A Tỳ Đàm, Bài 11.2.2 Ngày 3 tháng 7 năm 2004

Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

Bài 11

40 Tâm Siêu Thế

ĐĐ Pháp Đăng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con Pháp Đăng kính đảnh lễ TT Trí Siêu, kính đảnh lễ TT Giác Đẳng và kính đảnh lễ quí Ngài.  Trong bài giảng của TT có một vài điều con cũng thay mặt Phật tử muốn hỏi TT, theo như TT nói rằng thiền ướt và thiền khô. Nếu con đóng vai tro` một người Phật tử học trong lớp Diệu Pháp này, thi` con có thể nghĩ rằng thiền khô đó có nghĩa là đạo quả vị đó chứng không có thiền  hay không, và nếu nói rằng thiền ướt là đạo quả vị đó chứng có thiền, có nghĩa là dùng danh từ có thiền và không có thiền.  Thiền khô cũng đồng nghĩa là không có chi thiền, thiền ướt đồng nghĩa với có chi thiền và trong vấn đề TT nói về nhập thiền quả. 

Nếu một vị đang nhập thiền quả như vậy, có sự cảm giác giống như người ta thường, thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, xúc, chạm, hoặc suy nghĩ hay không? Hay có một trạng thái như thế nào trong lúc vị đó nhập thiền quả, theo căn bản để có thể hiểu theo một hướng như thế nào? Con xin cung thỉnh TT lên cho chúng con biết thêm phần này.  Theo như con là một vị học trong lớp A Ty` Đàm này con hỏi như vậy, thi` với sự suy nghĩ về hai loại thiền ướt và thiền khô, và sự thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, sự suy nghĩ thiền quả đó nó có giống như những cảm giác đó hay không. Con xin cung thỉnh TT vi` lo`ng bi mẫn lên giảng dậy cho chúng con. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

TT Trí Siêu: Xin cám ơn ĐĐ Pháp Đăng đă có lời góp y' và hỏi lên những câu hỏi có liên quan trong bài học ngày hôm nay để chúng tôi có dịp tri`nh bày. 

Ở đây thưa quí vị, có một vấn đề chúng ta chú y', là trong đời sống bi`nh nhật của chúng ta, có những loại tâm quả rất gần gủi đời thường, tức là những tâm quả vô nhân như, nhản thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, tâm tiếp thu quan sát những tâm quả đó, làm những công việc thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng.  Và như vậy trong đời sống bi`nh nhật của chúng ta thi` tâm quả vô nhân, hay nói đúng hơn là tâm quả dục giới rất gần gủi đời thường của chúng ta, nên điều đó chúng ta có thể dễ dàng nhận được.

 

Nhưng đối với tâm quả siêu thế, thi` tâm quả siêu thế này, cho dù một vị đắc đạo quả thiền ướt, vị đó có thể tái sanh khởi lại tâm quả siêu thế, nhưng  tâm quả siêu thế này vẫn y cứ trên Niết bàn làm đối tượng.

 

Nhưng tâm quả siêu thế y cứ trên Niết bàn để làm đối tượng mặc dù tâm quả siêu thế vẫn là tâm đổng lực (Javanacitta).  Nhưng ở đây trong lúc nhập thiền quả thi` vị đó chỉ hưởng được trạng thái lạc giải thoát, chớ không có hưởng được một trạng thái cảm thọ, như khi chúng ta thấy cảnh sắc hay  nghe tiếng, ngửi mùi, nếm vị, thân xúc.

 

Và ở đây thưa quí vị, khi chúng ta sanh khởi tâm bi`nh thường,  thi` chúng ta chỉ có thể hiểu được bằng chí văn, chớ chúng ta ở đây không ai đắc đạo quả, cho nên việc chúng ta tái khởi tâm quả siêu thế để nhập thiền quả có sự an lạc như thế nào, thi` điều đó tất cả chúng ta đều chưa có thể cảm nhận được. 

 

Chớ không phải giống như nhăn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức là những tâm quả vô nhân, nghe thấy, ngửi nếm, đụng, từ đó chúng ta mới có thể cảm nhận được cảnh sắc này tốt hay không tốt, đáng ưa hay không đáng ưa v.v… Thi` đối với tâm quả dục giới chúng ta có thể nhận được từ đó, nhưng tâm quả siêu thế thi` không thể nhận được bằng cách đó vi` chúng ta chưa chứng đắc. Như vậy chúng tôi đă tri`nh bày thêm một y’ nghĩa có liên quan đến bài học do ĐĐ Pháp Đăng đă nêu lên. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính