A Tỳ Đàm, Bài 11.1.1,  Ngày 2 tháng 7 năm 2004

Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

Bài 11

Tâm Siêu Thế

Những điểm chính

Định nghĩa chữ Siêu Thế

Tâm Đạo

Tâm Sơ Đạo

Tâm Nhị Đạo

Tâm Tam Đạo

Tâm Tứ Đạo

Là tâm biết cảnh Niết-Bàn. Một trạng thái siêu thế vượt ngoài thời gian và không gian; không thuộc về thế gian vô thường, khổ năo và vô ngă. Chấm dứt sanh diệt, thoát ly tam giới. Vượt ngoài thế gian ở đây có nghĩa là hiện trạng sanh diệt chấm dứt chớ không phải có một cái ǵ thực hữu sanh tồn ngoài thế gian. Tâm siêu thế được chia làm hai loại.

OOOOO

TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Sư Trưởng, kính bạch TT Trí Siêu, kính bạch Chư Tôn Đức và thưa quí đạo hữu. Ngày hôm nay chúng ta lại bước qua một phần kế tiếp của tâm theo A Ty` Đàm đó là tâm siêu thế.  Tâm siêu thế không phải chỉ đơn thuần là tâm nói về một trạng thái thù diệu hơn những thứ tâm khác, mà chúng ta được học như tâm dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Tâm siêu thế cũng tiết lộ cho chúng ta rất nhiều điều quan trọng liên quan đến tiến tri`nh tu chứng giải thoát các đạo quả, đồng thời tâm siêu thế cũng cho chúng ta có những cái khái niệm rất rơ ràng về thế nào cảnh giới hiệp thế và cảnh giới xuất thế. 

Có thể nói rằng ở trong một phần quan trọng của hi`nh thái sinh hoạt của đạo Phật liên quan đến quan niệm về đạo và quả, tức là chúng ta tu tập chứng đắc gi`, trải qua quá tri`nh như thế nào và cứu cánh giải thoát ra sao, người ta có rất nhiều quan niệm về điều này theo gio`ng lịch sử tư tưởng của Đạo Phật.  Tuy vậy A Ty` Đàm đă nói lên một sự khẳng định rất quan trọng và sự khẳng định này đă tồn tại trong suốt hai ngàn năm trăm năm qua, về tiến tri`nh tu chứng, và cứu cánh giải thoát của Đạo Phật. 

Tâm siêu thế là tâm biết cảnh Niết bàn và đây là bài học lớn, mặc dầu trong suốt thời gian qua chúng ta đă có dịp để đi qua một số khái niệm kể cả diệt đế, tức là nói về Niết bàn, mà chúng tôi có thể nói rằng đă có những bài báo cũng như là quyển sách lớn viết về những cứu cánh của Đạo Phật.  Tuy nhiên về phương cách của A Ty` Đàm giới thiệu đạo và quả, đặc biệt qua lộ tâm lại hé mở cho chúng ta một điểm hết sức quan trọng.

Ngài Buddhaghosa, khi Ngài viết về thất tịnh, ở trong  thất tịnh sau phần kiến tịnh trở đi thi` chúng ta nhận thấy điều này, Ngài viết theo một số các nhà tư tưởng học Phật, Ngài đă dùng tiến tri`nh tu chứng của Thiền quán, của đạo quả dựa trên quan niệm của A Ty` Đàm để tri`nh bày về điểm này.  Có rất nhiều người xem đây như một hướng dẫn cụ thể đặc biệt tại các quốc gia Phật Giáo. nơi mà bộ Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) được dùng làm bộ sách giáo khoa. trong lúc một số khác chỉ trích rằng chính những quan niệm về đạo quả của bộ Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) đề ra đă làm hạn chế cái nhi`n của người Phật tử. liên quan đến cứu cánh giải thoát. 

Cho dù thế nào đi nữa thi` chúng ta phải lấy công tâm để mà ti`m hiểu, chúng tôi lấy ví dụ quả vị Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán ở trong A Ty` Đàm thường dùng đến chữ sơ quả, nhị quả, tam quả, sơ đạo, nhị đạo, tam đạo và tứ đạo cũng như song song có sơ quả, nhị quả, tam quả và tứ quả.  Những đề tài này là những đề tài được ghi nhận trong tất cả các truyền thống của Đạo Phật.  Lấy ví dụ chúng ta không đồng y' về giá trị của quả vị Tu Đà Hườn, nhưng mỗi truyền thống Nam Tông, Bắc Tông, Mật Tông đều nhắc tới quả vị của những đệ tử Phật đă chứng đắc như thế nào.  Thi` đây không phải lớp học kinh tạng, chúng ta hăy quay sang TT Trí Siêu, để cung thỉnh TT cho chúng ta một số định nghĩa căn bản về thế nào là tâm siêu thế, thế nào là tâm đạo, thế nào là sơ quả, nhị quả, tam quả và tứ quả. Kính cung thỉnh TT Trí Siêu.

 

TT Trí Siêu:  Kính bạch Sư Trưởng, kính bạch TT Giác Đẳng, kính thưa quí vị, hôm nay là môn học A Ty` Đàm, chúng tôi sẽ cùng với Sư Trưởng và TT Giác Đẳng để thảo luận về phần tâm siêu thế, sau phần dẫn nhập của TT Giác Đẳng, chúng tôi sẽ tri`nh bày y' nghĩa của tâm siêu thế.

 

Tâm siêu thế được gọi như vậy, bởi vi` tâm siêu thế là trạng thái tâm biết cảnh siêu thế, tức cảnh Niết bàn. Niết bàn được gọi pháp siêu thế, bởi vi` Niết bàn không thuộc về thế gian pháp, không thuộc về ngũ uẩn, Niết bàn là ngoại uẩn là vô vi pháp, chớ không phải hữu vi pháp. Như vậy khi định nghĩa về tâm siêu thế, chúng ta cần phải chú y' tâm siêu thế là những trạng thái tâm chuyên môn biết cảnh Niết bàn, ngoài cảnh Niết bàn ra  không co`n cảnh nào, cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc nào là đối tượng của tâm siêu thế được, do vậy cho nên tâm này được gọi là tâm siêu thế.

 

Một y' nghĩa thứ hai nữa, khi chúng ta định nghĩa về tâm siêu thế, tâm siêu thế tức là những tâm tu chứng của qúa tri`nh tu tập về thiền quán, sau khi vị hành giả nhiệt tâm nỗi lực thực hành thiền quán minh sát gọi là vipassanajhàna, tức là thực hành tứ niệm xứ cho đến mức độ thuần thục với trí tuệ nhận chân được mọi sự vật theo tam tứ là vô thường, khổ và vô ngă, thi` ngay khi đó vị hành giả chứng đạt loại tâm siêu thế là tâm đạo, rồi tâm đạo sẽ tạo ra tâm quả siêu thế.

 

Như vậy tâm đạo và tâm quả này, sở dĩ được gọi là tâm siêu thế, vi` đối với đạo quả khi đă chứng được, vị hành giả sẽ đọan trừ phiền năo, thanh tịnh phiền năo, và do đó đây là giải pháp duy nhất, là con đường duy nhất để đưa đến sự chấm dứt sanh tử luân hồi, siêu xuất tam giới không co`n luân hồi trong cảnh tam giới nữa.

 

Và vi` rằng tâm đạo và tâm quả có hai y' nghĩa như thế cho nên mới gọi là tâm siêu thế, danh từ siêu thế được dịch từ tiếng pali lokuttara citta. Chữ loka ở đây chỉ cho những gi` thuộc về thế gian hay đời gọi là lokiya hiệp thế.  Chữ uttara ở đây có nghĩa là vượt ngoài, vượt khỏi. Như vậy ở đây tâm nào biết cảnh, và cảnh đó là cảnh vượt khỏi hữu vi pháp thi` được gọi là tâm siêu thế.  Và những tâm nào đoạn trừ phiền năo để chấm dứt sự sanh tử luân hồi không co`n hiện hữu trong thế gian này thi` đó gọi là tâm siêu thế.

 

Ở đây thưa quí vị, tâm siêu thế được phân thành hai nhóm tâm, tức là tâm đạo (maggacitta) và tâm quả (phalacitta) hay cũng co`n gọi là lokuttara phalacitta tâm quả siêu thế.  Và ở đây danh từ gọi là phala tức là tâm quả được dùng để chỉ riêng cho lokuttaraphalacitta tâm quả siêu thế mà thôi, để phân biệt được với các tâm quả hiệp thế.

 

Tuy nhiên trong bộ Dhammasangani, bộ Pháp Tụ tri`nh bày về các phần về tâm thiện, tâm quả và tâm tố. Khi nói đến tâm quả vipàkacitta, trong bộ thứ nhất của bộ Tạng Vi Diệu Pháp, bộ Pháp Tụ vẫn dùng chữ vipàka để chỉ cho tâm quả siêu thế, nhưng đi kèm với danh từ lokuttara uttaracitta, ở đây theo chú giải nhất là bộ Abhidhammatthama Sangaha (Thắng Pháp tập Yếu Luận), Ngài Anuruddha đă dùng danh từ phala cũng chỉ cho tâm quả, nhưng chữ phala này đặc biệt để dùng cho quả siêu thế. 

 

Ở đây thưa qúi vị, khi chúng ta định nghĩa hai vấn đề, hai loại tâm tức là tâm đạo và tâm quả siêu thế, khi định nghĩa hai vấn đề này chúng tôi sẽ tri`nh bày một số y' nghĩa có liên quan, định nghĩa về tâm đạo maggacitta. Ở đây thông thường chúng ta hiểu rằng, tâm đạo tức là tâm thiện siêu thế lokuttara kusalacitta. Sở dĩ được gọi tâm thiện siêu thế, bởi vi` chính những tâm đạo này tạo ra tâm quả siêu thế. Gọi là tâm thiện siêu thế bởi vi` những thứ tâm đó nó co`n tạo ra tâm quả tốt đẹp, cho dù tốt đẹp nhưng vẫn xem như một loại tâm quả, và do vậy ở đây được gọi là tâm thiện siêu thế,.

 

Sở dĩ gọi là tâm đạo, vậy ở đây tâm nào có 8 chi đạo phối hợp, có 8 chi đạo tương ưng một cách đồng loạt thi` đó được gọi là tâm đạo.  Tám chi đạo đó tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.  Tám chi đạo này thuộc về 8 tâm sở là tầm trí tuệ là chánh kiến, chánh tư duy là tầm tâm sở, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng là ba tâm sở giới phần, chánh tinh tấn là cần tâm sở, chánh niệm tức là niệm tâm sở và chánh định tức là nhất hành tâm sở. 

 

Thông thường thi` 8 tâm sở chi đạo này cũng có phối hợp với những tâm tịnh hảo hiệp thế như tâm thiện, tâm tố, nhưng tâm thiện dục giới, tâm thiện sắc giới, thiện vô sắc giới hay tâm tố dục giới hữu nhân, tâm tố sắc giới, tâm tố vô sắc giới, mặc dù vẫn có chi đạo phối hợp, nhưng ở đây chúng ta sẽ thấy không có sự đồng bộ, không có sự đồng loạt và không có sự đầy đủ về 8 chi đạo. Lấy ví dụ như 3 tâm sở giới Phật, chánh ngữ, chánh niệm, chánh mạng, khi chánh ngữ, chánh niệm, chánh mạng phối hợp trong tâm thiện dục giới, thi` tâm thiện dục giới này, nếu khi một người tu tập giữ giới, mới có những tâm sở này phối hợp, nhưng phối hợp một cách rời rạc, có nghĩa là khi giữ giới ngăn ngừa khẩu ác nghiệp thi` lúc đó chánh ngữ sẽ có mặt để ngăn ngừa khẩu ác nghiệp.  Khi tu tập giữ giới thuộc về thân hành thi` ở đây không có chánh ngữ mà là chánh nghiệp, và khi giữ giới về sự nuôi mạng chân chánh không tà vạy, không  gian dối, không xảo quyệt thi` lúc đó tâm sở chánh mạng sẽ sanh khởi mà không có chánh ngữ và chánh nghiệp v.v....

 

Chỉ có điểm đặc biệt đối với tâm siêu thế nó có đủ bát chi đạo phối hợp, tức là có đủ cả chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Chính vi` lẽ đó cho nên tâm thiện siêu thế được gọi là tâm đạo, vi` y cứ vào chi đạo phối hợp một cách đồng loạt.  Mặt khác được gọi là tâm đạo, vi` ở đây bát chánh đạo được gọi là đạo đế trong 4 sự thật hay 4 chân ly', hay 4 diệu đế, tức là khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. 

 

Đạo đế ở đây chỉ cho bát chi đạo hay con đường thánh, 8 ngành, thi` ở đây vai tro` của tâm đạo là tâm sát trừ phiền năo để chứng ngộ Niết bàn, do vậy cho nên đối với tâm thiện siêu thế, là một thứ tâm thiện có mặt đầy đủ cả bát chi đạo để trở thành đạo đế, để đưa đến sự đắc chứng Niết bàn, đắc chứng quả siêu thế và kết thúc sự luân hồi sinh tử. 

 

Ở đây thưa quí vị, khi chúng ta đề cập đến tâm đạo, và tâm quả siêu thế thi` chúng ta cũng nên chú y' đến một khía cạnh, nhất là trí tuệ phối hợp giữa hai tâm này, bây giờ chúng tôi để phần đó sẽ nói sau.

 

Chúng ta sẽ định nghĩa về tâm quả siêu thế, tâm quả siêu thế được gọi như vậy vi` đây là quả dị thục của tâm thiện siêu thế tạo ra.  Giữa tâm đạo và tâm quả siêu thế chỉ khác nhau ở điểm, một đằng phát thành nhân và một đằng là phát thành quả.

 

Tâm đạo phát thành nhân, nhân ở đây là nhân tố hay nguyên nhân, co`n quả ở đây tức là hậu quả  hay là thành qủa.  Thi` như vậy chỉ khác nhau về khía cạnh đó, về hoạt dụng đó chớ co`n những chi phần tâm sở phối hợp ở trong tâm đạo, tâm quả, và cảnh của tâm đạo, tâm quả, thi` cũng giống như nhau.  Nghĩa là tâm đạo biết cảnh Niết bàn thi` tâm quả siêu thế cũng biết quả Niết bàn. 

 

Nhưng ở đây chúng ta có một sự phân biệt giữa tâm đạo và tâm quả siêu thế.

 

Trí tuệ ở trong tâm đạo được gọi là khayen~àn.am. là lợi trí sát trừ phiền năo.

 

Co`n trí trong tâm quả siêu thế thi` được gọi là Anuppàden~àn.am. tức là vô sanh trí, là trí tuệ làm cho không sanh khởi phiền năo, có nghĩa làm cho thanh tịnh phiền năo.

 

Chúng ta có ví dụ cũng giống như một người nông dân. Quí vị nào ở dưới miền quê của miền Nam nước Việt, thi` thường biết những người nông dân khi họ làm ruộng, lúc họ dọn thửa ruộng, với thửa ruộng nhiều cỏ, họ dùng cái phản để họ chém gốc cỏ cho ngă rạp xuống, lưỡi phản đó là một lưỡi dao dài, và có hi`nh thể với một cái cán, một lưỡi nằm ở vị trí góc vuông 90 độ, lưỡi đó nó nằm ở mé ngoài chứ không phải góc trong của 90 độ, nó nằm ở gói bù.  Khi người nông dân giơ cao chiếc phản, chém về phía trước thi` cỏ ngă rạp, khi cỏ ngă rạp nó chận lối, lúc bấy giờ bên tay trái người nông dân họ dùng cái cù nèo, để họ móc nắm cỏ qua một bên, dọn thành một khoảng trống ở phía trước.  Chúng tôi thường hay dùng thí dụ này để chỉ cho trường hợp như tâm đạo và tâm quả.  Tâm đạo là sát trừ phiền năo, tâm quả tức là trong sạch phiền năo, hay thanh tịnh phiền năo, nó cũng giống như cái cù nèo. Cái cù nèo tro`n như lưỡi liềm có cán, như mặt trăng có vo`ng cung, nó có cái cù móc, người ta dùng để móc cỏ, để người ta kéo qua một bên. 

 

Thi` ở đây thưa quí vị, chúng ta có thể thí dụ như thế, để chúng ta có thể hiểu được giữa trí ở trong tâm đạo, và trí ở trong tâm quả, đều là những loại trí siêu thế.  Nhưng những chức năng của trí trong tâm đạo, là những phiền năo nào co`n thi` trí ở trong tâm đạo sát trừ phiền năo đó, và khi đă sát trừ phiền năo, thi` trí trong tâm quả siêu thế làm thanh tịnh phiền năo đó không cho nó sanh khởi nữa. 

 

Hoặc chúng ta ví dụ cũng giống như một người bị mụt nhọt ở trên thân, khi người ta dùng đến một lưỡi dao bén để giải phẩu mụt nhọt đó, khi làm cho máu mủ và cái gốc của mụt nhọt, mà chúng ta gọi là cùi của mụt nhọt nó vọt ra rồi, thi` lúc đó người ta sẽ dùng thuốc để người ta băng nó lại và làm cho thịt lành đi. 

 

Cũng ví dụ đó, chúng ta hăy ví dụ đối với lưỡi dao bén để mổ mụt nhọt ví như tâm đạo, và khi dùng đến một miếng băng thuốc để băng lại mụt nhọt đă sạch máu mủ, thi` đây chúng ta ví dụ như tâm quả siêu thế vậy. Một vấn đề khác chúng tôi muốn tri`nh bày ở đây, là khi chúng ta nói đến sự sát trừ phiền năo của tâm đạo, hay sự thanh tịnh phiền năo của tâm quả siêu thế, chúng ta tự hỏi rằng ngay trong lúc đó phiền năo có mặt hay không có mặt để có thể đoạn trừ được?.

 

Thưa quí vị thực ra trong quá tri`nh vị ấy tu chứng, ngay trong lúc đó đă không có phiền năo. Nhưng vi` có sự xuất hiện của tâm đạo, và tâm quả, cho nên phiền năo ngủ ngầm này nó sẽ không phát khởi trong tương lai. Do vậy được xem như một sự sát trừ phiền năo, chớ không phải giống như chúng ta hiểu muốn đốn một cây, thi` cây đó phải có ở phía trước, và phải sử dụng lưỡi búa để chặt cây đó cho ngă xuống.  Như vậy tâm đạo sát trừ phiền năo, tức là sự phát khởi của tâm quả làm cho phiền năo nó không phát sanh được, giống như tuyệt giống. Ở đây chúng ta cũng nên hiểu như thế.

 

Chúng ta lại bước sang một vấn đề khác, đó là sự phân loại hay phân thứ tâm của tâm đạo, và tâm quả siêu thế.  Thực ra đạo quả chỉ có 8 bậc, tức là 4 đạo 4 quả, đạo Tu Đà Hườn tức là sơ quả, đạo Tư Đà Hàm tức là nhị đạo, đạo A Na Hàm gọi là tam đạo và Đạo Ứng Cúng hay đạo A La Hán được gọi là quả Ứng Cúng hay quả A La Hán. 4 loại tâm đạo, 4 loại tâm quả như thế.  Nhưng nếu như chúng ta nói rộng thi` có đến 40 tâm siêu thế, tức là 20 tâm đạo và 20 tâm quả.  Bởi vi` Tu Đà Hườn đạo hay sơ đạo, nhị đạo, tam đạo, tứ đạo chia theo các bậc thiền mà vị hành giả đó đă chứng, tức là chia theo sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, ngũ thiền và vị hành giả chứng ngũ thiền sắc giới hay 4 thiền vô sắc giới, khi đắc đạo quả thi` tâm đạo đó vẫn là tâm đạo ngũ thiền.  Và chính vi` phân loại theo 5 bậc thiền, mà tâm đạo có được 20 tâm và tâm quả có được 20 tâm , tổng cộng là 40 tâm. Nếu chúng ta nói hẹp là 8, chúng ta nói rộng thi` có 40.

 

 Ở đây thưa quí vị khi chúng ta chứng đắc được đạo quả, vị hành giả đi vào gio`ng thánh, và khi đạt đến thánh vức, thi` ở đây có 4 bậc đạo quả hay 4 tầng thánh.  Và 4 tầng thánh này chúng ta phải hiểu là đạo quả Tu Đà Hườn hay sơ đạo, sơ quả. Những tâm sơ đạo, sơ quả này có chức năng sát trừ phiền năo thuộc về tham, thuộc về sân, thuộc về si có liên quan đến 3 kiết sử, tức là 3 triền phược, thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ

 

Nghĩa là khi chứng được đạo quả Tu Đà Hườn, thi` vị này sẽ không co`n tà kiến, không co`n sự hoài nghi, không co`n có sự mê chấp bản ngă đối với ngũ uẩn, đối với thân này.  Như vậy là giá trị của đạo quả Tu Đà Hườn. 

