A Ty` Đàm, Bài 9.3.2, Ngày 19 tháng 06 năm 2004
Minh Hạnh biên soạn
& Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính
Bài 009
Tâm Thiện Sắc Giới (Kusalarùpavacaracitta)
II.Tâm Thiền Quả Sắc Giới (Vipākarūpavacaracitta):
III. Tâm Thiền Duy Tác Sắc Giới
ooOoo
TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch TT Trí Siêu, kính thưa đại chúng. Trước hết chúng tôi xin tóm tắt một điều rằng tâm sắc giới là những tâm thiền, những tâm thiền dù là tâm thiện, tâm quả hay tâm duy tác, thi` đó là một trạng thái có những chi thiền, tầm, tứ, hỷ, lạc, định và được phân ra trong nhiều bậc thiền khác nhau. Chúng ta có sơ, nhị, tam, và tứ thiền trong kinh Tạng, riêng trong A Ty` Đàm thi` như TT Trí Siêu đề cập, bởi vi` chúng ta thấy rằng có pháp vô tầm mà hữu tứ, do vậy nhị thiền trong Kinh Tạng thi` không tầm không tứ, nhưng nhị thiền trong A Ty` Đàm thi` lại không tầm mà có tứ. Vi` vậy qúi vị đừng ngạc nhiên khi đi vào A Ty` Đàm thi` thấy đề cập đến 5 thứ thiền là sơ, nhị, tam, tứ và ngũ thiền, trong lúc đó thi` Kinh Tạng chỉ đề cập đến tứ thiền thôi. Nói về tâm quả thi` TT Trí Siêu đă tri`nh bày cho chúng ta thấy một số những vai tro` của tâm quả.
Trước nhất bạch TT Trí Siêu, TT có nghĩ rằng những gi` chúng ta đề cập đến tâm quả của dục giới tịnh hảo tâm quả của sắc giới, và tâm quả vô sắc giới, nếu vai tro` chính của tâm quả này là tục sinh hộ kiếp tử, mà trong trường hợp có những tâm quả là việc thập di, thi` chúng ta nói như thế nào khi nghiệp chiêu cảm trong đời sống này không qua hi`nh thức là tâm tục sinh hộ kiếp và tử.
Lấy ví dụ, Ngài Mục Kiền Liên hay nhiều vị Thánh Tăng, các Ngài vẫn co`n gặt phải những quả co`n sót lại của quá khứ, thi` trong trường hợp đó nghiệp báo chiêu cảm không qua tâm quả vậy nó qua cái gi`?. Bởi vi` câu hỏi này liên quan đến một điều rất quan trọng, khi chúng ta thấy rằng tâm quả của thiền sắc giới và vô sắc giới đều thuộc về sanh báo nghiệp, lát nữa chúng ta sẽ đi vào vấn đề đó. Thi` thưa TT Trí Siêu, ngoài những tâm quả thi` trong A Ty` Đàm đề cập đến nghiệp được chiêu cảm trong hi`nh thức nào khác . Kính thỉnh TT Trí Siêu.
TT Trí Siêu: Kính bạch qúi Ngài và thưa qúi vị, khi chúng ta đề cập đến tâm quả và sự chiêu cảm của nghiệp, thật ra nếu chúng ta phân tích những vấn đề của cảm thọ, mà ngay trong hiện tại một người sống chịu sự khổ đau, hay sự an vui, thi` nó không thông qua loại tâm quả tục sinh hộ kiếp và tử, trường hợp này nếu nói theo Vi Diệu Pháp thi` không phải là không có tâm quả đó. Ở đây sự đau khổ hay hạnh phúc trong đời sống bi`nh nhật, mà một người tạo ác nghiệp hay thiện nghiệp nó chiêu cảm qua vai tro`, thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng.
Tâm nhăn thức quả thiện, tâm nhăn thức quả bất thiện, hoặc thiệt thức quả thiện, quả bất thiện, thân thức quả thiện, quả bất thiện, tiếp thâu quả thiện, quả bất thiện, tâm quan sát quả thiện, quả bất thiện. Những tâm quả này, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và tâm tiếp thu hay tâm quan sát thọ hỷ, đều không phải là những tâm quả làm việc tục sinh hộ kiếp và tử, mà nó có một vai tro` chiêu cảm nghiệp, để đem đến sự bất hạnh hoặc hữu hạnh cho chúng sanh ngay trong đời sống hiện tại. Có loại tâm quả đó, chứ không phải là không có, như trường hợp chúng ta thấy một vị A La Hán, Ngài chịu cảm thọ do nghiệp ở quá khứ, có thể do nghiệp bất thiện ở quá khứ, Ngài bị mắng chửi, Ngài bị người ta đánh đập, bị người ta giết chết, thi` những trường hợp này là do nghiệp quá khứ.
Nhưng chúng ta thấy ngay trong kiếp sống hiện tại này, với một vị A La Hán thi` chắc chắn rằng tâm hộ kiếp, tâm quả tố, tâm quả tịnh hảo, chớ không bao giờ là tâm quả bất thiện, vậy thi` tại sao trường hợp như Ngài Mục Kiền Liên Ngài bị người ta ám sát giết chết. Đức Phật tuyên bố rằngg do nghiệp ở quá khứ.
Như vậy nghiệp đó nó có tạo ra tâm quả gi`?,
Xin thưa rằng nó vẫn tạo ra tâm quả, nhưng tâm quả đó lại là thân thức thọ khổ v.v... tạo ra thân thức thọ khổ goi là tâm quả bất thiện vô nhân, thi` chúng ta nhi`n thấy. Chúng ta nên hiểu trong Vi Diệu Pháp những loại tâm quả này hoàn toàn không làm tâm tái tục, cũng không làm tâm hộ kiếp và tâm tử được. Tức là tâm nhăn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức tiếp thâu quan sát thọ hỷ , đó là những loại tâm quả chúng ta thấy do nghiệp tạo nên.
Co`n vấn đề chúng ta nói công ciệc của tâm quả, thi` ở đây cũng xin thưa với quí vị rằng, đối với tâm quả dục giới như 8 tâm đại quả, hai tâm thẩm tấn (2 tâm quan sát) thi` những tâm này, trong đó 8 tâm đại quả và 2 tâm quan sát thọ xả, nó vừa làm ba phận sự là tục sinh, hộ kiếp và tử, nó co`n làm phận sự gọi là thập di hay là mót cảnh sau tâm động lực.
Co`n riêng về tâm quan sát thọ hỷ, thi` nó chỉ làm việc quan sát được chớ nó không làm việc tái tục hộ kiếp và tử, và tâm quan sát nó lại co`n vai tro` nửa, tức là nó làm phận sự quan sát cảnh sanh sau, sanh tiếp nối tâm tiếp thu, tâm thiếp thu loại tâm quả thuộc về tiếp thu (Sampaticchana), nó làm mỗi một công việc là tiếp thu cảnh trong lộ tâm ngũ môn.
Co`n đối với nhăn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, thi` 5 thức này cũng là loại tâm quả, nhưng tâm quả này nó chỉ làm phận sự là thấy, hoặc nghe, hoặc ngửi, hoặc nếm, hoặc đụng ở trong mỗi một diễn tri`nh tâm lộ ngũ môn mà thôi. Đó là điều chúng tôi xin được tri`nh bày ra đây để trả lời câu hỏi của TT Giác Đẳng.
Nói tóm lại, không phải bất cứ trường hợp tâm quả nào nó cũng có thể làm việc tục sinh hộ kiếp và tử, cho nên loại trừ ra những tâm quả làm việc tục sinh hộ kiếp và tử, thi` ngay trong đời sống hiện tại này chúng sanh bị chiêu cảm nghiệp thiện hay nghiệp bất thiện để có được sự hạnh phúc hay sự đau khổ, do nghiệp ở quá khứ mà không phải thông qua tâm tái tục hộ kiếp và tử, đó chính là ngũ song thức đôi tiếp thâu và thẩm tấn hỷ thọ. Đây là chúng tôi xin trả lời câu hỏi của TT Giác Đẳng đưa ra. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh biên soạn
& cô tu nữ Diệu Tịnh hiệu đính