Tâm Sắc Giới

            A Tỳ Đàm, Bài 10.1.1   Ngày 25 tháng 6 năm 2004

 

Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

 

Bài 10

 

Tâm Vô Sắc Giới

Những điểm chính

Tâm Vô Sắc Giới

Thiền Vô Sắc và Tâm Thiện Vô Sắc

OOOOO

TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con kính đảnh lễ Sư Trưởng, kính đảnh lể Quí Chư Tôn Đức, thân chào quí Phật tử hiện diện trong rơom. Kính bạch quí Ngài và thưa quí vị hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu sang tâm vô sắc giới.

 Trong ngành Phật học Việt Nam chúng ta có nhiều điểm rất thú vị, ví dụ như chữ Tam Tạng ai cũng biết, chúng ta biết chữ Tam Tạng qua nhân vật Đường Tam Tạng hay Ngài Đường Huyền Trang, và thậm chí có nhiều người biết co`n chi tiết hơn Tam Tạng gồm có kinh, luật và luận. Dù nói như vậy nhưng ít có ai nêu ra luận là gi`. Kinh và luận đều để hiểu không phải với người cư sĩ mà ngay cả những người xuất gia cũng vậy.

Khi nói đến Tam Tạng chúng ta thường nghĩ đó là kinh Phật với những gi` được giảng, nhưng khi nói đến luận thi` các vị ngờ ngợ không biết nó như thế nào. 

Riêng về chữ Tam giới cũng vậy "tam giới như hoả trạch" hay là “tam giới ra vào” hay là “vượt thoát tam giới”.  Chữ tam giới chúng ta thường nghe trong chữ dục giới, sắc giới và vô sắc giới, thi` từ ngữ đó rất quen thuộc, quen đến đỗi hầu như một người vừa mới học Phật nghe đến chữ tam giới, thi` chúng ta thường hiểu một cách nôm na là ba cơi.  Tuy vậy ít có ai nêu ra một chi tiết thế nào là sắc giới và thế nào là vô sắc giới.

Vô sắc giới là bài học tiếp theo phần tâm sắc giới ky` rồi, và chúng tôi không muốn làm mất thi` giờ để quay trở lại định nghĩa chữ avacara hay là giới, chúng ta nói giới vức. Ở đây chúng ta chỉ định nghĩa chữ vô sắc, trong chữ dục giới, sắc giới và vô sắc giới.  Ở đây có thể hiểu một cách nôm na đó là những tâm thiền theo như trong bài học mà quí vị vừa nghe, những tâm thiền này có mức độ ban đầu tương đương với tâm ngũ thiền sắc giới nếu nói theo A Ty` Đàm và tứ thiền sắc giới nếu nói theo kinh tạng. Có nghĩa là sau khi chứng đắc tầm, tứ, hỷ, lạc, và định ở trong tam thiền thi` gọi là sơ thiền, bỏ tầm đi co`n hỷ lạc và định trong A Ty` Đàm gọi là nhị thiền, thi` khi bỏ tầm, bỏ tứ, co`n hỷ, lạc, định thi` gọi là tam thiền và khi bỏ hỷ chỉ co`n lạc với định thi` co`n tứ thiền, đến lúc nào chỉ co`n lại xả và định, và xả tức là xả thay thế cho lạc thi` chúng ta gọi đó là ngũ thiền.  Ngũ thiền này theo trong kinh tạng tương đương với tâm tứ thiền. 

Chúng ta thường nghe câu là ngũ thiền sắc giới và ngũ thiền vô sắc, ở đây chỉ khác chăng là cái đối tượng để khai triển, ở trong tâm vô sắc những khái niệm rất là trừu tượng.  Tuy rằng khái niệm trừu tượng nhưng nó có khả năng an tâm, nó có khả năng tập trú và nó có khả năng để vượt thoát, cái sau phủ nhận cái trước, và cái sau nó lại có sức mạnh áp đảo những cái trước, đây là một trong những đặc tính của các tâm thiền. 

Dĩ nhiên là đối với tâm thiền sắc giới, 4 cái gọi là không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng lại cho chúng ta rất nhiều điều thú vị.  Để quí vị khỏi ngỡ ngàng một điều, những gi` được đề cập đến tâm vô sắc giới có vẻ  xa lạ với phần lớn với chúng ta, thi` chúng tôi cũng xin nhắc lại ở tại đây.

Theo trong kinh thi` khi thái tử Sĩ Đạt Đa chào đời được ba ngày, vua Tịnh Phạn đă làm một lễ gọi là lễ đặt tên, trong lễ đặt tên đó vua Tịnh Phạn đă mời nhiều nhà thông thái đến để xem tướng và đặt tên cho thái tử và trong kinh cũng nói rằng ở trong trước và sau buổi lễ, thi` thái tử đă có một người khách đặc biệt đến thăm viếng đó là đạo sĩ Asita . Đạo sĩ Asita được xem như vị đă chứng thiền phi tưởng phi phi tưởng là thiền cao nhất ở trong thiền chỉ, và đó cũng là tầng thiền cao nhất của thiền vô sắc.

 Chúng ta cũng được nghe đến 2 vị đạo sĩ là Alarama và Ramaputta, hai vị đạo sĩ này từng là hai vị Thầy dạy về thiền chỉ cho Đức Đại Bồ Tát. Sau khi thái tử Sĩ Đạt Đa rời khỏi thành A Ty` La Vệ, Ngài đă từng theo bước chân tầm đạo của mi`nh để đến sống và tu học trong hội chúng của hai vị này, và Ngài đă chứng đắt hai tầng thiền mà hai vị này đă chứng được, đó là thiền vô sở hữu và phi tưởng phi phi tưởng.

 Dĩ nhiên biết như vậy, chúng ta nhắc ở đây để thấy rằng đây không phải là một đề tài đặc biệt của A Ty` Đàm mà ở trong kinh tạng nhắc đến rất nhiều.  Thậm chí chúng ta co`n nghe đến một bài luận thuyết của  một vị giáo sư của Ấn Độ, khi ông đề cập đến những logic và những y’ niệm từ thiền vô sắc này đă ảnh hưởng đến sự phát triển của Đạo Phật về sau này, chuyện đó chúng ta sẽ trở lại trong giây lát.

Nhưng bây giờ chúng ta hăy trở lại với tâm vô sắc để nêu ra một câu hỏi, và hồi năy chúng ta có định nghĩa tâm vô sắc là gi`.  Tâm vô sắc là tâm thiền, dùng một khái niệm trừu tượng, không thuộc về vật chất, không thuộc về sắc pháp, nó hoàn toàn trừu tượng.  Có thể nói đây là những khái niệm, khái niệm này rất lạ, thứ nhất là một người muốn biến măn tâm y’trên khái niệm này thi` là người phải chứng đắc được tầng thiền cao nhất của sắc giới, tức là tứ thiền vô sắc nói theo kinh tạng, hay là ngũ thiền vô sắc, nói theo A Ty` Đàm.  Với tâm định này, vị này phải có y’ niệm để vượt thoái tất cả những gi` liên quan đến sắc kể cả quan tướng, mà vị này đi vào một thế giới chỉ cảm nhận được bằng khái niệm thôi.

Thưa quí vị chúng ta được biết một điều là không phải bất cứ một thiền cảnh nào, hay không phải bất cứ một cảnh nào, nó cũng có thể làm cho tâm tư của mi`nh được an trụ và biến măn như nhau.  Một điều ở đây rất rơ ràng là trong cuộc sống của chúng ta, nếu chúng ta thích cây kiểng thi` nó có thế giới của cây kiểng, nếu một người thích văn hoá thi` nó có giới hạn của văn hoá, một người thích chuyện ăn uống, nó giới hạn của sự ăn uống.  Mà nó có những khái niệm, mà từ khái niệm này một người an trú biến măn, thi` tâm tư của họ nó trải rộng không có ngần mé, không có hạn cuộc. 

Và bấy giờ chúng ta cứ lấy một vài ví dụ rất bi`nh thường trong đời sống của mi`nh, có những người tâm tư của họ chỉ chuộng đến sự hào hứng ở trong ngành thể thao mà thôi.  Khi nói đến sự hào hứng trong ngành thể thao thi` cái gi` làm cho tâm tư họ thật sự vui, ở đó phải có sự hơn thua, một bên thắng, một bên bại, và trong cái thắng cái bại, cho dù họ bênh bên nào đi nữa, nhưng chính y’ niệm hơn thua đó nó làm cho họ ti`m thấy sự hào hứng của đời sống.  Nhưng trái lại có những người họ ti`m được niềm an lạc ở trong sự thăng tiến của người khác, có những người họ ti`m thấy hạnh phúc ở trong một điều mà chúng ta gọi là đi truy ti`m những giá trị, mà người khác chưa khám phá ra được. Không phải bất cứ cảnh giới nào chúng ta thể nhập cảnh giới đó đều có khả năng biến măn hết. 

Hồi năy chúng tôi nói với quí vị rằng có những người suốt cuộc đời họ chỉ tập trung một việc thôi, làm sao để có được bữa ăn ngon, làm sao để thoả măn cái khẩu vị của mi`nh, thi` cho dù họ đạt đến mức độ ảo diệu đến đâu trong vấn đề ẩm thực, thi` nó chỉ là cái gi` đó thoả măn cho vị giác của họ mà thôi không hơn không kém. 

Nhưng chúng ta cũng được biết rằng, có những người như Ansai chẳng hạn, một nhà khoa học, một nhà bác học, một nhà tư tưởng, ông đă không để tâm tư mi`nh ràng buộc những con số bi`nh thường của toán học, mà đă dẫn ông đến những quan niệm, tuy rằng ngày nay đă có nhiều thử thách, tuy nhiên phải nói rằng có những cảnh giới mà tâm tư con người hễ họ hướng vào, an trú vào thi` tâm của họ nó cao vời, nó biến măn rộng lớn.

Chúng ta bắt đầu tâm vô sắc với một trạng thái gọi là không vô biên. Không vô biên là một sự vượt thoái ra khỏi sắc, sắc được hiểu như là sự kết hợp của các đơn vị vật chất, và ngay cả một đơn vị vật chất cực vi đi nữa thi` thưa quí vị cái đơn vị vật chất đó vẫn hữu hạn.  Chúng ta lấy một nguyên tử phân tử chẳng hạn, sắc pháp luôn luôn có hạn cuộc của nó, tại vi` sao vậy? nếu sắc pháp không có hạn cuộc, thi` chúng ta không thể nói đến cái thể trạng, cái chiều kích và những tính chất cố hữu của sắc được. Tuy vậy ở trong khái niệm mà muốn vượt thoát hạn cuộc của sắc, thi` hành giả có thể bằng cái tâm định của tứ thiền để liên tưởng đến hư không. Hư không ở đây được hiểu là cái gi` nằm giữa các đơn vị vật chất, vật chất thi` có hạn cuộc, vật chất thi` có chiều kích, vật chất thi` có hi`nh dạng, do đó nó bị giới hạn.  Nhưng hư không thi` nó nằm ngoài sắc, nó nằm giữa các sắc, nhưng hư không mới chính là đạt tới cảnh giới vô lượng. 

Chúng ta nói ở tại đây là vi` tâm tư cần một ư niệm để thể nhập, điều này đặc biệt là khó mà tưởng tượng.  Nếu chúng tôi đang ngồi nói chuyện với qúi vị trong rơom này mà đặt vấn đề hư không là hữu biên hay vô biên, thi` thật ra nó không có nghĩ gi` để chúng ta suy diễn hết, nó hoàn toàn không có nghĩa gi`.  Nhưng với hành giả đi ti`m một cảnh giới, mà cảnh giới đó vị này thấy rằng nó vượt thoát lên trên cái giá trị mi`nh đang có, thi` tất nhiên cảnh giới đó nó phải có sức hút đặc biệt, và sức lôi kéo đặc biệt để khai triển khả năng tâm định.

Nếu một hành giả dùng những đề mục sắc pháp, như mười đề mục hoàn tịnh, mười đề mục bất tịnh v.v  dùng những đề mục này để khai triển tâm định của mi`nh, thi` cho dù đạt đến mức độ tinh tế chỉ co`n xả và định.  Thi` vật chất hay sắc pháp, sắc thi` nó vẫn bị chi phối bởi sắc, nó có hạn cuộc của sắc, và để vượt thoát khỏi cái sắc đó, người ta phải ti`m một sức vật, sức vật ở đây là bất cứ vật chất nào nó cũng có giới hạn cực vi của vật chất, chúng ta muốn nói đến giới hạn của một nguyên tử phân tử và chỉ có hy không mới là không có bờ mé, hư không mới không có hạn cuộc, do vậy vị này an trú vào khái niệm gọi là hư không là vô biên. 

Sau khi vị này đă thiết lập cái định tâm của mi`nh, ở trên cái gọi là hư không vô biên, thi` vị này có thể có hai ly’ do mà sẽ vượt lên khỏi y’ niệm là thiền định không đứng lại, nếu co`n có thể tiếp tục khai gio`ng, thi` chúng ta thấy rằng cho dù y’ niệm hư không là vô biên, nó là y’ niệm có thể an lạc tâm định của hành giả, nghĩa là hành giả hoàn toàn tự mi`nh thuyết phục mi`nh, tự mi`nh an trú vào khái niệm hư không và vô biên, thi` vị này sau đó lại khởi sanh một y’ niệm khác, thấy rằng dù rằng hư không là vô biên như vậy, nhưng hư không cũng bị tâm biết do vậy hư không không có vô biên, mà chính tâm thức mới là vô biên. 

Chiều kích của thế giới này nó bao lớn, thi` tâm thức có thể biết được bấy nhiêu, có nghĩa là thế giới này bằng hạt vi trần, thi` thức cũng có thể biết bằng hạt vi trần, và thế giới này là tam thiên đại thiên thế giới, là vô lượng vô biên thế giới, nó là bất cứ điều gi`, hễ có trạng thái thi` ở đó tâm có thể biết được, nên từ y’ niệm vị này tự mi`nh thuyết phục, và tự mi`nh an trú, cho thấy rằng không phải chữ hư không là vô biên, mà chính thức là vô biên.

Ở trong cả hai khái niệm đầu chúng ta nói hư không và thức đó nó là một kết luận, nó là một cái nhi`n mà vị hành giả được an lạc, và do vậy đến một lúc vị này cảm thấy rằng dù là sắc, dù là hư không, dù là thức, thi` tất cả đều có chừng mức của nó, và quả thật là không có gi` thi` vị này an trú vào trong một khái niệm gọi là vô sở hữu, nói cho đủ là vô sở hữu xứ.

Thưa quí vị trong bài về tâm vô sắc, thi` chúng ta lại có một sự mô tả khác biệt với tâm thiền sắc giới.  Ở trong tâm thiền sắc giới nó dựa trên yếu tố thuần thục, càng thuần thục thi` các chi thiền giảm bớt, chi thiền ở đây chúng ta nói tầm, tứ, hỷ, lạc và định, bỏ tầm chỉ co`n tứ, hỷ, lạc, định thi` chúng ta gọi nó là tâm nhị thiền. Nhưng ở trong tâm thiền vô sắc dầu rằng 4 tâm thiền thi` tâm thiền nào nó cũng có hai chi thiền là định và xả giống nhau, thi` bây giờ cảnh giới hay cái mà chúng ta gọi là án xứ hay nói theo từ ngữ Sư Trưởng dịch là chiếu kiến nghiệp xứ, kammatthana nó lại vô cùng quan trọng, và quan trọng đối với sắc giới là khả năng phủ nhận cái trước để đạt đến cái sau.

Phủ nhận cái trước đạt đến cái sau, hồi năy chúng ta đă đi qua là nó phải phủ nhận sắc để đạt đến khái niệm sắc là hữu hạn, chỉ có hư không, cái thái không, cái chân không mà nó nằm giữa các màu sắc thi` cái đó mới gọi là vô biên.  Từ y’ niệm này các vị vượt qua dẫn đến một y’ niệm khác, nếu có điều kiện có nhân duyên và có y’ muốn, thi` vị đó có thể từ cái thuần thục của hư không vô biên để nhảy sang thức vô biên, và cho rằng chỉ có tâm thức mới là vô biên.  Và chúng ta nói đến sắc, chúng ta nói đến tâm thức cả hai thứ này đều phủ nhận nên gọi là vô sở hữu. 

Vô sở hữu là sự cắt đứt rất mạnh mẽ đối với quan niệm thức vô biên, và chúng ta biết rằng dĩ nhiên không vô biên, hư không là vô biên không có chỗ đứng.  Ở đây thi` sau cùng vị này tự nhận ra một điều rằng, tuy rằng tất cả đều là không, nhưng co`n biết cái không đó thi` vẫn co`n là có. Do vậy cảnh giới của vị này gọi là phi tưởng, phi phi tưởng.

Phi tưởng, phi phi tưởng là một trạng thái nó không hẳn nằm hoàn toàn về logic ở trong thiền định, chúng ta nói lên định tâm, chúng ta không nói nó là logic, nhưng đây là trạng thái cực ky` vi tế mà tâm tư có thể an trú được.

-   Thứ nhất là tâm có thể an trú trên một đối tượng.

-   Thứ hai là đối tượng ở đây là một khái niệm hoàn toàn trừu tượng.

-   Thứ ba là khái niệm trừu tượng của phi tưởng, phi phi tưởng là một khái niệm cực vi vừa phủ nhận và vừa chấp nhận, có tưởng nhưng mà chẳng phải không có tưỏng nhưng chẳng phải là không có tưởng.

Ông Rasan Richmond, một giáo Sư Ấn Độ khi nghiêng cứu về những tâm thiền vô sắc, ông đă viết rằng có những khái niệm ở đây được đặc biệt phát triển mạnh trong thời ky` sau này của Phật giáo.  Trong đó quan niệm về hư không vô biên có vẻ rất gần với quan niệm về thế giới hoa tạng, mà chúng ta ti`m thấy trong một số kinh điển như kinh Hoa Nghiêm.  Và thức vô biên có thể nói rằng rất gần với quan niệm duy thức, rất gần với quan niệm mà chúng ta nói rằng “nhất thế pháp duy tâm tạo”. 

Quan niệm vô sở hữu theo vị giáo sư này, nó đặc biệt rất gần với quan niệm trung quán về tánh không, và quan niệm phi tưởng, phi phi tưởng. Riêng về chữ logic của phi tưởng, phi phi tưởng, đặc biệt rất gần với giáo ly’ bát nhă, một giáo ly’ mà có thể dung hợp được cả hai quan niệm gần như đối nhau là  không có gi` và có gi`. Cho dù chúng ta có đồng y’ với cách nhận định này hay không, thi` có một vài điểm cần được đưa ra ở tại đây. 

-   Trước hết đây là những khái niệm hoàn toàn trừu tượng, do vậy những tâm an trú vào cảnh giới đó gọi là tâm vô sắc.  

-   Thứ hai một trạng thái tâm mà có thể đạt đến cảnh giới này, thi` vị đó phải có tâm bằng tri`nh độ của một vị tứ thiền sắc giới, có nghĩa là trạng thái tâm vô sắc cao hơn tâm này rất nhiều.

-    Thứ ba chúng ta được biết ở tại đây, trong thiền sắc giới lấy chuyện thuần thục giảm thiểu chi thiền, cho chúng ta biết về thứ bậc như sơ, nhị, tam, tứ, ngũ thiền.  Nhưng trong thiền vô sắc thi` điều này hoàn toàn dựa lên trên khả năng, cái sau dựa lên cái trước, và nó vừa phủ nhận và vừa có thể an trụ tâm tư,.

Thi` thưa quí vị đó là những đặc điểm khi chúng ta nói về tâm vô sắc.  Hôm nay chúng ta sẽ nói về tâm thiện vô sắc, cũng như tâm dục giới và sắc giới.  Chúng ta có tâm thiện, chúng ta có tâm quả, chúng ta có tâm duy tác, chúng ta sẽ bắt đầu buổi thảo luận.

 

Minh Hạnh Thực Hiện