câu sanh duyên, một cách là thường cận y duyên.
Ở đây chúng ta đă
thường bàn bạc, chúng tôi không phủ nhận cả
hai cách giải thích đó.
Nhưng theo cách giải thích thường khi chúng tôi
thuyết pháp giảng đạo để cho Phật tử
nghe và tu tập thực hành, thi` chúng tôi lại nghiên về
lối giải thích xúc duyên cho thọ theo đời thường,
để Phật tử dễ nhận hiểu khi thấy
cảnh sắc, nếu thấy cảnh sắc toại y',
thường thi` chúng sanh khởi lên sự hoan hỷ, trong
sự hoan hỷ đó nếu biết chánh niệm dừng
lại ở chỗ này, thi` tâm tham ái không thể sanh khởi. Co`n nếu như gặp
cảnh sắc bất toại nguyện, cảnh sắc xấu,
lúc bấy giờ tâm buồn bực chán nản sanh khởi,
lúc đó dừng lại ở đây, có chánh niệm ở
đây, thi` tâm sân không sanh khởi được. Do vậy trong trường hợp
này chúng ta cũng cần phải suy xét về khía cạnh
đó, tất nhiên chúng tôi chỉ tri`nh bày theo quan điểm,
theo cảm nghĩ của chúng tôi, và những gi` chúng tôi kinh
nghiệm trong việc tu tập thấy được, chúng
tôi chỉ xin góp y' để trả lời câu hỏi của
TT Giác Đẳng đă nêu lên trong vấn đề này là
như vậy.
Minh Hạnh biên soạn
& Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính