A Ty` Đàm, Bài 10.2.2, Ngày
26 tháng 6 năm 2004
Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu
Tịnh hiệu đính
Bài
10
Tâm
Vô Sắc Giới
TT Giác Đẳng:Bạch TT Trí Siêu ở tại đây chúng ta có 4 đề mục liên quan đến đề mục thiền vô sắc, trong đó có hư không là vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng. Và dĩ nhiên chúng ta hiểu rằng các giai tầng của những thiền này, đo`i hỏi sự tuần tự nhất định. Cho dù rằng có bốn khái niệm khác biệt nhau, nhưng một vị không thể từ không vô biên mà lên phi tưởng phi phi tưởng, và một vị không thể từ vô sở hữu đáo xuống không vô biên và thức vô biên.
Bạch TT Trí Siêu, những khái niệm này nên được hiểu là kết quả của ly' luận, hay đây là một cái kết quả dựa trên trực giác, dựa trên kinh nghiệm. Lấy ví dụ khi một người tập trú vào một án xứ, thức là vô biên, thi` án xứ thức là vô biên đó nó đo`i hỏi một tri kiến được góp nhặt, được huân tập dựa trên sách vở, dựa trên điều này điều khác, hay khi vị đó dẫn đến một kết luận xác biết, và niệm rằng thức là vô biên, thi` niệm đó, sự xác quyết đó, nó hoàn toàn dựa trên sự cảm nhận sau khi vị đó đă thuần thục trên truyền thông rồi. Thi` về điểm này xin TT Trí Siêu mở đầu cho bài học ngày hôm nay, chúng ta đáo trở lại tâm thiện vô sắc trước khi chúng ta qua tâm quả vô sắc, xin thỉnh TT Trí Siêu.
TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Sư Trưởng, kính bạch TT Giác Đẳng, kính thưa quí vị, hiện tại chúng tôi đang ở tại Bangkok Thái Lan và tham dự trong buổi học ngày hôm nay, và chúng tôi được biết chúng ta đang học Tâm Vô Sắc Giới. Và thể theo lời của TT Giác Đẳng chúng ta sẽ trở lại với tâm thiền sắc giới, sau đó chúng ta mới triển khai tâm quả vô sắc giới, và tâm duy tác vô sắc giới. Khi chúng ta đề cập đến tâm vô sắc giới, trước nhất là chúng ta phải so sánh giữa thiền sắc giới và thiền vô sắc giới.
Thứ bậc của thiền sắc giới là y cứ trên chi thiền (Jhànan’ga) mà phân biệt sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền và ngũ thiền. Nhưng đối với tâm thiền vô sắc giới thi` không y cứ trên chi thiền, bởi vi` cả bốn bậc thiền vô sắc giới đều có đồng chi thiền là định và xả, cho nên ở đây thiền vô sắc giới được phân định theo bậc thiền dựa trên án xứ đề mục mà tu chứng, rồi từ đó mới phân định bậc thiền.
Chúng tôi đă tri`nh bày đến phần so sánh giữa sự phân biệt bậc thiền đối với tâm sắc giới, và sự phân biệt bậc thiền đối với tâm vô sắc giới. Chúng tôi đă nói về phần tâm sắc giới, sự phân biệt bậc thiền là y cứ trên phương diện sơ thiền. Một vị hành giả có thể tập trú trên một đề mục, chỉ một đề mục thôi, hễ càng thuần thục thi` càng bỏ bớt chi thiền, và cuối cùng thi` vị đó đạt đến những bậc thiền cao hơn, nhưng đối với thiền vô sắc giới thi` không phải như vậy.
Thiền vô sắc giới là một trạng thái tâm thiền chính đă rất thuần thục, vượt qua khỏi sắc tưởng, chướng ngại tưởng. Và chi thiền của các bậc thiền vô sắc giới đồng nhất là định và xả không có khác. Cho dù đệ nhất thiền vô sắc giới cũng là định và xả, đệ tứ thiền vô sắc giới, phi tưởng phi phi tưởng cũng định và xả. Thế thi` sự phân biệt giữa các bậc thiền trong thiền vô sắc giới y cứ trên điều nào? Ở đây thưa quí vị, y cứ trên những đề mục thiền án mà vị hành giả đă tập trú để triển khai tâm định, tuy nhiên vấn đề khó ở chỗ các đề mục của tâm thiền vô sắc giới.
Thiền vô sắc giới có 4 loại đề mục đó là:
- Không vô biên xứ (Àkàsànan~càyatana)
- Thức vô biên xứ (Vin~n~ànan~càyatana)
- Vô sở hữu xứ (Àkin~can~n~àyatana)
- Và phi tưởng phi phi tưởng xứ (N’eva-san~n~a-n’asan~n~àyatana).
Bốn đề mục thiền này, trong đó có hai đề mục thuộc về tục đế, tức là không vô biên xứ và vô sở hữu xứ, co`n hai tâm thiền thức vô biên xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ thi` không phải bắt những đề mục tục đế nữa, mà bắt lấy cảnh chân đế tức là tâm thiền đă chứng, như đối với đệ nhị thiền vô sắc giới thi` tập trú trên đề mục thức vô biên xứ, và thức vô biên đó, tâm thức đó chỉ cho tâm thiền không vô biên xứ mà vị đó đă chứng đạt. Cũng vậy đối với thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ tập trú trên đề mục tâm thiền không vô biên xứ. Cho nên chúng ta cần phải hiểu rằng ở khía cạnh thứ hai, có sự so sánh giữa thiền sắc và vô sắc ở chỗ thiền sắc chỉ tập trú trên đề mục mà gọi là tứ niệm chế định (cetanàpan~n~atti) tiêu biểu chế định (vin~n~attipan~n~atti) mà thôi.
Dầu cho 40 đề mục trong đó có 30 đề mục đắc thiền thi` 26 đề mục này của thiền sắc giới dựa trên cơ sở tức là pháp tục đế. Chỉ riêng đối với thiền vô sắc giới thi` trong đó có hai đề mục, là đề mục không vô biên xứ và đề mục vô sở hữu xứ, cả hai đề mục này là đề mục chế định. Nhưng đối với đề mục thức vô biên xứ, và phi tưởng phi phi tưởng xứ, chính là những tâm thiền đă đắc thiền chứng, vị hành giả tập trú trên tâm thiền đó mà thuần thục tư tưởng, an trú tư tưởng,để rồi có thể chứng được những bậc thiền khác.
Và như vậy để trả lời câu hỏi của TT Giác Đẳng, thi` ở đây chúng tôi cũng xin nói rằng đối với thiền thức vô biên xứ, đệ nhị thiền vô sắc giới này, sự nhận thức về tâm thức là không bờ mé, không biên giới, sự nhận xét đó không phải là một sự giả lập, mà là vị hành giả y cứ trên tâm thiền mi`nh vừa chứng đạt, tức là vị hành giả sau khi đă đắc chứng được đệ nhất thiền vô sắc giới, không vô biên xứ. Rồi sau khi xuất khỏi thiền không vô biên xứ, vị ấy lấy thiền không vô biên xứ này để làm đề tài thiền án cho phát triển đạt đến bậc thiền thứ hai. Cũng như thế, đối với thiền phi tưởng xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ là đệ tứ thiền vô sắc giới, cũng y cứ trên tâm thiền vô sở hữu xứ, và lấy tâm thiền vô sở hữu xứ đó để làm đề tài thiền án.
Do vậy bốn bậc thiền vô sắc ở khía cạnh thứ nhất, chúng tôi muốn nói rằng bốn bậc thiền vô sắc này được gọi tên như vậy, tâm thiền không vô biên, tâm thiền thức vô biên xứ, tâm thiền vô sở hữu xứ và tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ, được gọi tên như vậy là y cứ trên phương diện đề mục vị hành giả từ đó phát triển và tu chứng.
Ở một khía cạnh nữa chúng tôi muốn nói là đối với thiền vô sắc giới, có hai bậc thiền lấy đề mục là chế định. Có hai bậc thiền thứ hai và thứ tư, dựa trên pháp chân đế là tâm thiền chứng đạt phát sanh. Đây là điều chúng ta cần phải nhận xét và chút nữa đây chúng ta sẽ nghe Sư Trưởng tri`nh bày về y’ nghĩa của bốn loại đề mục này.
Và thưa quí vị đối với chúng ta thi` những thiện sự như bố thí tri` giới hoặc tu thiền chỉ, hoặc tu thiền quán trên phương diện thực hành cũng như ly’ thuyết, thi` chúng ta có thể hiểu được thậm trí thiền sắc giới chúng ta cũng co`n có thể hiểu được, nhưng đối với thiền vô sắc giới thi` quả thật là một đề tài chúng ta không thể nào chúng ta hiểu thấu cùng tột được, nếu chúng ta không lắng nghe và không hiểu được lời giải thích của các vị giảng sư A Ty` Đàm, và do vậy ở đây chúng tôi chỉ trả lời câu hỏi của TT Giác Đẳng đến chừng đó. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Minh
Hạnh biên Soạn