Ngày 16 tháng 07 năm 2004
Minh
Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu
đính
Bài 13
Những Thuộc Tánh Tợ Tha
Thuộc Tánh Biến Hành
Những điểm
chính
· Thuộc tánh tợ tha là ǵ?
· Thế nào là thuộc tánh biến hành
· Thuộc tánh xúc
· Thuộc tánh thọ
· Thuộc tánh tưởng
· Thuộc tánh tư
· Thuộc tánh định
· Thuộc tánh mạng quyền
· Thuộc tánh tác y'
13.1 Sở hữu tợ tha là những sở hữu không có đặc tính riêng biệt, chúng mang đặc tính của tâm mà chúng phối hợp; nếu hợp với tâm Thiện, th́ đặc tính của chúng là Thiện; nếu hợp với tâm Bất Thiện, th́ đặc tính của chúng là Bất thiện; nếu hợp với tâm Vô Kư, th́ đặc tính của chúng là Vô Kư. Sở hữu tợ tha được chia ra làm hai loại:
ooOoo
TT Giác Đẳng: Kính tri ân TT Trí Siêu, chúng ta hăy đi vào thuộc tánh
đầu tiên, thuộc tánh này là thuộc tánh về xúc hay
tâm sở xúc. Bạch TT Trí Siêu trong định nghĩa của
bài học này, bài học được Sư Trưởng
viết ở tại đây, và cũng như ti`m thấy ở
một số các bản định nghĩa, thi` mới
đọc chúng ta cảm thấy dường như rất
bi`nh thường, định nghĩa xúc là sự xúc chạm
chủ thể với đối tượng, và sự xúc
chạm này là sự xúc chạm giữa tâm với cảnh gọi
là xúc. Căn, trần, cảnh,
thức, gặp nhau thi` gọi là xúc, ví dụ hai bàn tay chạm
nhau phát ra tiếng, hay hai bàn tay như căn và cảnh chỗ
chạm nhau là xúc.
Bạch TT Trí Siêu mới
nghe thi` với một người không đặc nặng
về vấn đề ngôn từ, định nghĩa
như vậy rất ổn, nhưng nếu chúng ta xét kỹ
thi` chữ xúc là một cái sự kiện, và một sự
kiện gặp gỡ giữa căn, cảnh và thức.
Trong lúc đó, khi chúng ta quan niệm về thuộc tánh, tức
một bộ phận nằm trong thức, một thành tố
của tâm thức ở đây, và thành tố đó nó
đóng vai tro` để làm thế nào cho tâm tiếp xúc với
căn, với cảnh.
Bạch TT Trí Siêu nếu
chúng ta định nghĩa tâm sở xúc, hay thuộc tánh xúc
là sự gặp gỡ giữa căn cảnh và thức,
thi` TT nghĩ rằng định nghĩa đó có ổn hay
không, chúng ta có dùng được hay không hay chúng ta thay vi`
nói đề cập đến xúc như là một sự
kiện gặp gỡ, thi` chúng ta nói đến có một
thành tố ở trong thức và thành tố đó đóng vai
tro` như thế nào đó, để chúng ta định nghĩa được.
Xin được thỉnh TT Trí Siêu hoan hỷ làm sáng tỏ
điều này về tâm sở điều tiên là tâm sở
xúc hay thuộc tánh xúc.
TT Trí Siêu: Kính thưa quí vị
khi chúng ta nói đến xúc, ở đây quả thật có một
vấn đề, khi TT Giác Đẳng gợi y’ chúng tôi cảm
thấy như có một vấn đề, bởi vi` nếu
như chúng ta định nghĩa xúc chạm giữa
căn, cảnh và thức, thi` trong trường hợp
đó chúng ta thấy rằng, căn ở đây chắc chắn
thuộc về sắc pháp, co`n cảnh có thể là danh pháp,
có thể là sắc pháp.
Nhưng riêng ở đây nó là một
trong bốn thành phần danh uẩn, như vậy nếu
như chúng ta định nghĩa xúc là sự đụng chạm
giữa căn, cảnh, và thức, thi` trong trường hợp
này chúng ta đă nói đến phận sự của xúc tâm sở,
mà chúng ta kéo qua phần liên quan đến sắc pháp. Và cảnh đây là vấn đề
mà theo chúng tôi thi` sài từ ngữ này định nghĩa
riêng về xúc tâm sở, chúng ta định nghĩa theo cách
đó có vẻ như
không được ổn cho lắm.
Bởi vi` nếu danh từ gọi phassa hay
phusana. , chúng ta dùng trong nghĩa
thông thường, xúc là gi`. Thi`
ở đây chúng ta mới có thể nói, bởi vi` xúc luôn luôn đi kèm với thọ, với
tưởng, và các hành uẩn khác cũng như với thức,
thi` tại sao những thứ khác chúng ta không đề cập
đến, có liên quan về căn cảnh, mà chỉ có xúc
là chúng ta nói riêng. Do đó theo
chúng tôi thi` ở đây vẫn lấy tứ phương
diện bốn khía cạnh của xúc tâm sở, chúng ta giải
thích thi` chỉ có vấn đề , trạng
thái của xúc tâm sở là một cơ phận của tâm,
và cơ phận đó đóng vai tro` tiếp xúc với
căn và cảnh.
TT Giác Đẳng: Thưa quí vị chúng ta có thể nói rằng, xúc giống như một thành tố, một cơ phận của tâm, và cơ phận đó đóng một vai tro` tiếp xúc với căn với cảnh. Chứ có lẽ chúng ta không thể định nghĩa xúc là sự gặp gỡ giữa căn và cảnh. Sự gặp gỡ giữa căn, cảnh, thức nó là một sự kiện nói lên sự gặp gỡ giữa ba thứ căn, cảnh, và thức.
Co`n ở đây chữ xúc này là một thành tố của tâm, chúng ta lấy một ví dụ trong một công ty lớn, có một bộ phận người ta gọi là public relation, chúng tôi không biết ở Việt Nam sau này gọi thế nào, nhưng người Trung Hoa gọi là công quan, công quan tức là những người lo vấn đề quan hệ công cộng, họ dịch từ chữ public relation mà ra. Thi` bộ phận này chính là bộ phận giúp cho công ty có thể tạo điều kiện để tiếp xúc qua lại với thế giới bên ngoài, theo một cái ti`nh tự hợp ti`nh hợp ly' công ty đưa ra. Thi` trong đơn vị tâm pháp cũng có một thành tố đóng vai tro` như vậy. Do đó TT Trí Siêu cũng đồng y' với chúng tôi, chữ xúc nên định nghĩa là một cơ phận của tâm, và cơ phận đó có vai tro` tiếp xúc đối với căn và cảnh, nó đóng vai tro` như vậy chứ không phải là một sự kiện xúc.
Minh
Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu
đính