 

Đạo qủa Tư Đà Hàm tức trí tuệ bậc thánh đă thuần thục hơn, mạnh mẽ hơn là làm giảm trừ hay muội lượt hai kiết sử, dục ái và sân.

 

Đạo quả A Na Hàm với trí lực mạnh hơn, sát trừ phiền năo liên quan đến dục ái và sân, nghĩa là tuyệt trừ dục ái và sân.

 

Đạo quả A La Hán là tầng thánh cao nhất trong 4 tầng thánh, trí tuệ trong đạo quả này sát trừ 5 thượng phần kiết sử là ái sắc, ái vô sắc, ngă mạn phóng dật và vô minh.

 

Ở đây thưa quí vị, tâm đạo và tâm quả siêu thế, hay nói chung tâm siêu thế là những thứ tâm kết quả do sự tu tập nỗ lực về thiền định. Chúng ta có hai loại thiền, như trước cho đến nay chúng ta đă học, tức là thiền chỉ samatha và thiền quán vipassana.  Thiền chỉ đưa đến sự đắc chứng đối với 5 thiền sắc giới, và 4 thiền vô sắc giới.  Nhưng đối với thiền quán vipassana, thiền quán được thuần thục và trí tuệ được viên măn, lúc bấy giờ sẽ thành tựu đạo quả, tức là sẽ thành tựu tâm siêu thế.  Cho nên trong vấn đề này người Phật tử chúng ta cần phải học hiểu, để chúng ta phân biệt giữa hai loại thiền,tức là thiền chỉ và thiền quán.

 

Thiền chỉ dùng những đề mục như đếm hơi thở, hoặc hành bốn vô lượng tâm, hoặc nương theo mười đề mục kasina, xanh, vàng, đỏ, trắng, đất, nước, lửa, gió, hư không và ánh sáng v.v...

 

Co`n đối với tâm siêu thế, là những tâm được tu tập do nơi trí tuệ thiền quán, y cứ vào 4 đề mục gọi là 4 đề mục niệm xứ, thân quán niệm xứ, thọ quán niệm xứ, tâm quán niệm xứ và pháp quán niệm xứ, chúng ta từ trước đến giờ cũng đă được nghe rất nhiều về vấn đề này. Đối với tâm siêu thế, tâm đạo và tâm quả, do kết quả của sự tu tập về thiền quán để đọan trừ những phiền năo. Bởi vi` khi muốn đoạn trừ phiền năo, đoạn trừ vô minh  vị hành giả phải có trí tuệ trạch pháp đối với danh và sắc, thấy rơ được tánh chất do duyên sanh, do duyên diệt của các pháp hữu vi.

 

Và tất cả phàm những pháp gi` trong đời này thuộc về hữu vi pháp đều là vô thường, khổ, và vô ngă, sau khi thấy được điều đó, tâm của vị hành giả  thuần thục đến mức độ đạt đến đạo quả siêu thế. Chút xiú nữa đây chúng ta sẽ được nghe Sư Trưởng và TT Giác Đẳng cùng với chúng tôi thảo luận chung quanh trong vấn đề tâm quả siêu thế. 

 

Nói tóm lại đối với tâm siêu thế là những thứ tâm cao qúi, biết cảnh vượt ngoài thế gian, tức biết cảnh Niết bàn, và những tâm này là những tâm khắc chế phiền năo, hay đoạn lià phiền năo để thành tựu được cứu cánh giải thoát.  Và tâm siêu thế cũng vẫn được xem như một pháp hữu vi, nó cũng gồm có 4 danh uẩn, thọ, tưởng, hành, thức. Nhưng thọ, tưởng, hành, thức, đó nó thuộc về pháp siêu thế.

 

Như vậy chúng tôi đă định nghĩa và phân tích về 8 tâm siêu thế. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

 

Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính