Ngày 16 tháng 07 năm 2004

 

Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

 

Bài 13

 

Những điểm chính

· Thuộc tánh tợ tha là ǵ?

· Thế nào là thuộc tánh biến hành

· Thuộc tánh xúc

· Thuộc tánh thọ

· Thuộc tánh tưởng

· Thuộc tánh tư

· Thuộc tánh định

· Thuộc tánh mạng quyền

· Thuộc tánh tác y'

13.1 Sở hữu tợ tha là những sở hữu không có đặc tính riêng biệt, chúng mang đặc tính của tâm mà chúng phối hợp; nếu hợp với tâm Thiện, th́ đặc tính của chúng là Thiện; nếu hợp với tâm Bất Thiện, th́ đặc tính của chúng là Bất thiện; nếu hợp với tâm Vô Kư, th́ đặc tính của chúng là Vô Kư. Sở hữu tợ tha được chia ra làm hai loại:

ooOoo

TT Giác Đẳng:Kính bạch Sư Trưởng, kính TT Trí Siêu, kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật tử. Trong tuần trước chúng ta đă đi qua khái niệm về những thuộc tánh của tâm co`n được gọi là sở hữu tâm hay tâm sở. Xin nhắc lại ở đây một điểm là TT Trí Siêu và ĐĐ Lá Bối có một chút vấn đề tri`nh bày khi đề cập đến chữ tâm vương, đặc biệt trên phương diện văn từ cũng như vai tro` thi` rất khó để cho A Ty` Đàm Pali đồng y' một điểm, tâm mi`nh là tâm vương, những khái niệm như vậy không thích hợp trong A Ty` Đàm Pali.

Tuy nhiên với TT Trí Siêu, tâm sở lại là một cái chữ rất đắc dụng, nhưng  chúng ta nhớ một điều rằng, hễ chúng ta dùng tâm sở thi` chúng ta phải dùng tâm vương. Hầu như nếu nó chỉ có tâm sở không, thi` rất khó hai từ vựng đó vốn đi song song với nhau. Và chúng ta cũng có danh từ là sở hữu tâm, nhưng khi mi`nh dùng, mi`nh gọi tắt giống như sở hữu tàm sở hữu úy, sở hữu xúc, sở hữu thọ. Thi` sở hữu đó nó dùng ở trong mạch văn như vậy, nó có vấn đề về phương diện sử dụng văn tự. 

Và rồi ở đây chúng tôi lại dịch một chữ, là chữ thuộc tánh của tâm, chữ hơi dài. Và chữ thuộc tánh này TT Trí Siêu cũng đồng y', nhưng nó hơi lạ một chút.

Tuy nhiên ngày hôm nay chúng ta sẽ đào sâu vào phần đầu của tâm sở tức là thuộc tánh tợ tha.  Chữ tợ tha có nghĩa nó đi với thiện nó thành ra thiện, đi với bất thiện thành ra bất thiện. Có thể nói rằng tánh của nó căn bản là trung tính, hay nói một cách rơ hơn nó làm việc vai tro` máy móc. Tuy vậy ở trong những tâm sở tợ tha này, nhất là tâm sở biến hành, nó lại đóng nhiều vai tro` quan trọng. Trong ngũ uẩn thi` chúng ta ti`m thấy có thọ uẩn, tưởng uẩn, và dĩ nhiên có hành uẩn ở trong đó. Và rồi trong một số các danh sắc khái niệm khác, thi` 7 sở hữu biến hành đặc biệt quan trọng, coi như những cơ năng hết sức như sở hữu xúc, như tâm sở xúc chẳng hạn, nó là một thứ thuộc tánh đă được kinh tạng giới thiệu đi giới thiệu lại rất  nhiều lần. 

Bây giờ trước nhất xin được thỉnh TT Trí Siêu, giải thích cho điểm đầu tiên trước, đó là thế nào gọi nhóm thuộc tánh biến hành, và chữ biến hành ở đây nên được định nghĩa như thế nào, trên phương diện văn tự, rồi sau đó thi` chúng ta sẽ đào sâu về y' nghĩa vai tro` của 7 tâm sở biến hành.

 Bảy tâm sở biến hành này phải đi từng thứ một, tại vi` chúng đặt biệt quan trọng, ở đây nói lên cơ năng của tâm, và 7 tâm sở biến hành này có thể nói rằng đă được đề cập đến trong nhiều đề tài khác nhau, chẳng những trong A Ty` Đàm và trong kinh tạng cũng vậy. 

Xin cung thỉnh TT Trí Siêu hoan hỷ định nghĩa cho tâm sở biến hành và sau sở biến hành là gi`, sau đó chúng ta sẽ đi vào từng thuộc tánh một của biến hành.  Thỉnh TT Trí Siêu.

TT Trí Siêu: Kính bạch Chư Tôn Đức, kính thưa quí vị, hôm nay chúng ta sẽ học trở lại chi tiết về các thuộc tánh tợ tha, trong đó được chia làm hai phần, là phần thuộc tánh biến hành với danh từ gọi là sàdhàranà. Tuy nhiên chúng ta phải nói cho đủ trong 52 tâm sở chia thành 3 nhóm thuộc tánh, hay 3 nhóm tâm sở, hoặc 3 nhóm sở hữu tâm.

Trong đó nhóm thuộc tánh tợ tha cũng có biến hành, và nhóm thuộc tánh bất thiện cũng có biến hành, nhóm thuộc tánh tịnh hảo thứ ba thi` chúng ta gọi là sabbacittasàdhàranà.

Co`n nhóm tánh bất thiện có biến hành, thi` gọi là akusalasàdhàran.acetasika , là để chỉ cho những tâm sở nó biến hành trong tất cả tâm bất thiện.

Co`n nhóm thuộc tánh tịnh hảo hay tâm sở tịnh hảo thi` cũng có biến hành mà chúng ta gọi là sobhanasàdhàranà  tức tịnh hảo biến hành gồm, những thuộc tánh phối hợp trong cùng khắp những tâm tịnh hảo. 

Bây giờ chúng ta sẽ trở lại với nhất thiết tâm biến hành.  Chữ nhất thiết tâm biến hành ở đây, hay nói một cách tóm tắt là biến hành tâm đó, Ngài HT Tịnh Sự, Ngài dịch ngắn gọn, Ngài dịch chữ sabbacittasaadhàran.acetasika tức là biến hành tâm. Sở dĩ chúng ta gọi như vậy, bởi vi` 7 thuộc tánh này luôn luôn có mặt cùng khắp trong 121 tâm. Chữ sàdhàranà hay dịch là biến hành, nó có nghĩa phổ cập, hay phổ biến, nếu chúng ta sài cái nghĩa thông thường thi` ở đây có nghĩa công cộng hoặc là chung cho tất cả.

Chúng ta sài nghĩa chung cho tất cả, nghĩa là không có sự phân biệt, tâm nào cũng có 7 thuộc tánh này và chính vi` đó cho nên xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác y', 7 thuộc tánh này, hay 7 tâm sở này được gọi là sabbacittasaadhàran.acetasika  co`n riêng về bốn si phần, si vô tàm, vô úy, phóng dật, thi` 4 thưộc tánh này gọi là những thuộc tánh bất thiện biến hành, vi` có mặt trong cả 12 tâm bất thiện, không có tâm bất thiện tham, sân, si, nào  lại thiếu.

Chính tâm sở tịnh hảo như tín, niệm, tàm, úy, vô tham, vô sân, hành, xả, khinh thân, khinh tâm, vô thân, vô tâm v.v.... Thi` 19 thuộc tánh này được gọi là sobhana.sàdhàranà  tức là tịnh hảo biến hành. Vi` 19 tâm sở này có mặt cùng khắp trong 79 tâm tịnh hảo.  Do vậy cho nên ở đây chúng ta phải nói luôn về chữ biến hành cho cả ba nhóm tâm sở.

Như vậy sau này chúng ta có học tiếp tục những nhóm thuộc tánh khác, chúng ta mới không có nhầm lẫn, chúng ta mới không cảm thấy như một sự trùng lập. Cần phải được phân tích một loạt cả ba loại biến hành tâm sở như thế. Và đó là y' nghĩa của thuộc tánh biến hành trong 13 thuộc tánh tâm tợ tha mà chúng tôi đă tri`nh bày về y' nghĩa theo lời yêu cầu của TT Giác Đẳng là như vậy.  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính