A
Ty` Đàm, Bài 10.2.1, Ngày 26 tháng 6 năm 2004
Minh Hạnh biên soạn
& Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Bài
10
Tâm Vô Sắc Giới
II. Tâm Quả Vô Sắc Giới
TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Kính bạch Sư Trưởng, kính bạch TT Trí Siêu, kính bạch Chư Tôn Đức và thưa quí Phật tử. Ngày hôm qua thứ Sáu, chúng ta đă học sang phần tâm vô sắc giới và trong phần một, thật ra chúng ta chưa đi hẳn vào bất cứ sự phân loại nào của tâm thiền, tâm quả và tâm vô sắc giới, chúng ta đi vào đó có một khái niệm chung như quí vị đă được nghe Sư Trưởng giảng ngày hôm qua. Đối với tâm thiện sắc giới có lẽ chúng ta nói nhiều về định lực, và tiêu biểu là các chi thiền, tầm, tứ, hỷ, lạc, định. Chứ thật sự không trong cảnh giới của thiền định, nên chi có sự khác biệt giữa các chi thiền và tạo ra những tầng thiền.
Khi chúng ta bước qua tâm vô sắc giới, thi` căn bản tất cả tâm vô sắc giới đều mang trạng thái của định và xả, tức là tương tựa như tâm ngũ thiền sắc giới. Nhưng tâm vô sắc giới lại có sự khác biệt trong các giai tầng dựa trên những khái niệm trừu tượng, và khái niệm này lại là điều kiện làm sức bậc cho khái niệm khác. Và để đạt tới bậc kế tiếp, thi` bước hiện tại phải phủ nhận, và phải được nhận định lại, và phải được xét lại. Đây là một trong nhưng y' niệm đặc biệt quan trọng đối với triết học cũng vậy, và đối với nhiều môn học khác tương tựa. Riêng đối với tâm vô sắc giới này, thi` chúng ta có thể nhận ra không phải là một điều dễ tiêu hóa, cho dù có thể nói rằng dục giới, sắc giới và vô sắc giới là những từ vựng rất quen thuộc trong Phật học, nhất là Phật học Việt Nam.
Kính bạch quí Ngài và thưa quí vị, trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ đề cập đến tâm thiện sắc giới, tâm quả sắc giới và tâm duy tác sắc giới, bởi vi` chúng ta đă đi qua tâm dục giới và sắc giới, do đó tới phần tâm vô sắc giới này chúng tôi không nghĩ rằng phải mất nhiều thi` giờ, thay vào đó chúng tôi sẽ có một số đề tài thảo luận với TT Trí Siêu, vị Giáo Thọ của chương tri`nh, và chắc chắn rằng chúng ta sẽ có một số những chỉ dẫn đặc biệt từ Sư Trưởng. Bởi vi` đây là một đề tài chúng ta có thể nói rằng hơn bao giờ hết, người Phật tử sẽ cảm nhận rằng thiền định ở trong Phật Giáo nói đến nhiều cảnh giới khác nhau, nói đến nhiều phương diện khác nhau.
Đối với thiền sắc giới thi` chúng ta nhận thấy rằng, hành giả dựa trên một đề mục để khai triển tâm định, nhưng thiền vô sắc qua đó chúng ta nhận thấy rơ là hành giả đă dựa trên một số những khái niệm trừu tượng. Gọi là khái niệm trừu tượng, tuy nhiên ở đây nó là một conviction, nghĩa là nó là một sự xác chứng với chính mi`nh, ít nhất ở trong một thời điểm, một giai đọan nào đó, điều đó đặc biệt mang một giá trị lớn, dù không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu hay phi tưởng, phi phi tưởng cũng vậy.
Và chính giá trị lớn lao đó đă là một án xứ để an trú tâm định, nên thiền vô sắc giới chúng ta phải đối diện với một điều, phải nói rằng rất khó tiêu hóa khi đề cập đến thiền học. Chúng tôi nghĩ rằng với bất cứ ai đă suy nghiệm về thiền chỉ trong những đề mục, ví dụ đề mục hoàn tịnh hay đề mục bất tịnh hoặc những tùy niệm, hoặc tứ vô lượng tâm, thi` chúng ta thấy rằng làm thế nào đó để từ một hi`nh ảnh chung toàn diện chúng ta đạt đến một nhất điểm, và khái niệm đó không phải đơn giản.
Một người có thể đang rất chăm chú vào một công chuyện của họ, khi chúng ta nói đến rất chăm chú vào công việc của họ, có nghĩa ví dụ như qúi vị ngồi trước máy để làm việc, hay qúi vị đang xăm xoi vào cây kiểng bonsai chẳng hạn. Mặc dù lúc đó quí vị đang tập trung và gói gọn tâm tư của chúng ta vào một điểm hi`nh, như là biệt lập với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên để có thể đạt đến điểm đó, thi` nó đo`i hỏi cả một sự tập trú rất nhiều tri kiến, rất nhiều sự hiểu biết, rất nhiều điều kiện để có thể thấy được như vậy.
Khi một hành giả lấy một đề mục, ví dụ chúng ta nói niệm thí, niệm giới, niệm chư thiên, hay niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, không phải nhất thời mà đạt được cận định, chỉ bằng một khái niệm rất đơn giản, mà chúng ta biết rằng trước đó hành giả cũng phải có một số tri kiến hết sức căn bản, và dùng tri kiến đó để tập trú bằng tâm định.
Do vậy khi nói đến thiền vô sắc, thi` chúng ta lại hé mở một cánh cửa mới rất đặc biệt về thiền định, ở trong cánh cửa này là những khái niệm trừu tượng được dùng làm án xứ, và án xứ này không phải để ti`m một câu giải đáp, như chúng ta ti`m thấy trong thiền đốn ngộ cho bất cứ một điều gi`, mà ở đây nó là một phương tiện, một đối tượng để tâm định. Tâm định của ngũ thiền có khả năng tập trung trên khái niệm đó và quy tâm định của mi`nh.
Phần sau tiếp theo sẽ là phần thảo luận giữa TT Giác Đẳng và TT Trí Siêu (Minh Hạnh ghi chú)
Minh Hạnh Thực Hiện