CHƯƠNG IX

MỘT SỐ TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO NỔI TIẾNG SAU A-DỤC VƯƠNG.

 

A. TẠI ẤN ĐỘ

 

CÁC BẬC VUA CHÚA

 

Sau A-dục vương, ngọn đuốc Phật giáo được tiếp tục khơi sáng bởi các nỗ lực của các vị vua Milinda (Di-lan-đà) (c̣n có tên là Menander) Kanishka (Ca-ni-sắc-ca), Harsa và các nhà vua triều đại Pala (750-1150)

 

Menander (Milanda, Di-lan-đà)

Menander, vị vua Ấn Độ - Hy Lạp, là một đại thí chủ và là nhà bảo trợ lớn của đạo Phật. Trong hai thế kỷ theo sau sự suy yếu của triều đại Mauryas, những kẻ xâm lăng người Hy Lạp đă nắm quyền bá chủ trên vùng Tây Bắc Ấn Độ và Áp-ga-ni-xtăng. Trong thời gian này có đến ba mươi vị vua nối tiếp nhau, trong đó chỉ có hoàng đế Menander là người đă để lại một ấn tượng lâu dài trong tâm trí người Ấn Độ. Điều này rơ ràng là do ông đă gắn bó chặt chẽ với đạo Phật.

Vua Menander là một nhân vật trong cuốn sách tiếng Pali, Milinda-panha (Di-lan-đà vấn đạo). Tên Milinda là cách đọc trại của từ Hy Lạp Menandros. Các tác giả xưa gọi tên nhà vua Hy Lạp này theo nhiều dạng tiếng Ấn Độ khác nhau. Thế nên, trong cuốn Avadanakalpalata của Ksemendra, ông được gọi là Milindra, tên này cũng được t́m thấy trong bộ sách Bstan-hgyur (được nhiều người biết đến dưới tên Tanjur) của bộ Tam-tạng Tây Tạng. Ḍng chữ khắc Shinkot trên quan tài theo chữ viết Kharosthi th́ ghi tên ông là Menadra. Các nguồn tư liệu chính để thu thập thông tin về vị vua Ấn Độ - Hy Lạp này là cuốn Milinda-panha, các truyện kể của các sử gia Hy Lạp như Strabo, Plutarch và Justin, và các đồng tiền của chính nhà vua Menander mang chữ khắc Basileurs Soteros Menandros được t́m thấy tại hai mươi hai chỗ khắc nhau trong các thung lũng vùng Kabul, Sindh và các quận phía Tây của Uttar Pradesh.

Có sự bất đồng đáng kể giữa các học giả về thời đại của hoàng đế Menander. Theo Smith th́ vị vua này sống vào giữa thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. H.C. Raychaudhuri th́ đặt ông vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Trong cuốn Milida-panha th́ nói là Parinibbanato pancavassasate atikkante, nghĩa là vua Milinda xuất hiện 500 năm sau khi Đức Phật nhập diệt (parinirvana). Do đó, có thể là thích đáng khi cho rằng vị vua Hy Lạp này đă trị v́ trong khoảng thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, điều này cũng được hậu thuẫn bởi nhiều sự kiện khác nhau.

Trong cuốn Milinda-panha, Menander được mô tả là ông vua thuộc ḍng dơi Yonakas – Yonakanam raja Milindo. Từ Yonaka hay Yona (tiếng Phạn là Yavana) cũng giống như từ Yauna của tiếng Ba Tư cổ, lúc đầu có nghĩa là những người Hy Lạp ở miền Ionia, nhưng về sau th́ chỉ những người Hy Lạp nói chung. Các vùng đất Yona va Kamboja được người Ấn Độ biết đến vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, như được xác nhận trong bài kinh Assalayana của Trung Bộ kinh, nói rằng dân ở các vùng này chỉ có hai varna hay cấp bậc xă hội, là Arya và Dasa, thay v́ có bốn tầng lớp xă hội như ở Ấn Độ. Một điều ai cũng biết là sau Nghị hội thứ ba của Phật giáo tổ chức tại Hoa-thị thành (Pataliputra) th́ các đoàn truyền giáo được cử đến đất nước Yona xa xôi bao gồm các địa hạt Antiochos II của Syria, Antigonos Gonatos của Macedonia, v.v… như đă được nói đến trong các bia kư thứ hai và thứ mười ba của A-dục vương. Ta cũng được biết rằng vị Tỳ kheo Hy Lạp tên là Dhammarakkhita -Yona Dhammarakkhita - đă được cử đến xứ Aparantaka để thuyết giảng Chánh Pháp tại đây. Như vậy rơ ràng là giáo lư thiêng liêng của Đức Phật đă gợi mở tâm trí người Hy Lạp trước cả thời kỳ vua Menander là người mà chúng ta thấy lúc đầu mang nặng những băn khoăn thắc mắc về giáo lư của Đức Phật, nhưng rồi sau đó trở thành một ông vua Phật tử hết ḷng truyền bá đạo Phật một khi những nỗi hoài nghi hoang mang đă được Ḥa thượng Nagasena giải tỏa.

Theo sách Milinda-panha th́ vua Milinda sinh ra tại làng Kalasi (Kalasigamo) trong vùng Dipa hay là Doab của Alasanda, tức là Alexandria (hiện nay là Kandahar, Áp-ga-nit-xtăng). Ông đặt kinh đô tại Sagala, cũng chính là Sangal của sử gia Hy Lạp Arrian và Sagal hay Euthumedeia của Ptolemy. Thành phố này được xác định là Sialkot ngày nay ở bang Punjab. Các vùng đất cai trị của Menander gồm có Peshawar, phía trên thung lũng Kabul, Punjab, Sindh, Kathiawar và miền Tây Uttar Pradesh.

Menander là một học giả uyên bác là một nhà lư luận sắc bén. Ông tinh thông nhiều ngành học thuật và có biệt tài tranh luận. Ông muốn hiểu rơ cốt lơi của đạo Phật là tôn giáo đă đặt ra cho ông nhiều khó khăn và những vấn đề khó giải thích. Là người tha thiết đi t́m chân lư, ông rất buồn ḷng v́ việc này. Ông than thở: “Chao ôi, cả nước Ấn Độ là một sự trống không! Tất cả chỉ được cái tài khoác lác mà thôi. Chẳng một tu sĩ khổ hạnh hay một Bà la môn nào có thể tranh luận với ta và giải tỏa những mối nghi ngờ của ta”. Một ngày kia, do một duyên may, ông được gặp một tu sĩ Phật giáo tên là Nagasena (Na Tiên) đang trên đường đi khất thực, dáng vẻ trầm tĩnh và thanh thản của vị hiền nhân đă có một ảnh hưởng thầm lặng nhưng mạnh mẽ trong ḷng nhà vua. Ngày hôm sau, cùng với một đoàn năm trăm người Yonaka, ông đến tu viện Sankheyya tại Sagal, lúc ấy là nơi cư ngụ của vị tu sĩ. Họ có một cuộc tṛ chuyện mà theo yêu cầu của nhà vua, sau đó sẽ được tiếp tục trong hoàng cung. Vị tu sĩ vốn chẳng phải là người tầm thường đă nói với nhà vua rằng ông muốn cuộc thảo luận được diễn ra theo kiểu t́m học (Panditavada) chứ không phải theo kiểu vương giả (Rajavada). Nhà vua tôn trọng ư kiến của đạo sư và lần lượt nêu các khó khăn của ḿnh ra với đạo sư, ông này giải đáp tất cả, đă hoàn toàn thỏa măn nhà vua. Sách Milinda-panha được viết dựa trên cuộc đối thoại nổi tiếng này giữa nhà vua và vị tu sĩ, nó được xem là cuốn sách đáng kể nhất trong văn hệ không thuộc Giáo điển của Phật giáo thời gian đầu, và đă được Buddhaghosa (Pháp Âm) nêu dẫn như một tư liệu đáng tin cậy. Ở đây chúng ta không thể đi vào chi tiết các vấn đề được bàn đến trong sách. Chỉ cần nói rằng vấn đề tâm linh sâu sắc nhất mà nhà vua gặp phải là việc ông ta không thể hiểu được v́ sao Đức Phật đă tin vào sự tái sinh mà lại không tin vào sự đầu thai của cái tự ngă (ego). Vấn đề gai góc đó đă được Ḥa thượng Nagasena giải đáp một cách tài t́nh trong cuốn sách của mọi thời đại ấy. Khi kết thúc cuộc nói chuyện kéo dài mấy ngày liền, nhà vua bày tỏ ḷng biết ơn vị tu sĩ đă giải tỏa cho ông mọi nghi ngờ. Ông thấy vui trong ḷng nên đă nương theo Tam Bảo và thỉnh cầu đạo sư Nagasena chấp nhận ông làm một upasaka (ưu-bà-tắc) kể từ ngày ấy cho đến cuối đời (Upasakam mam bhante nagasena dharetha ajjatagge panupetam saranam gatamti). Nhà vua bây giờ đă là tín đồ Phật giáo và cho xây một tu viện đặt tên là Milinda rồi trao lại cho ngài Nagasena. Ông c̣n cúng dường rất nhiều cho Tăng đoàn. Theo sách Milinda-panha, vua Menander từ trần như một tu sĩ v́ đă giă từ thế sự sau khi trao lại vương quốc cho con trai ḿnh. C̣n được biết là nhà vua đă chứng đắc A-la-hán quả (arhattam), giai đoạn cuối cùng của sự thánh hóa, theo Phật giáo nguyên thủy.

Plutarch, sử gia Hy Lạp, nói rằng Menander qua đời trong một lều nhỏ và đă có sự tranh chấp giữa nhiều thành phố về quyền sở đắc phần tro hài cốt của ông, phần tro này sau đó đă được chia ra và mỗi thành phố đều có dựng một tượng đài kỷ niệm dành cho ông. Chúng ta biết rằng cũng câu chuyện giống y như thế đă xảy ra vào thời điểm Đức Phật nhập Niết bàn. Điều đáng nói hơn nữa là các đồng tiền của vua Menander đều có in h́nh bánh xe Chánh Pháp (Pháp Luân - Dharmacakra). Đây là một dấu hiệu không thể nhầm lẫn cho thấy nhà vua là một Phật tử sùng đạo. Chữ khắc Shinkot cho thấy rơ rằng nhà vua đă có nhiều công lao trong việc truyền bá đạo Phật trong vùng ở giữa Hindukush và Sindh. Plutarch nói rằng trong lúc trị v́, vua Menander đă có ư thức công lư rất phân minh nên được thần dân vô cùng yêu mến. Dù rằng quyền lực của ông tại Ấn Độ không c̣n nữa sau khi ông qua đời, nhưng kư ức về vị vua công bằng sáng suót này măi măi vẫn c̣n trong các trang sách của cuốn Milinda-panha cũng như những đồng tiền mang dấu Pháp luân của ông.

 

Kanishka (Ca-ni-sắc-ca)

Sau Milinda, lại xuất hiện một tên tuổi khác trong lịch sử Ấn Độ, cũng sáng giá không kém trong số các vị vua của nước này và trong truyền thống Phật giáo. Đó là vua Ca-ni-sắc-ca (Kanishka), người đă hoàn tất công việc của vua A-dục giúp cho Phật pháp hoằng dương thắng lợi khắp châu Á. Ca-ni-sắc-ca thuộc chi Kusana (Kuei-Shuang) của bộ tộc Yueh-chi lúc đầu sống tại các phần đất Turkestan thuộc Trung Hoa (nay là Tân Cương - Sinkiang). Thủ lănh Kusana đầu tiên chiếm cứ lănh thổ Ấn Độ là Kadphises I (Kujul-Kasa), ông này vốn là một tín đồ Phật giáo. Một số đồng tiền của vị vua này, với chữ viết Kharosthi, nhân các cuộc khai quật ở Taxila, mang ḍng chữ “Kujul-Kasasa Kusana-Yavugasa dharma-thidasa”, nghĩa là “của Kujul-Kasa, thủ lănh ḍng Kusana, người kiên tŕ với Đạo pháp”. Từ “Đạo pháp” ở đây muốn chỉ Phật giáo, điều này được làm rơ hơn trong một số đồng tiền khác mang mấy chữ “sacca dharma-thita” (kiên tŕ với Chánh pháp) thay v́ mấy chữ “dharma-thita”. Xuất thân từ một ḍng dơi ông cha lừng lẫy như thế. Ca-ni-sắc-ca đă nắm quyền cai trị Ấn Độ trong phần tư cuối cùng của thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.

Triều đại Ca-ni-sắc-ca (78-101 sau Công nguyên) cũng đánh dấu một khúc quanh trong lịch sử Phật giáo và văn học Phật giáo. Triều đại này đă chứng kiến sự trổi dậy của Phật giáo Đại thừa và hoạt động văn học rực rỡ mà những người khởi đầu là Parsva (Hiếp Tôn Giả), Asvaghosa (Mă Minh), Vasumitra (Thế Hữu) và các vị khác. Chính trong thời đại này tiếng Pali phải nhường chỗ cho tiếng Phạn. Trong lĩnh vực nghệ thuật, trường phái điêu khắc Gandhara nổi tiếng đă phát triển và các bức tượng Phật, tượng Bồ tát đă bắt đầu xuất hiện. Trong thời gian trị v́ của Ca-ni-sắc-ca và phần lớn là nhờ các nỗ lực của ông, Phật giáo đă đưa vào các vùng Trung Á, Đông Á một cách dễ dàng. Hoạt động truyền giáo diễn ra không ngừng nghỉ trên khắp vương quốc mênh mông của ông, trải rộng từ Madhyadesa của Ấn Độ đến tận Trung Á. Một nền văn hóa Á châu thực sự hợp nhất đă ra đời vào thời gian này, đặt nền tảng trên những mục tiêu cao cả nhất của sự sống theo như chủ trương của Phật giáo.

Chuyện qui y theo đạo Phật của Ca-ni-sắc-ca cũng diễn ra giống hệt như chuyện của vua A-dục. Người ta nó rằng, thuở thiếu thời, quốc vương Yueh-chi đă không có sự tôn trọng đối với đạo Phật. Ông không tin vào Nghiệp báo (Karma) và đối xử với đạo Phật một cách khinh mạn. Rồi chính là nỗi ân hận trước cảnh giết chóc trong các cuộc chinh phục Kashgar, Yarkand và Khotan đă khiến ông t́m đến với giáo lư tĩnh mịch của đạo Phật mà sau đó ông đă truyền bá một cách tận t́nh.

Sự đóng góp to lớn nhất mà triều đại Ấn - Scythia đă dành cho Phật giáo là việc vua Ca-ni-sắc-ca cho triệu tập một nghị hội các t́ kheo tại Kundalavana Vihara (tu viện Hoàn Lâm) thuộc Kashmir, nhưng theo một số tác giả khác th́ hội nghị này được triệu tập tại tu viện Kuvana ở Jalandhara. Huyền Trang, người được xem là chuyên gia hàng đầu về các vấn đề này nói rằng Nghị hội đă diễn ra tại Kashmir. Mục đích chính của Nghị hội, vốn là Nghị hội thứ tư trong lịch sử Nghị hội Phật giáo, là kết tập các giáo lư của đạo Phật và viết luận giải cho các giáo lư này theo Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada School). Vua Ca-ni-sắc-ca đứng ra triệu tập Nghị hội theo sự đề xuất của một cao tăng nhiều tên tuổi là Hiếp Tôn giả (Parsva). Ngài Thế Hữu (Vasumitra) chủ tọa Nghị hội, c̣n ngài Mă Minh (Asvaghosa) được mời từ Saketa đến để soạn thảo Luận thư (Commentaries) th́ giữ vai tṛ Phó chủ tọa. Năm trăm tu sĩ tham dự trong quá tŕnh Nghị hội và họ đă kết tập được các bộ luận, gọi là T́-bà-xa-luận (Vibhasa-sastras), về bộ Tam tạng của Giáo điển. Huyền Trang nói rằng Nghị hội này biên tập được 10 vạn bài tụng (stanza) của bộ luận Ưu-ba-đề-xà (Upadesa-sastras) giải thích Kinh tạng, 10 vạn bài tụng bộ luận A-nại-đa T́-bà-xa (Vinaya-vibhasa-sastras) giải thích Luận tạng và 10 vạn bài tụng của bộ luận A-t́-đạt-ma T́-bà-xa (Abhidharma-vibhasa-sastra) giải thích Luận tạng. Bộ Đại T́-bà-xa (Mahavibhasa), hiện c̣n lưu giữ tại Trung Hoa, có lẽ là đại diện cho các bộ luận đă được biên soạn tại Nghị hội này, đă được chép lại trên các lá đồng rồi được đặt vào những hộp bằng đá, cất giữ an toàn trong một bảo tháp đă được vua Ca-ni-sắc-ca cho xây để dùng vào việc này. Sau khi hội nghị kéo dài nhiều ngày kết thúc, Ca-ni-sắc-ca theo gương A-dục vương, đă dâng hiến cả lănh thổ Kashmir cho Tăng đoàn Phật giáo.

Theo cuốn Rajatarangini của Kalhana th́ Ca-ni-sắc-ca đă xây dựng nhiều tu viện và bảo tháp. Ông dựng lập nên một thành phố có tên là Kanishkapura được xác định là thành phố Kanipur ngày nay tại Kashmir. Ca-ni-sắc-ca đă cho dựng một Đại Điện (Great Tope) được đặt tên theo tên ḿnh, phía Tây của Điện này ông cho xây một tu viện lớn gọi là Kanishka-Mahavihara (Đại Tu viện Ca-ni-sắc-ca). Cả hai công tŕnh này đều được xây cất tại Purusapura (ngày nay là Peshawar). Đại Điện hay diện Ca-ni-sắc-ca là một kiến trúc uy nghi cao 120 mét, phần đáy có năm tầng, cao 45 mét. Các vị khách hành hương Trung Hoa và Pháp Hiển, Tống Vân (Song Yun) và Huyền Trang đă không tiếc lời ca ngợi vẻ đẹp kiến trúc của tháp xá lợi quan trọng này. Đại Tu viện Ca-ni-sắc-ca, như đă nói trên đây, là một “tu viện cổ” khi Huyền Trang đến thăm viếng vào thế kỷ thứ 7. Các tầng trên của tu viện và nhiều sân thượng được nối thông nhau bởi những hành lang, và mặc dù các ṭa nhà đă đổ nát nhưng vẫn c̣n có thể nói nơi đây là một công tŕnh nghệ thuật hiếm có. Trong tu viện khi ấy vẫn c̣n một số t́ kheo thuộc phái Tiểu thừa. Từ khi được xây dựng, tu viện này đă có đôi lần đào tạo nên những con người phi thường, các A-la-hán và những luận sư vẫn c̣n tạo được một ảnh hưởng tích cực do ở cách hành xử đúng đắn và đạo đức hoàn hảo của họ. Bảo tháp Kanika (Kanishka Caitya) mà Biruni nói đến ở Purusapura (Peshawar) do Ca-ni-sắc-ca dựng lập, có vẻ chính là Đại Tu viện Ca-ni-sắc-ca (Kanishka Mahavihara).

Ḍng dơi vua chúa Kusana có một sinh hoạt tâm linh rộng răi v́ mỗi người trong họ theo một tín ngưỡng khác nhau. Như ta đă thấy trên đây, Kadphises I, vị vua Kusana đầu tiên, là một Phật tử sùng đạo. Rồi đến Kadphises II là tín đồ Saiva (thờ thần Siva). Vua Ca-ni-sắc-ca kế vị Kadphises II, như ta đă thấy, vốn không chỉ là tín đồ Phật giáo nồng nhiệt mà c̣n là người truyền bá không mệt mỏi cho đạo này. Cũng nên chú ư là Vasiska kế vị Ca-ni-sắc-ca là một tín đồ của Bhagavata. Như vậy là đúng với truyền thống hoàn toàn tự do, rộng răi trong vấn đề tín ngưỡng vốn là đặc điểm quan trọng của toàn bộ nền văn hóa Ấn Độ. Dù bản thân là một Phật tử sùng đạo nhưng Ca-ni-sắc-ca vẫn tôn trọng tất cả các tín ngưỡng khác, như được thấy trên các đồng tiền của ông, vốn in h́nh các vị thần được dân Hy Lạp, Ba Tư, Ấn Độ thờ cúng. Do đó, ngoài Sakaymo Bodo (Phật Thích Ca Mâu Ni – Sakyamuni Buddha) c̣n có thần Oesho (Siva), thần Lửa Athsho (tiếng Ba Tư: Atash), thần Mặt trời Helios của Hy Lạp, và nhiều vị thần khác. Thái độ tự do tín ngưỡng này cũng được thấy ở một ông vua Phật tử khác là Harsa. Ông này lên ngôi gần sau thế kỷ sau Ca-ni-sắc-ca và cũng có sự tôn trọng như nhau đối với thần Siva, thần Mặt trời, cùng một số thần thánh của các tín ngưỡng khác.

 

Harsa

Harsa Vardhana là một nhà chinh phục lớn. Ông cho tiến hành một cuộc chiến suốt ba mươi sáu năm trước khi thống nhất được Ấn Độ về một mối. Khi đă đạt được mục tiêu này, ông bèn cống hiến hết đời ḿnh cho sự nghiệp ḥa b́nh. Harsa cũng là một nhà bảo trợ cho việc học hành. Thi sĩ Bana nổi tiếng đă làm rạng rỡ thêm cho triều đại của ông. Bản thân Harsa cũng là một tác giả tên tuổi. Ba vở tuồng Nagananda, Ratnavali Priyadasika bằng tiếng Phạn được cho là của ông, tuy rằng một số nhà nghiên cứu nghi ngờ về tác quyền của Harsa đối với các công tŕnh này. Tuồng Nagananda nói về chuyện Bồ tát Đằng Vân (Jimutavahana Bodhisattva) đă hy sinh thân ḿnh để cứu một con rồng (naga).

Thuở thiếu thời, Harsa đă từng chứng kiến nhiều sự đau khổ trong gia đ́nh ḿnh. Mẹ ông, Yasomati, sau cái chết của chồng đă tự thiêu bên bờ sông Saravati. Anh của ông, Rajta Vardhana, bị giết bởi Sasanka, vua nước Gauda. Câu chuyện về người chị bất hạnh của ông là Rajyasri được nhiều người biết. Chồng bà là Grhavarma đă bị vua nước Malva giết chết và bà đă được Harsa cứu sống nhờ một cơ may hiếm có, lúc bà ta v́ quá buồn rầu đang sắp sửa bước lên giàn hỏa thiêu. Những sự mất mát và bất hạnh này đă có tác động lên tâm hồn dễ cảm xúc của Harsa vốn đă không sẵn sàng để tiếp nhận vương quốc Thaneswar sau cái chết của anh ḿnh là Rajya Vardhana, hay vương quốc Kanauj sau cái chết của anh rễ ḿnh là Grhavarma vốn không có người thừa kế. Ông đă muốn sống một cuộc đời tu sĩ khổ hạnh. Tuy nhiên, sự bức bách của hoàn cảnh không những đă khiến ông phải chấp nhận các vương quốc Thaneswar và Kanauj, mà c̣n phải tiến hành chiến tranh để đưa toàn bộ nước Ấn Độ vào dưới một chủ quyền. Đây là nhu cầu to lớn về mặt chính trị và văn hóa vào thời điểm ấy. Ông ghé vai nhận lănh trách nhiệm nhưng không có cái kiêu hănh của người làm vua. Theo Huyền Trang kể th́ khi Harsa được các triều thần thỉnh cầu lên ngôi sau cái chết của anh ḿnh là Rajya Vardhana, ông rất bối rối không thể quyết định ǵ cả. Ông bèn đến trước tượng Bồ tát Quán Thế Âm bên bờ sông Hằng để xin được hướng dẫn. Ông thấy dường như Bồ tát Quán Thế Âm muốn rằng ông hăy v́ đạo Phật mà xả thân lo việc nước và đừng nên xưng ḿnh là vua. Tuy nhiên, chỉ v́ ư thức làm nhiệm vụ theo yêu cầu, Harsa đă trở thành vị vua của đất nước, nhưng ông không dùng danh vị Maharaja (Đại Đế) kèm theo tên ḿnh. Ông chỉ được gọi một cách đơn giản là “Rajaputra” hoặc “Siladitya” mà thôi.

Người cha của Harsa, Maharajadhiraja Prabhakara Vardhana, là người thờ thần Mặt trời, c̣n anh ruột và chị của ông th́ sùng mộ đạo Phật. Về phần Harsa(1), ông bày tỏ sự sùng một không chỉ đối với việc thờ Mặt trời và việc lễ Phật, mà c̣n cả đối với thần Siva. Ông cho dựng các đền đài cho người đạo Saiva cũng như các tu viện, chùa chiền cho các tu sĩ Phật giáo. Ông tỏ ra rộng răi trong việc dung chấp các tôn giáo đến nỗi các nhà nghiên cứu cũng bị nhầm lẫn về tôn giáo mà ông thực sự là tín đồ. Trong một bằng chứng bằng chữ khắc, tiến sĩ R.C. Majumdar đă xem Harsa là một “tín đồ Saiva sùng đạo”. Bằng chứng này khó đứng vững trước những bằng chứng vượt trội hơn cho thấy Harsa là một Phật tử sùng đạo. Chính những hoàn cảnh trong cuộc đời ông cho thấy rằng Phật giáo mới là tôn giáo duy nhất thỏa măn được cái nhu cầu về tinh thần của ông, trong khi chỉ v́ tấm ḷng hiếu thảo mà ông tiếp tục thờ cúng các vị thần của ông cha ḿnh, và điều này ông thấy cũng chẳng xung khắc ǵ với sự sùng mộ của đạo Phật của ông. V́ thế, mặc dù có thờ thần Siva và thần Mặt trời, Harsa vẫn là một Phật tử. Ông là người bảo trợ cho viện Đại học Nalanda và đă cho dựng một tu viện, một điện thờ bằng đồng tại đây. Ông c̣n cho xây dựng nhiều ngh́n ngọn tháp trên bờ sông Hằng. Theo lời kể lại th́ lúc c̣n trẻ, Harsa là môn đệ trung thành của Chánh Lượng bộ (Sammitiya school) thuộc Phật giáo Tiểu thừa, nhưng về sau đưới ảnh hưởng của Huyền Trang, ông đă ngă về giáo lư Đại thừa. Một điều quan trọng trong đời sống tôn giáo của Ấn Độ vào thế kỷ thứ 7 là sự xuất hiện của cái được gọi là “Ấn Độ giáo Purana” (Puranic Hinduism) hay “Tân Ấn Độ giáo (Neo Hinduism) đặt nặng việc thờ cúng ảnh tượng và siết chặt hệ thống đẳng cấp, gây ra sự bất ḥa giữa những tín đồ Bà la môn và tín đồ Phật giáo thời ấy. Dù vậy, nhà vua vẫn có sự bảo trợ ngang nhau đối với tất cả mọi giáo phái. Huyền Trang nói “kho thực phẩm của hoàng cung phải cung cấp cho 1000 tu sĩ Phật giáo và 500 Bà la môn mỗi ngày”.

Công việc nhân đạo mà Harsa đảm đương khiến ta nhớ đến một việc làm của vua A-dục. Ông này cấm việc giết hại mọi sinh vật để lấy thịt. Noi gương A-dục vương, Harsa cho lập ra các “Dharmasala” để cung cấp thức ăn, thức uống và thuốc men cho những người nghèo, người bệnh. Người ta nói rằng nhà vua “quên ăn quên ngủ để lo làm việc thiện”.

Sự kiện quan trọng nhất trong triều đại của Harsa là cuộc viếng thăm của nhà hành hương Trung Hoa, Huyền Trang, đến Ấn Độ. Ông ta ở nước này từ năm 630 đến 644. Harsa lần đầu tiên gặp Huyền Trang tại Kajangala gần Rajamahal trong lúc nhà vua trên đường đi chinh phục Orissa trở về. Harsa đối đăi nhà hành hương Trung Hoa với sự tôn kính và mến mộ. Ồng đưa vị khách đến Kanauj (Kanyakubja) và cho triệu tập một đại hội tại đây để tôn vinh vị khách đặc biệt. Đại hội này có sự tham dự của Bhaskaravarma (c̣n gọi là Kumara), vua nước Kamrup và nhiều vị vua chúa khác kết thân với vua Harsa, ngoài số bốn ngh́n tu sĩ trí thức, trong số này có một ngh́n đến từ viện đại học Nalanda, ba ngh́n thuộc Kỳ Na giáo và Bà la môn giáo. Huyền Trang được cử làm “Trưởng ban hội thảo”. Một bức tượng Phật bằng vàng, lớn bằng người thật, được đặt trên một tháp cao ba mươi mét. Nghi lễ tôn vinh Tam bảo - Đức Phật, Chánh Pháp và Tăng đoàn. Lễ hội kéo dài trong hai mươi mốt ngày và kết thúc bằng một cuộc mưu sát vua Harsa nhưng bất thành.

Sau khi những cuộc tranh luận của đại hội đă măn, vua Harsa đưa vị khách danh dự đến Prayag tại nơi giao lưu của sông Hằng và sông Yamuna. Từ ba mươi năm qua, nhà vua có lệ triệu tập một đại hội năm năm một lần tại nơi giao lưu của hai con sông này và đây là lần đầu đại hội thứ sáu. Nhà hành hương Trung Hoa mô tả cặn kẽ các buổi lễ hội gây ấn tượng mạnh mẽ đă diễn ra tại đây. Đại hội này, với sự tham dự của các vua các nước chư hầu của Harsa cùng các học giả xuất chúng của tất cả các giáo phái tại Ấn Độ, kéo dài đến bảy mươi lăm ngày. Trong ngày đầu tiên th́ Đức Phật được suy tôn. Qua ngày thứ hai và thứ ba, lần lượt đến thần Mặt trời và thần Siva được suy tôn. Vua Harsa dâng tặng hết những ǵ mà ông có. Huyền Trang kể lại rằng sau khi hiến tặng hết, Harsa phải xin chị ḿnh là Rajyasri một chiếc áo cũ để khoác lên ḿnh mà cúng lạy “chư Phật mười phương”.

Vua Harsa duy tŕ các quan hệ ngoại giao với đế chế Trung Hoa. Ông phái một sứ thần mang một lá thư cho hoàng đế Trung Hoa và hoàng đế Trung Hoa đáp lại cũng phái một sứ thần mang những lễ vật thông thường qua Ấn Độ. Các thứ này đă được vua Harsa đón nhận long trọng và đầy vinh dự. Việc trao đổi sứ thần giữa Ấn Độ và Trung Hoa trong thời vua Harsa là kết quả của t́nh thân hữu lớn lao của Harsa đối với Huyền Trang và là một dấu mốc quá tŕnh trong lịch sử hữu nghị Trung-Ấn dựa trên sự ái mộ và tôn trọng lẫn nhau.

Sau khi dự các lễ hội ở Prayag, Huyền Trang ở lại thêm mười ngày với vị chủ nhà hoàng gia rồi lên đường về nước với một đội quân hộ tống do Bhaskaravarma dẫn đầu theo sự ủy nhiệm của vua Harsa để đưa nhà hành hương đến tận biên giới một cách an toàn. Với việc rời Ấn Độ của vị khách hành hương Trung Hoa, chúng ta có thể kết thúc phần nói về ông vua Phật tử Harsa ở đây.

 

CÁC TÁC GIẢ TIẾNG PALI

Thực lạ lùng là địa vị độc nhất vô nhị của tiếng Pali trong văn học Ấn Độ đă không được đánh giá đúng như lẽ ra nó phải có ở đây. Người ta không nhận ra rằng ngôn ngữ và văn học Pali không phải chỉ có ảnh hưởng trên ngôn ngữ Ấn Độ ngày nay, mà c̣n có ảnh hưởng cả trên sự phát triển của các ngôn ngữ Tích Lan, Miến Điện và Thái Lan. Thế nên, việc nghiên cứu kỹ về thứ tiếng này sẽ góp phần củng cố hơn các mỗi liên hệ về mặt văn hóa giữa Ấn Độ với các nước láng giềng.

Một lư do quan trọng khác khiến chúng ta phải quan tâm đến tiếng Pali nhiều hơn lâu nay ta đă làm là văn học Pali là một kho chứa những chất liệu vô giá cho việc viết lại một vài chương chưa được rơ ràng trong lịch sử Ấn Độ ngày xưa.

Sự kiện là toàn bộ nền văn hóa này xoay quanh con người của Đức Phật khiến cho nó càng có giá trị hơn nữa đối với các sinh viên nghiên cứu về Phật giáo. Neumann trong lời tựa bản dịch Trung Bộ kinh (Majjhima-nikaya) đă từng viết: “Người đă biết tiếng Pali th́ chẳng cần tới ánh sáng từ bên ngoài nữa”. Mới nghe qua như lời thốt ra từ một con người ái mộ cuồng nhiệt, nhưng cũng không xa với sự thật là mấy.

 

Nagasena (Na Tiên)

Trong số các tác giả và nhà luận giải bằng tiếng Pali về Phật giáo đă và c̣n tiếp tục giúp cho chúng ta hiểu được giáo lư thâm thúy của Đức Phật, điều giải những lời dạy nghe như mâu thuẫn nhau của Giáo chủ và nắm bắt được ư nghĩa sâu kín của giáo lư, có bốn tên tuổi nổi bật nhất là Nagasena, Buddhadatta, Buddaghosa và Dhammapala. Theo tự liệu Pali c̣n lưu lại th́ cuốn Milinda-panha hay “Di-lan-đà vấn đạo” (Questions of King Minlinda) có lẽ do đại trưởng lăo Nagasena biên soạn, được xem là cuốn sách đáng tin cậy.

Điều mà người ta nói gần như chắc chắn là cuốn Milinda-panha hẳn đă được viết hoặc là vào thời vua Menander hoặc là sau đó, nhưng nhất định phải là trước thời Buddhaghosa, ông này vẫn thường trích dẫn cuốn Milinda-panha của Nagasena, xem như một tư liệu đáng tin cậy. Như thế có nghĩa là cuốn sách này phải được viết trong khoảng giữa năm150 trước Công nguyên và năm 400 sau công nguyên. Dù có thừa nhận rằng cuốn “Di-lan-đà vấn đạo” có ít nhiều cơ sở lịch sử, nhưng vẫn c̣n lại những vấn đề cần phải xem xét như: sách do ai viết, viết lúc nào, người viết có tự ư thêm thắt ǵ vào không và nếu có th́ thêm thắt vào khi nào.

Nhiều người cho rằng Milinda-panha không phải là một cuốn sách đồng nhất. Các chương được viết theo nhiều phong cách. Do đó, có thể rằng một số chương đă được thêm vào sau này. Tuy nhiên, bằng chứng thuyết phục nhất cho giả thiết trên là cuốn sách đă được dịch ra chữ Hán trong khoảng từ năm 317 đến 420 sau Công nguyên, và bản dịch chữ Hán này, có tên là Kinh Nagasena, chỉ có ba chương đầu của cuốn Milinda-panha mà thôi, Từ đó, người ta cho rằng bốn chương c̣n lại là phần thêm vào sau này. Một sự kiện nữa hậu thuẫn cho quan điểm trên là vào cuối chương thứ ba, sách đă nói rằng các câu hỏi của vua Milinda đă hết, c̣n chương bốn th́ trông như một sự khởi đầu mới. Dù rằng chấp nhận mọi khả năng có sự thêm thắt tự ư về sau, chúng ta có lẽ cũng chưa phải hoàn toàn xác đáng khi gạt bỏ ra ngoài giả đoán cho rằng chính Nagasena, hay một tác giả nào đi nữa, đă viết nên toàn bộ cuốn sách như chúng ta được thấy ngày nay. V́ không phải là không có thể dịch giả Trung Hoa kia tự ư ḿnh muốn giới hạn bản dịch chỉ ở ba chương đầu mà thôi.

Cuốn Milinda-panha, như được thấy hiện nay, gồm có bảy chương. Trong bảy chương này th́ chương đầu rất có tính chất con người và lịch sử c̣n các chương kia toàn là giáo lư. Điều lạ lùng là trong khi Nagasena tốn nhiều công phu kể với chúng ta về cuộc đời quá khứ của ông và cuộc đời của vua Menander, ông chẳng cho chúng ta một thông tin nào về cuộc đời hiện tại của ông. Khiêm tốn đến mức tự xóa mờ con người ḿnh vốn là đặc điểm thường gặp của các tác giả ngày xưa. Tuy nhiên, vẫn có thể dễ dàng suy ra từ cuốn Milinda-panha rằng sinh quán của Trưởng lăo Nagasena là Kajangala, một thành phố nhiều người biết đến bên cạnh Hy-mă-lạp-sơn, ở mạn Đông của vùng Trung bộ và cha ông là một Bà la môn tên Sonuttara. Khi Nagasena đă học hành thông thạo ba kinh Vệ Đà, lịch sử cùng các môn học khác th́ ông nghiên cứu Phật giáo dưới sự hướng dẫn của Trưởng lăo Rohana và gia nhập Tăng đoàn. Tiếp đến, ông học với Trưởng lăo Assagutta ở Vattaniya. Sau đó, ông được gửi đến Hoa-thị thành (Patna hiện nay) để nghiên cứu chuyên về giáo lư của đạo Phật. Xong đợt này, ông tiếp tục đi đến tu viện Sankheyya ở Sagala, tại đây ông đă gặp vua Milinda.

Menander lúc ấy đang không thấy thỏa măn với các luận sư tôn giáo đương thời, nỗi khắc khoải của ông được bộc lộ trong câu nói sau đây “Jambudvipa thật trống không, Jambudvipa là cái lỗ hổng. Jambudvipa không có một Sa môn hay Bà la môn nào có thể tranh luận với ta”. Thế nhưng, với Trưởng lăo Nagasena, nhà vua đă hoàn toàn bị chinh phục, không những bằng kiến thức cao siêu mà cả ở cách nói năng đầy ấn tượng và có sức thuyết phục. Người ta kể lại rằng sau lời chào hỏi thông thường, nhà vua nói: “Thưa tôn ông, xin tôn ông cho biết phương danh quí tánh. Người ta gọi tôn ông như thế nào?” Nagasena đáp:

“Tâu bệ hạ, các đạo hữu của tôi gọi tôi là Nagasena. Cha mẹ th́ đặt tên cho tôi là Nagasena, Surasena, v.v… nhưng gọi thế cho tiện mà thôi. Sự thực th́ không có một người như thế đâu”.

Câu nói này của Trưởng lăo Nagasena đă khai thông mọi chuyện, tiếp theo là hàng loạt các câu hỏi và những câu trả lời, trong đó có sự minh họa nổi tiếng về chiếc xe ngựa, theo đó, cũng giống như các bộ phận của chiếc xe khi được lắp ghép chúng lại th́ sẽ tạo thành chiếc xe, ngoài các thứ ấy ra chẳng có chiếc xe nào cả, tương tự, các bộ phận khác nhau của một người tạo nên con người, ngoài các bộ phận ấy ra th́ chẳng có con người ấy.

Không thể t́m được một câu nào về thuyết Vô ngă (Anatmavada) sâu sắc hơn và hay hơn lời nói trên dây của Nagasena trong toàn bộ văn hệ Phật giáo, ngoại trừ các Thánh điển. Do đó, Milinda-panha là một cuốn sách được tŕnh bày dễ hiểu không chỉ về các lư thuyết cao siêu của Đức Phật và tâm lư học của Phật giáo. Như thế, đây là một cuốn sách không thể thiếu đối với các Tăng sinh Phật giáo. Ngoài tầm quan trọng của một văn bản Phật giáo, Milinda-panha cung cấp cho ta một chứng liệu vô song về văn xuôi Ấn Độ trong thế kỷ thứ nhất. Nói tóm lại, Milinda-panha có một vị trí đặc biệt trong văn học Ấn Độ, dù xét về mặt lư luận, văn chương, lịch sử hay kiến thức địa lư. Điều không thể bàn căi là trong văn học hậu Giáo điển không có một luận thư Phật giáo nào sánh ngang với Milinda-panha.

Buddhadatta và Buddhaghosa (Phật Âm)

Xét về tŕnh tự thời gian th́ sau Milinda-panha là đến một số sách luận giải về các văn bản khác nhau của Thánh điển. Hơn một nửa số này được cho là của Buddhaghosa (Phật Âm). Ông này thực sự là một luận sư vĩ đại chưa từng thấy về các kinh sách Phật giáo.

Trước khi bàn về cuộc đời và sự nghiệp của Buddhaghosa có lẽ nên bắt đầu bằng một câu chuyện về Buddhadatta, tuy là người đương thời với Buddhaghosa nhưng đă đến Tích Lan trước ông. Theo sách Buddhagho-suppatti, th́ đạo sư Buddhadatta đă đến Tích Lan trước đó để nghiên cứu giáo lư của Phật. Trên đường về sau khi hoàn tất việc nghiên cứu, thuyền của ông gặp phải một chiếc thuyền khác chở luận sư Buddhaghosa cũng đến Tích Lan. Hai người gặp nhau, họ tự giới thiệu, chào hỏi nhau. Luận sư Buddhaghosa nói: “Giáo lư của Phật (những bài luận giải) hiện có bằng tiếng Tích Lan, tôi đang đi đến Tích Lan để dịch sang tiếng Magadhi”. Buddhadatta đáp: “Đạo hữu ơi, tôi cũng đă đi đến Tích Lan v́ mục đích đó, nhưng tôi không c̣n sống được bao lâu nữa, không thể hoàn thành nhiệm vụ được”. Trong khi hai Trưởng lăo đang nói chuyện th́ hai chiếc thuyền cứ đi qua nhau và không c̣n nghe được ǵ nữa.

Dường như là khi rời xa nhau, Buddhadatta đă yêu cầu Buddhaghosa gửi các bản sao của mỗi bài luận giải của ông cho ḿnh về Ấn Độ và có lẽ Buddhaghosa đă làm điều đó. Sau đó, Buddhadatta đă tóm lược các bài luận giải của Buddhaghosa về Luận tạng trong cuốn Abhidhammavatara (Nhập A-t́-đạt-ma luận) và các luận giải về Luật tạng trong cuốn Vinaya-vinicchya. Buddhadatta đă đến từ Uragapur (nay là Uraipur), thuộc vương quốc Cola. Cũng như Buddhaghosa, ông đă sống và nghiên cứu đạo Phật tại Đại tu viện ở Anuradhapur. Khi từ Tích Lan trở về, ông ngồi viết sách trong một tu viện do một người Vaisnava tên là Krasnadasa hay Visnudasa xây cất trên bờ sông Kevari.

Trong số các tác phẩm của Buddhadatta th́ Abhidhammavatara (Nhập A-t́-đạt-ma luận) có giá trị cao nhất. Dù đây chỉ là sự tóm lược các bài luận giải của Buddhaghosa về bộ Luận tạng, nhưng Buddhadatta không đi theo Buddhaghosa một cách quá máy móc. Theo Buddhaghosa th́ có năm cứu cánh thuộc h́nh nhi thượng, đó là rupa (sắc), vedana (thọ), sanna (tưởng), sankhara (hành) và Vinnana (thức), nhưng trong cuốn Abhidhammavatara, th́ Buddhadatta xếp lại thành citta (tâm), cetasika (tâm sở), rupa (sắc) và nibbana (niết bàn).

Bây giờ hăy quay lại với tên tuổi vĩ đại nhất của văn hệ hậu Tam tạng. Buddhaghosa đă làm được những ǵ để cống hiến cho văn học Phật giáo? Một điều gần như chắc chắc là không thể có một người nào khác có thể làm được như ông. Nếu xét không chỉ về mặt qui mô mà cả về giá trị của công tŕnh này, khó có thể tin được rằng một người đơn độc như thế lại có thể có những cống hiến lớn lao như vậy cho sự phong phú của văn hệ Pali.

Trong số các cuốn sách soi rọi ít nhiều ánh sáng vào cuộc đời riêng của Buddhaghosa th́ chỉ có cuốn Mahavamsa (Đại sư) có thể được xem là một tư liệu đáng tin cậy. Ngoài cuốn Mahavamsa c̣n có các cuốn Buddhaghosupatti, cuốn Gandhavamsa Sasanavamsa, nhưng các cuốn này không chứa nhiều thông tin bổ ích lắm.

Theo cuốn Mahavamsa th́ Buddhaghosa được sinh ra ở gần Gaya. Một tư liệu khác th́ nói rằng ông từ xứ Tailanga đến. Người Miến Điện th́ cho rằng ông là người Miến. Dù sự thực ra sao th́ người ta đều tin rằng ông đă ở tại Bodh Gaya một thời gian dài. Vào thời ấy, tu viện tại Bodh Gaya đang thuộc về các Tỳ kheo từ Tích Lan đến. Vào thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, Kirti Sri Meghavarma, được sự cho phép của hoàng đế (Maharaja) Samudra Gupta, đă cho xây một tu viện tại Bodh Gaya để cho các tu sĩ từ Tích Lan đến có chỗ để thờ Phật Kim Cương tọa (Vajrasana).

Vào thời Buddhaghosa, đạo Phật qua tiếng Pali đă không c̣n được nhiều người biết đến tại Ấn Độ. Tiếng Phạn đă trở lại chiếm ưu thế. Ngay cả các học giả Phật giáo cũng dùng tiếng Phạn làm phương tiện diễn đạt. Tôn giả Asvaghosa (Mă Minh), người sông vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, đă viết thi phẩm của ḿnh bằng tiếng Phạn. Tương tự, các nhà tư tưởng lớn như Long Thọ (Nagarjuna), Thế Thân (Vasubandhu) và Trần Na (Dinnaga) cũng viết bằng tiếng Phạn. Thậm chí các vị vua Gupta cũng không c̣n tỏ sự quan tâm đến tiếng Pali và đă bảo trợ cho tiếng Phạn. Do đó, cả tiếng Pali và hệ Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) đă dần dần suy thoái đến mức không c̣n đáng kể ở Ấn Độ nữa.

Tuy vậy, các Tỳ kheo cư ngụ tại Bodh Gaya, dù là trong thế kỷ thứ 5 khi Buddhaghosa được kết nạp vào Tăng đoàn, vẫn gắn bó với tiếng Pali. Vào thời điểm ấy, Mahasthavira Revata là người đứng đầu tu viện ở Gaya.

Thời gian này, trong nước thường diễn ra những cuộc tranh luận tôn giáo. Ghosa (tên gọi lúc đầu của Buddhaghosa) là người thông thuộc kinh Vệ Đà cùng các văn hệ liên quan, có biệt tài bảo vệ luận cứ của ḿnh, nên đi từ nơi này đến nơi khác để t́m kiếm đối thủ tranh luận. Một hôm, Ḥa thượng Revata nghe ông tụng kinh Patanjali. Ḥa thượng rất cảm phục v́ sự phát âm rất chính xác và cũng có lẽ muốn thuyết phục ông theo đạo Phật, nên đă chấp nhận cuộc tranh luận với ông, Ghosa hỏi: “Ngài có hiểu được các bài kinh này không?” Ḥa thượng đáp: “Có, ta hiểu, các bài kinh ấy đều không đúng”.

Mahasthariva Revata chỉ trích các bài kinh kia một cách nghiêm khắc đến nỗi Ghosa phải nín thinh. Sau đó, Ghosa yêu cầu Ḥa thượng cho nghe giáo lư của ngài, Ḥa thượng liền đọc một đoạn của bộ Luận tạng. Ghosa không hiểu và hỏi: “Thần chú này của ai vậy?” Mahasthavira đáp: “Thần chú của Đức Phật”. Ghosa lại hỏi: “Ngài dạy cho tôi được chăng?” Mahasthavira trả lời: “Được chứ, miễn là ông gia nhập Giáo hội theo các luật lệ của Tăng đoàn”. Ghosa được truyền giới và được biết đến dưới cái tên Buddhaghosa. Dưới sự hướng dẫn của Mahasthavira Revata, ông nghiên cứu cả Chánh Pháp, Giới luật, và về sau trở thành một nhà luận giải xuất chúng về các giáo lư của Đức Phật.

Trong khi c̣n sống tại tu viện nơi ông được truyền giới, Buddhaghosa đă viết cuốn sách đầu tiên của ḿnh có tên là Nanodaya. Sau đó, ông viết cuốn Atthasalini, một luận giải về cuốn Pháp tập luận (Dhamma-sangani). Nghe nói ông đang sắp sửa viết luận giải cho bộ Parittasuttas th́ Mahasthariva Revata bảo ông:

“Chỉ có một bộ Tam tạng gốc được mang từ Tích Lan về đây. Chúng ta không có được các bài luận giải mà cũng không được nhiều đạo sư truyền lại. Nhưng ở Lanka có những bài luận giải do tôn giả Mahinda để lại rồi sau được dịch ra tiếng địa phương. Ngươi hăy đến đó mà nghiên cứu để các luận giải này có thể hữu ích cho tất cả chúng ta”.

Theo lời dạy của thầy, Buddhaghosa lên đường đi Tích Lan và đến đây vào triều đại vua Mahanama. Sau khi chọn chỗ ở trong một ṭa nhà của Đại tu viện Mahapadhana, ông được nghe các lời b́nh giảng bằng tiếng Tích Lan và lời truyền giảng của các Trưỡng lăo thuộc Thera Sanghapala, tin tưởng rằng đây là những lời dạy chính xác đích thực của Như-lai (Tathagata). Sau đó, ông trịnh trọng đề nghị với Tăng đoàn Tỳ kheo: “Toi muốn dịch các bài luận giải từ tiếng Tích Lan ra tiếng Magadhi. Xin cho tôi được tự do tiếp cận tất cả các bộ sách ở đây”. Nghe ông nói như thế, các Tỳ kheo bèn đưa cho ông hai bài kệ bằng tiếng Pali để thử sức và yêu cầu ông b́nh giảng về các bài kệ này. Buddhaghosa viết một bản yếu lược cho toàn thể bộ Tam tạng và đặt tên là Visuddhimagga hay Thanh tịnh đạo. Rất hài ḷng về năng lực của ông, các Tỳ kheo giao toàn bộ sách vở cho ông. Ngụ tại Granthakara Parivena ở Anuradhapur, Buddhaghosa hoàn thành xong nhiệm vụ phiên dịch các bản luận giải bằng tiếng Tích Lan (Simhalese) ra tiếng Magadhi. Sau đó, ông trở về cố hương và hành tŕ Phật pháp.

Các học giả như giáo sư D. Kosambi, v́ một lư do nào đó, không tin rằng miền Bắc Ấn Độ là nơi sinh của Buddhaghosa mà ngả theo truyền thuyết Miến Điện cho rằng Buddhaghosa từ miền Nam đến. Giáo sư Kosambi thậm chí c̣n không tin rằng Buddhaghosa là một Bà la môn(2). Chúng tôi thấy chẳng có trở ngại nào khiến không tin vào Mahavamsa, theo đó Buddhaghosa chính là một Bà la môn sinh ra ở Bắc Ấn Độ.

Người ta chưa được biết là vị luận sư Pali nói tiếng này đă nhập niết bàn tại đâu. Ở Campuchia, hiện có một ngôi chùa cổ mang tên Buddhaghosa Vihara, và theo truyền thuyết c̣n lưu lại th́ Budddhaghosa đă sống những ngày cuối đời ở Campuchia. Không có lư do ǵ để không tin vào điều này.

Không thể thoát khỏi khuôn khổ tiểu sử để nói tất cả các bộ luận bằng tiếng Pali, song không thể không điểm qua một vài cuốn sách của Buddhaghosa.

Visuddhimagga là cuốn sách đầu tiên Buddhaghosa viết tại Tích Lan. Trong đó có thể thấy “cái ǵ cũng có” của văn học Phật giáo thời trước. Khắp nơi trong sách của Buddhaghosa trích dẫn gần như toàn bộ văn học Giáo điển và cả hậu Giáo điển. Theo Mahavamsa th́ gần đây là một sự tóm lược cả ba bộ Tạng cùng với phần luận giải.

Về những cuốn sách khác của Buddhaghosa th́ chúng ta không thể xác định được thứ tự thời gian sách đă được viết. Tự các cuốn sách cũng không giúp ta xếp chúng theo thứ tự thời gian được v́ gần như là mỗi bài luận giải đều được nhắc đển tên trong những bài luận giải khác. Samanta-pasadika (Thiện Kiến Luật) là một cuốn luận giải về Giới luật. Tác phẩm đồ sộ này được viết theo yêu cầu của Trưởng lăo Buddha Siri. Trong phần giới thiệu cuốn Samanata-pasadika chính Buddhaghosa đă mô tả tác phẩm của ḿnh như sau: “Khi bắt đầu viét bộ luận này, vốn đă bao gồm trong đó cả phần Maha-atthakatha, mà không làm mất đi ư nghĩa chính xác của những quyết định ghi trong Mahapaccari, cũng như trong cuốn Kurundi cùng các luận thư khác, và gồm cả ư kiến của các Trưỏng lăo… từ những luận thư này (tôi đă tiến hành viết cuốn sách), và khi gạn lọc ngôn từ, cô đọng những đoạn dài ḍng, cả các quyết định chính thức, mà không đi xa phương cách diễn đạt của tiếng Pali”. Ngoài ra, Buddhaghosa c̣n viết một cuốn luận giải về Giới pháp (Patimokkha) dưới cái tên Kankhavitarani hay Matikatthakatha. Sách này căn cứ trên truyền thống của vu viện và được viết theo yêu cầu của một Trưởng lăo tên là Sona.

Buddhaghosa cũng viết các cuốn luận giải về bốn Kinh Bộ (Nikaya) chính: cuốn Sumangalavilasini về Trường Bộ kinh (Digha), cuốn Papancasudani về Trung bộ kinh (Majjhima), cuốn Saratthapakasini về Tương Ưng bộ kinh (Samyutta), và cuốn Manorathapurini về Tăng Chi Bộ kinh (Anguttara). Cuốn Sumangalavilasini được viết theo yêu cầu của Trưởng lăo Dathanaga thuộc Sumangala Parivena. Tên cuốn sách có lẽ lấy ư từ chính Parivena. Cuốn Papancasudani được viết theo yêu cầu của Trưởng lăo Buddhamitta. Ông này là bạn của tác giả tại Mayura-pattana ở Nam Ấn Độ. Cuốn Saratthappakasini được nói là viết theo yêu cầu của một Trưởng lăo khác tên là Jotipala.

Trong số này, đặc biệt đáng chú ư là cuốn Manorathapurini luận giải về Tăng Chi Bộ kinh (Anguttara). Sách này có phần tiểu sử của hầu hết các đệ tử hàng đầu của Đức Thế tôn, ngoài ra, c̣n có bảng liệt kê địa danh tất cả các nơi Đức Phật đă đến trong mùa An cư. Theo sách Manorathapurini th́ Đức Như-Lai (Tathagata) đă đến an cư tại các nơi như sau:

Mùa An cư và Địa điểm

Thứ nhất: Rsi-patana

Thứ hai đến thứ tư: Rajagrha (Vương-xá)

Thứ năm: Vaisali (T́-xá-lị)

Thứ sáu: Mankula-parvata.

Thứ bảy: Trayastrimsa Heaven (Cung Trời Đao Lợi)

Thứ tám: Bhesakalavana, ở gần Sumsumara-giri.

Thứ chín: Kausambi (Kiều-thường-di)

Thứ mười: Parileyyaka.

Thứ mười một: Nala.

Thứ mười hai: Veranja.

Thứ mười ba: Caliya-parvata.

Thứ mười bốn: Jetavana (Kỳ Hoàn tịnh xá) ở Sravasti (Xá-vệ)

Thứ mười lăm: Kapilavastu (Ca-t́-la-vệ).

Thứ mười sáu: Alavi.

Thứ mười bảy: Rajagrha (Vương-xá)

Thứ mười tám, mười chín: Caliya-parvata.

Thứ hai mươi: Rajagrha (Vương-xá)

Thứ hai mươi mốt đến bốn mươi sáu: Jetavana (Kỳ Hoàn tịnh xá hay Pubbarama ở Sravasti (Xá-vệ).

Cuốn Visuddhimagga và cuốn luận giải về bốn Kinh Bộ nói trên hiển nhiên là công tŕnh của Buddhaghosa, mặc dù có sự tranh căi về một số sách khác được cho là của ông. Buddhaghosa cũng được gán cho các cuốn luận giải về bốn cuốn sách thuộc Tiểu bộ kinh (Khuddakanikaya), đó là Dhammapada (kinh Pháp Cú), Jataka (kinh Bổn Sanh), Suttanipata (Kinh Tập) và Khuddakapatha (Tiểu Tụng).

Cuốn Dhammapadatthakatha cũng là một bản dịch tiếng Pali của bộ luận gốc tiếng Tích Lan (Simhalese). Một số nhà nghiên cứu cho rằng đây không phải là tác phẩm của đại luận sư Buddhaghosa. Luận cứ của họ là cách hành văn có khác, nhưng điều này rất có thể là do sự khác biệt về đề tài.

Jatakatthakatha là một bộ luận lớn được viết theo yêu cầu của ba Trưởng lăo Atthadassi, Buddhamitta và Buddhadeva. Buddhadeva (Phật Thiên) được nói đến như một người thuộc Hóa Địa bộ (Mahisasaka), nhưng cuốn Jatakatthakatha th́ toàn bộ được viết theo sự thẩm duyệt của Đại tu viện (Mahavihara). Điều này cho thấy là không có tử đối nghịch giữa Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) và Hóa Địa bộ (Mahisasaka), ít nhất là vào thời đó.

Paramatthajotika là những cuốn luận giải về Khuddaka-patha Suttanipata. Rất có thể hai bộ luận này không do đại luận sư Buddhaghosa viết mà là do một tác giả khác có cùng tên.

Các bài luận giải về bảy đoạn trong Luận tạng cũng do Buddhaghosa viết theo yêu cầu của một Trưởng lăo cùng tên. Các luận giải này cũng dựa trên những luận giải gốc bằng tiếng Tích Lan cũng như trên truyền thống Đại tu viện (Mahavihara) đă được chấp nhận. Ngoài ra, c̣n có cuốn Atthasalini - một luận thư về cuốn Dhammasangani, cuốn Sammohavinodani - luận thư về Vibhanga và cuốn Pancappakaranatthakatha về năm cuốn c̣n lại là Dhatu-katha, Kathavatthu, Puggalapannatti, Yamaka Patthana.

Buddhaghosa cũng được xem là tác giả của một vài cuốn sách khác hiện không c̣n nữa.

Cho dù không có những cuốn sách này th́ riêng cuốn Visuddhimagga của Buddhaghosa vốn cho thấy kiến thức bách khoa của ông, một bộ óc rất sắc sảo, hiểu biết uyên thâm của ông, cùng vô số bài luận giải cũng đủ tạo cho ông một vị trí vững vàng giữa các nhà tư tưởng và học giả Ấn Độ.

 

Dhammapala (Pháp Hộ)

Sau Buddhaghosa th́ c̣n có ít nhất một luận sư nữa mà chúng ta không thể không nói đến. Đó là Trưởng lăo (Thera) Dhammapala, sống tại Badaratittha, một địa điểm trên bờ biển Đông Nam của Ấn Độ. Có lẽ ông sinh ra tại Nam Ấn Độ. V́ ông có nhắc đến các luận thư của Buddhaghosa trong sách của ḿnh nên có thể kết luận rằng ông sống vào giai đoạn sau Buddhaghosa. Ông được xem là người đă viết tất cả các bài luận giải về những cuốn sách như Tiểu Bộ kinh (Khuddaka-nikaya), trước đây được Buddhaghosa viết dở dang, đó là luận giải về Udana (kinh Tự thuyết), Itivuttaka (Thiên Cung sự), Petavatthu (Ngạ quỷ sự), Thera-gatha (Trưởng lăo Tăng kệ), Theri-gatha (Trưởng lăo Ni kệ) và Cariya-pitaka (Sở hạnh tạng). Tất cả các luận giải này được gọi chung là Paramatthadipani. Ông c̣n viết luận thư có tên là Paramatthamanjusa bàn về cuốn Visuddhimagga của Buddhaghosa. Cuốn Tika này trong phần b́nh luận về nava-sarira-patubhava ở chương VXII của cuốn Visuddhimagga có nói rằng khi một xác thân đă mỏi ṃn và bị loại bỏ th́ một xác nhận mới được sinh ra trong một thế giới mới (trang 693, ấn bản tiếng Miến Điện của cuốn Tika).

Bài b́nh luận này thường nhắc đến quan điểm của các tông phái hoặc luận sư khác, như Vasudhamma của Đại Chúng bộ (Mahasanghika), hoặc Kanada, Kapila, Ajivika hoặc các cuốn sách khác như Atthasalini, Sammohavinodani Patthana-atthakatha. Bài này cũng nhắc đến các quan điểm của trường phái Vô úy Sơn Trụ bộ (Abhayagiri school), đến Upatissa và cuốn Vimuttimagga của ông. Nghiên cứu kỹ về các bài luận giải của Dhamapala sẽ rất hữu ích để hiểu được t́nh h́nh tôn giáo thời ấy ở Nam Ấn Độ và Tích Lan. Dhammapala cũng đă b́nh luận căn cứ trên các tác phẩm gốc bằng tiếng Tích Lan. Có thể là ông cũng đă sử dụng các bản luận giải bằng tiếng Dravidian mà ông có được ở vùng Nam Ấn.

Được biết ông ta c̣n viết một cuốn luận giải khác về một tác phẩm hậu Giáo điển, tên là Netti. Cuốn này được viết theo yêu cầu của một Trưởng lăo tên là Dhammarakkhita. Tư liệu ghi lại rằng vào thời đó, Dhammapala sống ở Nagapattana trong một tu viện do vua Dharmasoka xây cất.

Các bộ luận bằng tiếng Pali thường được xếp chung với các bộ chú (bhasya) và thích (taka) của tiếng Phạn. Nhưng không có ǵ trong nền văn hệ bhasya bằng tiếng Phạn của Ấn Độ có thể so sánh được với cuốn Atthakatha bằng tiếng Pali. Cùng với các chú giải cho nguyên bản, cuốn Atthakatha c̣n chứa nhiều tư liệu lịch sử hết sức quan trọng. Các luận sư tiếng Pali đă tỏ ra có ư thức lịch sử đặc biệt không thể t́m thấy ở một nơi nào khác trong văn hệ bhasya.

Trong khi văn học Phật giáo Nguyên thủy (Theravada Buddhism) dùng tiếng Pali th́ những người thuộc Nhất Thiết Hữu bộ (Sarvastivadin) (được xếp vào Phật giáo Tiểu thừa) và Phật giáo Đại thừa lại chọn Phạn (Sanskrit) làm phương tiện diễn đạt cho văn học tôn giáo của họ. V́ thế, sau đây chúng ta sẽ bàn đến một số tác giả gắn liền với lịch sử Phật giáo tiếng Phạn.

 

CÁC TÁC GIẢ TIẾNG PHẠN

 

Asvaghosa (Mă Minh)

Asvaghosa (Mă Minh), người đương thời với vua Ca-ni-sắc-ca, là một thi sĩ, triết gia lớn của Phật giáo. Ông có một địa vị đặc biệt không chỉ trong lịch sử tư tưởng Phật giáo mà cả trong toàn bộ truyền thống thi ca tiếng Phạn. Ông là người thừa kế quan trọng của Valmiki, người mà ông gọi là “Adi Kavi” và “Dhiman”, và là một tiền bối đáng kể của Kalidasa và Bhasa. Thực vậy, một số nhà nghiên cứu ở Ấn Độ và nước ngoài tin rằng Kalidasa đă chịu ảnh hưởng của ông rất nhiều. Cống hiến lớn nhất của Asvaghosa (Mă Minh) cho lịch sử tư tưởng Phật giáo là sự nhấn mạnh vào niềm tin ở Đức Phật (Buddha-bhakti) của ông.

Mặc dù giáo lư Đại thừa đă lan rộng ít nhất hai hoặc ba thế kỷ rồi mới đến thời đại của ông, nhưng các giáo lư này đă t́m được sự thể hiện quan trọng đầu tiên trong các tác phẩm của ông. Dù rằng thực ra ông thuộc Nhất Thiết Hữu bộ (Sarvastivada school).

Chúng ta không được biết nhiều về cuộc đời của Mă Minh. Qua lượng thông tin ít ỏi mà thi sĩ đă kể lại ở phần cuối của các thi phẩm, người ta được biết quê quán ông ở Saketa (Ayodhya) và mẹ ông là bà Suvarnaksi. Ở phần cuối của ba tác phẩm được biết đến nhiều của ông là Buddhacarita (Phật sở hạnh tán), Saundarananda (Tôn giả Lợi-nan-đà) và Sariputraprakarana (Hi khúc Xá-lị-tử), ông nói: Arya Suvarnaksiputrasya Saketakasya bhiksor acaryabhadantasvaghosasya mahakaver Mahavadinah krtir iyam. Điều này cho thấy thi sĩ tài hoa của chúng ta đồng thời cũng là một học giả, một nhà lư luận về tôn giáo và là một tu sĩ Phật giáo xuất chúng.

Hai thi phẩm quan trọng của Mă Minh là Buddhacarita Saundarananda. Tác phẩm thứ nhất miêu tả cuộc đời Đức Phật bằng một bút pháp mộc mạc và trang trọng, dù được viết rất dè dặt. Nguyên bản của bài thơ có 28 đoạn, theo Nghĩa Tịnh (Itsing) được biết qua bản dịch chữ Hán vào thế kỷ thứ 7. Bản dịch tiếng Tây Tạng cũng có số đoạn như thế. Do đó, bản gốc tiếng Phạn hẳn là phải có 28 đoạn. Ngày nay chỉ có 17 đoạn tiếng Phạn c̣n được lưu lại, nh́n chung, chỉ có 13 đoạn đầu tiên được xem là đích thực của ông. Nghĩa Tịnh nói rằng vào thời ông đến đây, bài thơ tuyệt vời này “được đọc và ngâm rộng răi khắp nơi trong năm miền của Ấn Độ và trong các nước vùng Nam Hải”.

Trong tập sử thi này, Mă Minh không chỉ thuật lại cho ta cuộc đời cùng sự thuyết pháp của Đức Phật, mà c̣n chứng tỏ một kiến thức bách khoa của ông về các truyền thuyết thần thoại của Ấn Độ, về các hệ triết học trước Phật giáo, nhất là triết học Sankhya. Thi phẩm Saundaranandakavya kể lại chuyện truyền giới của Đức Phật cho Nan-đà (Nanda), người anh em cùng cha khác mẹ của ngài.

Ngoài hai thi phẩm quan trọng này, Mă Minh c̣n viết ba vở tuồng Phật giáo đă được H. Luders t́m thấy ở Turfan, Trung Á vào đầu thế kỷ 20. Trong các vở tuồng đó, tuồng Sariputraprakarana với chín hồi, là tuồng quan trọng nhất. Đây là một tác phẩm kịch nghệ hiện c̣n lại trong văn học Sanskrit. Mă Minh c̣n viết một thi phẩm trữ t́nh Gandistora-gatha gồm 29 bài thơ theo vận luật sragdhara. E.H. Johnston nghi ngờ không chắc Mă Minh là tác giả thi phẩm này, nhưng theo sự nhận xét của Winternitz th́ “Đây là một bài thơ hay, xứng đáng là của Mă Minh cả về h́nh thức lẫn nội dung”.

 

Nagarjuna (Long Thọ)

Ngài Long Thọ (Nagarjuna), bạn thân của Yajnasri Gautamiputra (166-196), vua nước Satavahana, là một triết gia Phật giáo có cá tính mạnh mẽ. Ông tạo nên một kỷ nguyên trong lịch sử triết học Phật giáo và khiến cho lịch sử này có một khúc quanh quyết định. Ông đề xướng ra Trung Luận tông (Madhyamika school), cũng có tên là thuyết Vô ngă (Không tông - Sunyavada). Ông là một nhà biện chứng vĩ đại chưa từng thấy. Cuốn sách triết học quan trọng của ông Trung Quán luận (Madhyamikakarika hay Madhyamika-sastra), gồm 400 karika trong 27 chương, và là tác phẩm nền tảng cho triết thuyết của ông. Đây là một bản tóm lược các giáo lư trong Kinh Đại thừa (Mahayana-sastras), cho thấy sự hiểu biết hiếm có về luận lư học, và những ḍng tư tưởng táo bạo xuất chúng. Chỉ riêng công tŕnh này cũng đủ cho thấy một đầu óc bậc thầy của ngài Long Thọ và ông đă sáng chói ra sao trong số các nhà trí thức của nước ông, cả trước đây và hiện nay.

Theo bản tiểu sử của ngài Long Thọ được Cưu-ma-la-thập (Kumarajiva) dịch sang chữ Hán vào khoảng năm 405 th́ Long Thọ được sinh ra tại Nam Ấn Độ trong một gia đ́nh Bà la môn. Tuy nhiên, Huyền Trang lại nói rằng ông sinh ra ở nam Kiều-tất-la (Kosala) hay là tỉnh Vidarbha xưa (nay là Berar). Long Thọ đă nghiên cứu toàn bộ Tam Tạng trong ba tháng nhưng không thấy thỏa măn. Ông tiếp nhận Kinh Đại thừa từ một tu sĩ rất cao niên ở Hy-mă-lạp-sơn, nhưng ông sống phần lớn cuộc đời ở Sri Parvata của Sri Sailam thuộc Nam Ấn Độ, rồi biến nơi này thành một trung tâm quảng bá đạo Phật. Các tư liệu Tây Tạng cho thấy rằng Long Thọ cũng có sống tại Nalanda. Huyền Trang nói về “bốn mặt trời rọi sáng thế giới”. Một trong số đó là Long Thọ, ba “mặt trời” kia là Mă Minh (Asvaghosa), Cưu-ma-la-thập (Kumarajabdha hay Kumaralata) và Thánh Thiên (Aryadeva). Thật vậy, là một nhà tư tưởng triết học, Long Thọ đă không có đối thủ trong lịch sử triết học Ấn Độ. T. Watters đă chí lư khi gọi ông là “một trong những huyền diệu và bí hiểm của Phật giáo thời sau”.

Khoảng hai mươi bộ luận đă dịch ra chữ Hán được nhiều người cho là của ngài Long Thọ. Trong số này, mười tám bộ được kể là của Long Thọ trong đó Thư mục Bunyiu Nanjio. Bản Trung Quán luận cũng đă được nói đến như một tác phẩm chính của Long Thọ, chính ông đă viết lời b́nh về tác phẩm này gọi là Akutobhaya (The Safe One). Ở đây chỉ có thể nhắc đến một tác phẩm nữa của Long Thọ, được ông viết dưới dạng một bức thư cho người bạn của ông là Yajna Sri Gautamiputra. Luận thuyết này có tên là Suhrllekha hay “Thư gửi một người bạn” (Letter to a Friend). Nghĩa Tịnh kể lại rằng vào thời ông đến viếng Ấn Độ, ông thấy trẻ con ở đây học thuộc ḷng lá thư này, c̣n người lớn th́ xem đây là thứ để học tập suốt đời. Bản luận thuyết này chứng tỏ rằng Long Thọ không phải là một tư tưởng gia phá hoại như nhiều người đă nghĩ, mà đạo đức có một vai tṛ quan trọng trong triết thuyết Vô ngă của ông cũng như trong mọi giới luật triết lư khác.

 

Buddjapalita (Phật Hộ) và Bhavaviveka (Thanh Biện)

Ở đây ta có thể nói đến các Trưởng lăo Buddhapalita (Phật Hộ) và Bhavaviveka (hay Bhavya - Thanh Biện) như là hai đại diện quan trọng của chủ thuyết Vô ngă được Long Thọ đề xướng. Cả hai người cùng sống trong thế kỷ thứ 5 và tầm quan trọng đáng kể của họ trong lịch sử tư tưởng Phật giáo ở chỗ họ lần lượt là những người sáng lập nên những trường phái tư duy luận lư, đó là trường phái tư duy luận lư, đó là trường phái Prasangika và trường phái Svatantra. Trường phái Prasangika do ngài Phật Hộ lập nên, áp dụng một phương pháp lư luận, trong đó một người muốn khẳng định địa vị của ḿnh phải đặt ra cho đối thủ những câu hỏi sao cho có thể hoàn toàn đánh bại đối thủ, làm cho vai tṛ của người đó trở thành lố bịch. Trường phái Svatantra do Thanh Biện đề xướng cố gắng xác lập chân lư của giáo nghĩa Trung luận bằng cách đưa ra những luận chứng có giá trị độc lập. Aryadeva, Santideva, Santaraksita và Kamalasila là những nhà tư tưởng xuất sắc khác của Trung Luận tông.

 

Asanga (Vô Trước) và Vasubandhu (Thế Thân)

Hai anh em nổi tiếng Asanga (Vô Trước) và Vasubandhu (Thế Thân) trong thế kỷ thứ 4 là những nhà tư tưởng có đầu óc sáng tạo, đă tạo nên điều có thể gọi là thời kỳ kinh điển của triết học Phật giáo. Thực ra, họ có ba anh em, trong đó, Vô Trước là anh cả, người thứ hai là Thế Thân, c̣n người em út là Virincivatsa. Vô Trước và Thế Thân sinh ra ở Purusapura thuộc xứ Gandhara. Họ là con một gia đ́nh Bà la môn, rất tinh thông kiến thức Bà la môn, học tại Kashmir, tại đây họ có dịp nghiên cứu bộ Vibhasa-sastra (T́-bà-xa luận). Ban đầu Vô Trước và Thế Thân đều thuộc Nhất Thiết Hữu bộ đang ngự trị vào thời đó tại Kashmir và Gandhara. Họ cũng sống một thời gian tại Ayodhya. Theo Paramartha (Chân Đế), người viết tiểu sử Thế Thân, th́ ông này đă qua đời ở Ayudhya ở tuổi tám mươi.

Vô Trước được xem là luận sư xuất chúng nhất của trường phái Duy thức Du già (Yogacara hay Vijnanavada). Ông đă thuyết phục em ḿnh là Thế Thân rời bỏ Nhất Thiết Hữu bộ để theo trường phái mới. Vô Trước là học tṛ của Maitreyanatha, người được xem là sáng lập ra Duy thức Du già tông. Các tác phẩm quan trọng nhất của Vô Trước là Mahayana-samparigraha (Đại thừa Nhiếp luận), Prakarana-aryavaca, Yogacarabhumi-sastra (Du già sư địa luận) và Mahayyana-sutralankara (Đại thừa Trang nghiêm kinh luận). Hai cuốn sau cùng là những cuốn sách quan trọng nhất xét về mặt đạo lư và giáo lư. Cuốn Yogacara-bhumi-sastra nguyên bản tiếng Phạn, được Rahul Sankrityayan t́m thấy, được phân ra làm mười bảy bhumi và mô tả chi tiết con đường giới luật theo trường phía Duy thức Du già. Mahayana-sutralankara là một công tŕnh liên kết giữa Vô Trước và thầy của ông là Maitreyanatha. Maitreyanatha viết các karika, c̣n Vô Trước th́ chú giải các karika này.

Thế Thân, người mà về sau đă đi theo Duy Thức tông của Phật giáo Đại thừa, theo sự khuyến dụ của anh trai ḿnh, vốn là một luận sư nổi tiếng thuộc nhánh Vaibhasika của Nhất Thiết Hữu bộ. Tác phẩm vĩ đại nhất của ông, Abhidharma-kosa (A-t́-đạt-ma câu-xá) là một bộ bách khoa về triết học Phật giáo, được viết chủ yếu theo quan điểm của nhánh Vaibhasika thuộc Nhất Thiết Hữu bộ vốn đang thịnh hành tại Kashmir như sự nghi nhận của chính tác giả vào cuốn sách (Kashmira-vaibhasikanitisiddhah prayo mayayam bhidharmah). Đại tác phẩm này, viết làm 600 karita, đă tỏ ra vô giá trong việc truyền bá đạo Phật tại châu Á. Không thể tŕnh bày rơ ở đây về triết lư trong bộ Abhidharma-kosa, nhưng chỉ cần nói rằng ngay từ đầu, cuốn sách hữu ích này đă tạo được sự hâm mộ không chỉ của các tín đồ Phật giáo mà c̣n cả ở những người khác nữa. Cho nên trong thế kỷ thứ 7, tác giả Bana trong khi mô tả am thất của tu sĩ Phật giáo Divakaramitra trong cuốn Harsacarita của ông, đă nói rằng cả đến những con vẹt ở đây cũng nói Câu-xá (Kosa) (A-t́-đạt-ma Câu-xá) với nhau (Sukairapi Sakyasasanakusalaih kosam samupadisabhih). Yasomitra, người viết bộ luận Sphutartha về cuốn Abhidharma-kosa của Thế Thân, đă nói là do chứng đắc tinh thần cao siêu của ông, Thế Thân đă được những người đồng thời coi như một Đức Phật thứ hai vậy (Yam buddhimatam agryam dvitiyamiva Buddham ityahuh). Đây không phải là sự xưng tụng thông thường dành cho một con người. Số tác phẩm b́nh luận thật nhiều về cuốn Abhidharma-kosa cho thấy rơ ảnh hưởng to lớn mà cuốn sách này đă tạo ra trong trí mọi người. Ngoài cuốn Abhidharma-kosa, Thế Thân c̣n viết cuốn Paramartha saptati nhằm đă kích cuốn Sankhya-saptali của luận sư nổi tiếng của Sankhya là Vindhyavasi, người đồng thời với ngài Thế Thân. Ông c̣n viết hai cuốn sách về luận lư học là Tarka-sastra Vada-vidhi. Là một luận sư Đại thừa, ông đă viết các luận giải về kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma-pundarika-sutra), kinh Đại Bát Niết bàn (Mahaparinirvana-sutra) và Bát nhă Ba-la-mật-đa kinh (Vajracchedikaprajna-paramita). Ông c̣n để lại cho chúng ta một cuốn sách nhỏ vô giá tên là Vijnaptimatrala-sidhi (Tthành Duy thức luận). Tư liệu này được t́m thấy trong hai bản duyệt lại mang tên là Vimsika Trimsika, trong có hai mươi và ba mươi karika theo thứ tự.

Trong số những người kế thừa Thế Thân, ta nên kể đến ngài Hộ Pháp (Dharmapala) trẻ và học tṛ của ông là Nguyệt xứng (Candrakirti).

 

Dinnaga (Trần Na)

Trong lịch sử luận lư học của Phật giáo, tên tuổi của Trần Na (Dinnaga) chiếm một vị trí nổi bật. Ông là người sáng lập ra luận lư học Phật giáo, được gọi là cha đẻ của luận lư học Trung cổ (the Father of Medieval Nyaya). Ông sống vào đầu thế kỷ thứ 5. Theo tài liệu Tây Tạng th́ ông sinh ra tại Simha-Vakta, một vùng ngoại ô của Kanci, miền Nam Ấn Độ, trong một gia đ́nh Bà la môn. Lúc đầu ông là một Phật tử Tiểu thừa của Độc Tử bộ (Vatsiputriya), rồi sau tự ḿnh ngả theo giáo lư của Đại thừa. Theo truyền thuyết Tây Tạng, ông là học tṛ của ngài Thế Thân. Trần Na cũng đă đến Đại tu viện Nalanda, tại đây, ông đă đánh bại một nhà luận lư Bà la môn tên là Sudurjaya trong một cuộc tranh luận tôn giáo. Ông cũng chu du đến Odivisa (Orissa) và Maharattha (Maharashtra), có các cuộc tranh luận tôn giáo với các học giả ở đây. Theo lời kể lại th́ ông đă qua đời trong một khu rừng ở Orissa. Trần Na được xem là tác giả của khoảng một trăm bộ luận về luận lư học. Hầu hết các bộ luận này hiện c̣n được lưu lại qua các bản dịch chữ Hán, tiếng Tây Tạng và đă được Bunyiu Nanjio đưa vào trong bản Thư mục danh tiếng của ông. Nghĩa Tịnh nói rằng các bộ luận của Trần na về luận lư học được dùng làm sách giáo khoa vào thời ông đến Ấn Độ. Trong số các tác phẩm quan trọng của Trần Na, có cuốn Prâmnân-samuccây (Tập lượng luận), cuốn Hetucakradamru, cuốn Pramanana-sastra-nyayapravesa, cuốn Alambana-pariksa và nhiều cuốn khác, tất cả đều được viết theo một lối hành văn súc tích, chọn lọc. Trong các tác phẩm của ḿnh, Trần Na đă chỉ trích một số chủ thuyết do Vatsyayana đề xướng trong cuốn Nyaya-bhasya. Để bảo vệ cho đị vịa của Vatsyayana nên Udyotakara sau đó đă viết cuốn Nyaya-vartika. Như thế, Trần Na đă là cầu nối quan trọng giữa các hệ luận lư Phật giáo và chính thống tại Ấn Độ.

 

Dharmakirti (Pháp Xứng)

Dharmakirti, sinh ra tại làng Tirumalai trong xứ Cola, là người thừa kế của Trần Na và là một nhà luận lư có thiên tư xuất chúng. Tiến sĩ Stcherbatsky xem ông như là triết gia Kant của Ấn Độ quả cũng không sai. Thậm chí các đối thủ Bà la môn của ông cũng phải nh́n nhận năng lực suy luận siêu phàm của ông. Dharmakirti sống vào thế kỷ thứ 7. Ông học luận lư học với Isvarasena, một đệ tử của ngài Trần Na. Về sau, ông đến Đại tu viện Nalanda và trở thành đệ tử của ngài Hộ Pháp (Dharmapala) khi ấy là Viện trưởng (Sanghasthavira) ở đây và là một luận sư xuất chúng của Duy Thức tông (Vijnanavada school). Cho đến gần đây, tên tuổi của nhà tư tưởng và nhà luận chứng tinh tế này vẫn c̣n ch́m trong bóng tối. Rahul Sankrityayan đă có đóng góp đáng kể không những cho Phật giáo mà cả cho luận lư học Ấn Độ khi phát hiện ra tại Tây Tạng bản dịch từ nguyên bản tiếng Phạn của cuốn Pramana-vartika (Lượng thích luận), tác phẩm lớn của Dharmairti. Các tác phẩm quan trọng khác của Dharmakirti là Pramna-viniscaya (Lượng quyết định luận), Nyaya-bindu, Sambandha-pariksa, Hetu-bindu, Vadanyaya Samanantara-siddhi. Tất cả các tác phẩm này phần nhiều nói về lư thuyết tri thức của Phật giáo, và cho thấy bộ óc uyên bác rộng lớn với một tư duy tinh tế. Các tác phẩm của Dharmakirti đánh dấu đỉnh cao tột cùng về nhận thức luận mà Phật giáo sau này đă đạt tới. Các tác phẩm này cũng có một vị trí trong sự phát triển chung của khoa học luận lư (Nyaya-sastra) tại Ấn Độ. Thực vậy, chính là do sự khiêu khích của Dharmakirti mà Vacaspati Misra trong thế kỷ thứ 9 đă viết cuốn Nyaya-vartika-tatparya-tika để bênh vực cho tác giả cuốn Nyaya-vartika trước sự tấn công của Dharmakirti trong các cuốn sách của ông.

 

B- TẠI TÂY TẠNG

 

Acarya Dipankara Srijnana

Tên tuổi luận sư Dipankara Srijnana được xếp hàng đầu trong số những người Ấn Độ đă hoạt động nhiệt t́nh để tạo cho Tây Tạng và Ấn Độ gần gũi nhau hơn về mặt văn hóa. Tại Tây Tạng, danh tiếng của ông chỉ đứng sau Đức Phật và ngài Liên-hoa-sinh (Padmasambhava). Trong số tất cả các học giả Ấn Độ đến Tây Tạng, rơ ràng đáng kể nhất là Luận sư Santaraksita và đệ tử của ông là Luận sư Kamalasila, Dipankara cũng là một học giả vĩ đại và có công lao lớn hơn hai vị kia trong việc dịch những tác phẩm vô giá bằng tiếng Phạn ra tiếng Tây Tạng. Một điểm thú vị là ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt, tất cả các tên Ấn Độ đều được người Tây Tạng dịch ra tiếng nước ḿnh. Do đó, Dipankara Srijnana ở Tây Tạng được gọi là Dpalmar-med-mdsa Ye-Ses, c̣n Santaraksita là Shi-Va-chho. Người Tây Tạng c̣n gọi Luận sư Dipankara là Jo-Vo-rJe Pal Dan Atisa (Svami Sri Atisaya) hoặc chỉ gọi là Atisa (A-đề-sa).

Thân phụ của Dipankara là vua Kalyana Sri và thân mẫu của ông là Sri Prabhavati. Ông sinh năm 982 tại Sahor, miền Đông Ấn Độ. Không xa cung điện Kalyana Sri, nơi Dipankara chào đời, là tu viện Vikrama, cũng có tên là Vukramasila. Đă từng có cuộc tranh căi vô ích về việc Dipankara được sinh ra ở Bengal hay ở Bihar. Các nguồn tư liệu chắc chắn của Tây Tạng cho thấy rơ ràng ông được sinh ra tại Bhagalpur.

Song thân Dipankara rất gắn bó với tu viện Vikramasila, nơi được biết đến nhiều trong giới Phật học thời ấy. Theo truyền thuyết th́ khi Dipankara chào đời, song thân ông đă đến tu viện này để cúng bái và đưa ông cùng đi với một đoàn xe 500 chiếc. Nhà vua có ba người con trai là Padmagarbha, Candragarbha và Srigarbha. Người con thứ hai là Candragarbha sau này trở thành Dipankara Srijnana nổi tiếng khi ông gia nhập Tăng đoàn.

Theo thông lệ, đối với các trẻ con gia đ́nh quyền quí thời ấy, các nhà chiêm tinh đă tiên đoán nhiều điều kỳ diệu về Candragarbha khi cậu bé mới sinh ra. Là đứa bé thông minh nên khi mới ba tuổi đă được cho đi học, đến mười một tuổi cậu đă tinh thông ba môn cơ bản là đọc, viết, toán pháp và trở thành một nhà ngữ pháp giỏi. Tuy nhiên, v́ không phải là con trưởng nên Candragarbha không được nối ngôi.

Vào thời ấy, các bậc học cao chỉ được học tại các tu viện. May mắn là Đại tu viện Vikramasila ở không xa cung điện phụ vương ông, nhưng tu viện Nalanda vẫn được trọng vọng hơn. Hoàng tử Candragarbha vào một ngày kia, trong lúc rong chơi, t́nh cờ đi vào một khu rừng gần đấy. Tại đây, hoàng tử gặp Luận sư Jitari đang sống trong một ngôi nhà tranh.

Jitara là một nhà ngữ pháp nổi danh và là một học giả uyên bác. “Cậu là ai?”, ông hỏi hoàng tử. “Tôi là con của ông chủ miền đất này”, Candragarbha đáp.

Jitari thấy câu trả lời có ư tự kiêu nên bảo hoàng tử: “Chúng tôi chẳng có chủ hay tớ nào cả. Nếu cậu là chủ đất th́ hăy đi đi”.

Đó là thời kỳ của tám mươi bốn Siddha (Tất-đạt), Tilopa và Naropa hăy c̣n sống. Jitari đă không được xếp vào số tám mươi bốn vị ấy, mặc dù tài năng uyên bác của ông, và ông đă từ bỏ thế tục. Hết sức khiêm nhường, hoàng tử nói với ông rằng ḿnh muốn xuất gia.

Nghe nói thế, Jitara khuyên cậu nên đến Nalanda, ông nghĩ rằng nếu hoàng tử thọ giới gần cung điện vua cha quá th́ cậu dễ tự kiêu.

Tuy nhiên, muốn trở thành tu sĩ Phật giáo phải được phép của cha mẹ. Candragarbha phải khó khăn lắm mới thuyết phục được phụ vương và mẫu hậu để cho ḿnh được toại nguyện. Cuối cùng khi hoàng tử được phép đến Nalanda với một vài thị vệ th́ vua xứ Nalanda tỏ vẻ ngạc nhiên: “Làm sao hoàng tử phải đến tận đây trong khi đă có Đại tu viện Vikramasila ở ngay bên cạnh?”.

Hoàng tử bèn ca ngợi sự vĩ đại của đất nước Nalanda. Nghe thấy thế nhà vua hài ḷng và truyền cho hoàng tử được đến ở tu viện Nalanda. Sau đó, hoàng tử đến tŕnh diện vị tu viện trưởng là Bodhibhadra. V́ chỉ có thể thụ giáo để trở thành Tỳ kheo khi đă đủ hai mươi tuổi cho nên Candragarbha phải đợi gần chín năm nữa. Tuy nhiên, trong thời gian này, Luận sư Bodhibhadra đă dạy cho cậu cuộc sống của một sa môn, cho cậu mặc áo vàng và mang tên là Dipankara Srijnana. Trong Phật giáo, Dipankara (Nhiên Đăng) là một danh hiệu rất cao quư v́ đây là tên của một vị Phật đă có tử lâu trước Phật Thích Ca Mâu Ni. Chữ Srijnana được thêm vào sau tên là có ư mong rằng cậu sẽ trở thành một học giả.

Maitri Gupta, đạo sư của ngài Bodhibhadra, khi ấy đă rời bỏ con đường học giả để trở thành một Siddha (Tất-đạt, Thành tựu giả), v́ thế ông được gọi là Maitripa Advayavajra hoặc Avadhutipada. Một lần nọ, Bodhibhadra dẫn cậu đệ tử nhỏ của ḿnh đến gặp Avadhutipada khi ấy đang sống ở Vương-xá (Rajagrha) và thuyết phục được ông ta nhận Dipankara làm đệ tử. Thế là cậu bé Dipankara mười hai tuổi ở lại với Avadhutipada cho đến mười tám tuổi. Trong thời gian này, cậu đă nghiên cứu kỹ các kinh sách Phật giáo.

V́ vào thời ấy, các thần chú (mantra) và các Siddha rất được tôn sùng nên Dipankara phải học hai môn này. Và ai có thể là đạo sư tài giỏi hơn Naropa (Nadapada hoặc Narottamapada) để dạy các môn đó? Naropa là một Siddha nhưng ông cũng là một học giả lớn. Các đại tu viện (mahavihara) Nalanda và Vikramasila là những trung tâm văn hóa lớn, các Tăng sinh muốn được vào đây phải trải qua nhiều cuộc sát hạch vô cùng khó khăn. Tại mỗi cửa của Vikramasila thường có một học giả uyên bác. Naropa chịu trách nhiệm ở cửa phía Bắc. Dipankara từ Vương-xá đến gặp ông, rồi ở lại với ông trong mười năm trời. Ngoài Dipankara, Naropa c̣n có nhiều môn đệ khác như Prajnaraksita, Kanakasri và Manakasri, những người này đều trở thành những học giả xuất chúng những năm sau đó. Tăng sinh từ các nước ngoài cũng đến học hành tại chỗ của Naropa. Điều này được chứng minh qua sự kiện là vị Siddha nổi tiếng nhất của Tây Tạng (Marpa, đạo sư của đại thi hào Mala Repa) cũng là một môn sinh của Naropa.

Dipankara đă hoàn tất việc học hành tại Vikramasila nhưng sự khao khát về kiến thức của ông vẫn chưa nguôi. Vị đứng đầu các Tỳ kheo của Đại tu viện Vajrasana ở Bodh Gaya nổi tiếng là người kiến thức uyên bác. Ông được gọi là Vajrasanipada (Dorje danpa) dù đây không phải là tên thực của ông. Dipankara đến tu viện Mati ở Vajrasana và trở thành đệ tử của Mahavinayadhara Silaraksita, một nhà nghiên cứu sâu về Luật tạng. Dipankara học về Luật tạng (Vinatapitaka) trong hai năm. Do đó lúc ba mươi mốt tuổi, Dipankara Srijnana đă là người tinh thông Tam tạng và Mật tông (Tantras), và trở thành một học giả toàn diện.

Vào thời ấy, Luận sư Dharmapala (Hộ Pháp) ở Suvarna-dvipa (nay là Sumatra) là một học giả nổi danh trong giới Phật học. Người dân Ấn Độ thời ấy không có cái mặc cảm về độc quyền kiến thức. Thực vậy, một trong tám mươi tư Siddha, Ratnakarasanti, người đă dành được danh vị Kalikala-sarvajna, bậc toàn thức thời đại Kali, vốn là một môn đệ của Luận sư Dharmapala. Jnanasri Mitra, nhà luận thuyết lớn và Ratnakirti cũng đă từng ngồi dưới trướng của Dharmapala Dipankara đă gặp gỡ các học giả này tại Vikramasala và có lẽ học được nhiều điều từ các môn đệ của Dharmapala. Tuy nhiên, nỗi khao khát chu du của ông vẫn chưa được thỏa măn. Từ Bodh Gaya, ông đến vùng duyên hải, có lẽ là đến Tamralipti, nay là Tamluk, trong quận Midnapur miền Tây Bengal. Trong các bản tiểu sử của Dipankara bằng tiếng Tây Tạng không thấy nói đến các chuyến đi khác của ông, nhưng có điều chắc chắn là ông hẳn đă đến viếng Lộc Uyển (Sarnath), Xá-vệ (Sravasti), Câu-thi-na (Kusinara) cùng các thánh địa khác trước khi giong buồm đi Sumatra. Vijayapala (960-1040) là vua nước Ma-kiệt-đà (Magadha) vào thời ấy. Đây là thời kỳ Mahmud Ghaznavi (997-1030) xâm chiếm Ấn Độ và cướp phá Kanauj, Mathura, Banaras và Karanjar. Trong lần xâm lăng cuối cùng vào năm 1023 của ông ta, Somnath chỉ c̣n là b́nh địa. Dipankara đă ra đi trước đó độ mười năm.

Dipankara đi suốt mười bốn tháng, trong thời gian này, ông có thể đă ghé thăm cả Miến Điện và Mă Lai. Ngày nay, không c̣n một dấu tích nào của Phật giáo tại Sumatra ngoại trừ những đống gạch đổ nát của một vài tu viện cổ, nhưng khi Dipankara đến đây th́ nơi này đă nổi tiếng về kiến thức Phật học. Các tu sĩ nước ngoài trên đường đến Ấn Độ thường lưu lại Sumatra một thời gian để trau dồi tiếng Phạn. Người ta được biết điều này qua bản tường thuật mà các nhà hành hương Trung Hoa từ bốn thế kỷ trước c̣n để lại.

Lúc đầu, Dipankara sống yên lặng một ḿnh và nhiều tu sĩ đă đến thăm ông. Sau đó, ông đến với Luận sư Dharmapala và ở lại đây mười hai năm, nghiên cứu các tác phẩm mà ông đă biết đến. Trong số các cuốn sách này, cuốn Abhisamayalankara (Hiện quán trang nghiêm luận) của ngài Vô Trước và cuốn Bodhicaryavatara (Nhập Bồ đề hành kinh) của Santideva đến nay hiện vẫn c̣n. Dipankara cũng được làm quen với các bí ẩn của Mật tông cùng các bộ kinh khác. Vào thời này, các học giả thường có lệ sống một thời gian dài với một đại sư phụ để nghiên cứu các đại tác phẩm một cách kỹ càng. Ngày trong thời đại của chúng ta ngày nay, các nhà nghiên cứu cũng có khi bỏ ra cả chục năm để đọc đi đọc lại chỉ khoảng mươi trang của cuốn Tatvacintamani do Gangesh Upadhyaya viết.

Năm bốn mươi bốn tuổi, Dipankara Srijnana rời khỏi Sumatra và quay trở về Vikramasila. Do có kiến thức về năng lực hơn người, ông trở thành người đứng đầu nhóm 51 học giả và là người lănh đạo 108 đền chùa trong đại tu viện này. Những người đă giúp cho Dipankara đi đến thành đạt cuối cùng như thế là Siddha Bhutakotipada, Santipada và Avadhutipada. Avadhutipada vốn là đệ tử của Siddha Damrupa và là môn đệ quan trọng của Siddha đại thi hào Kanhapa. Ngài Jalandharapa, đạo sư của Kanhapa, là một trong những nhân vật quan trọng nhất của tám mươi tư Siddha. Như thế, Dipankara không chỉ là một học giả lớn mà c̣n là người rất tinh thông các phép bí truyền của giáo phái Siddha.

Vào thời đó, Nalanda, Uddhatapuri (Bihar Sharif), Vajrasana và Vikramasila là bốn tu viện lớn nhất Ấn Độ. Trong số này, tu viện Vikramasila là quan trọng hơn cả và có nguồn gốc khá đặc biệt. Hoàng đế Dharmapala của triều đại Pala trong một chuyến đến thăm các vùng này đă rất say mê khi nh́n thấy một ngọn đồi nhỏ xinh xinh bên bờ sông Hằng nên đă quyết định cho lập một tu viện tại đây. Tu viện này, được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 8, đă phát triển thành một trung tâm văn hóa lớn hai trăm năm mươi năm sau đó. Số sinh viên từ các nước ngoài đến đây hợc tập đông hơn Nalanda. Trong số các giáo sư giảng dạy tại Vikramasila có 108 học giả, 8 nhà bác học nổi tiếng, và đại học giả Ratnakarasanti, Viện trưởng của tu viện. Trong số các học giả nổi tiếng của viện, có thể kể đến Santibhadra, Maitripa (Avadhutipa), Dombipa Sthavirabhadram, Smrtyakara-Siddha (người Kashmir) và Dipankara Srijnana.

Tại trung tâm tu viện có một ngôi đền xinh xắn thờ Quán Thế âm Bồ tát, bên cạnh đó là năm mươi ba ngôi đền lớn nhỏ. Trong số các vị thần và nữ thần được thờ phụng trong các đền này, có một số tượng Mật tông đẹp mắt. Ba tu viện khác cũng thuộc lănh thổ của triều đại Pala vốn có quan hệ đặc biệt với Vikramasila. Tám mươi tư Siddha đều sống dưới triều đại Pala (765-1200) và hầu hết những vị này đều có liên hệ với Vikramasila cách này hay cách khác. Theo các tác giả Tây Tạng th́ phái Mật tông hoặc tu viện Vikramasila đă làm cho quân Thổ Nhĩ Kỳ phải nhiều phen trốn chạy bằng cách niệm thần chú, nhưng lịch sử không nói đến điều này.

Vào giữa thế kỷ thứ 9, hoàng tử Tây Tạng là Ni-Ma-Gon đi về phái Tây và xây dựng một vương quốc mới. Khi ông này chết đi th́ vương quốc được chưa làm ba phần, một phần cho một trong các con trai ông là Lde-Chug-gon. Ông vua này rất sùng mộ đạo Phật đến nỗi Cakrasena, một người con trai khác của ông đă trở thành tu sĩ Phật giáo và mang tên là Jnanaprabha (Trí Quang).

Nên nhớ rằng Phật giáo đă đến Tây Tạng vào thời điểm mà Ấn Độ đang bước vào thời kỳ Mật tông (Tantrism). Sự thực th́ vào thời kỳ Trí Quang, Mật tông đă thôn tính hết mọi tôn giáo ở Ấn Độ. Mặc dù thế, bản thân Trí Quang không bị Mật tông thu hút. Trái lại, ông c̣n viết một cuốn sách chống lại phái này. Các tu sĩ Mật tông Tây Tạng cho rằng vị tu sĩ hoàng thân này phải xuống địa ngục v́ tội viết cuốn sách báng bổ đó.

Tuy nhiên, ông nhận thấy rằng chống lại cái xấu là một nhiệm vụ rất lớn lao, những nỗ lực đơn độc của ông sẽ không kham nổi. Do đó, ông chọn lấy 21 thanh niên Tây Tạng thông minh, cho học ở trong nước mười năm rồi gửi đến Kashmir để học lên cao hơn. Thế nhưng không một người nào trong bọn họ chịu nổi khí hậu khắc nghiệt của Kashmir và tất cả đều đă bỏ mạng, ngoại trừ Ratnabhadra (Rin-Chhen-Zang-Po) và Suprajna (Legs-Pahi-Shes-Rab).

Ratnabhadra được xem là dịch giả vĩ đại nhất của Tây Tạng. Khi ông kết thúc việc học trở về th́ Devaguru Jnanaprabha (Trí Quang) tất nhiên là rất vui mừng nhưng công cuộc cải cách mà ông đang quyết làm là một nhiệm vụ quá sức đối với một con người. Ông đi đến kết luận là do các du học sinh từ Tây Tạng gửi đi không chịu đựng nổi khí hậu của Ấn Độ cho nên, nếu có một số học giả Ấn Độ đến Tây Tạng làm việc th́ hiệu quả hơn.

Các tăng sinh ở miền Tây Tây Tạng thường hay đến học tại các tu viện của Ấn Độ. Qua những người này, Trí Quang được biết tại tu viện Vikramasila có một đại học giả tên là Dipankara Srijnanaz. Do đó, ông cử một phái đoàn trang bị đầy đủ cho một cuộc hành tŕnh dài đến Vikramasila để mời Dipankara qua Tây Tạng. Nhưng phái đoàn này đă thất bại v́ họ không thuyết phục nổi vị luận sư này đến Tây Tạng.

Trí Quang không phải là người dễ năn ḷng. Ông quyết định cử một phái đoàn khác nhưng tiền đă hết, nên ông đến tỉnh Gartog để thu góp vàng. Đây có lẽ là một nơi có mỏ vàng, nằm ở phía bắc hồ Manasarovar. Theo lời kể lại th́ vua xứ này bắt giữ ông và đ̣i một số tiền chuộc lớn. Khi con trai ông là Bodhiprabha (Byang Chub Od) hay tin cha ḿnh bị bắt, ông đă gom được một số tiền tưởng là đủ để giải thoát cho cha ḿnh. Song số tiền đó bị xem là chưa đủ, trước khi quay trở về lấy thêm tiền, ông đến thăm cha ḿnh trong tù và Trí Quang đă bảo với ông: “Con đă biết là ta đă già yếu rồi. Nếu không chết bây giờ th́ có lẽ cũng chỉ trong mười năm nữa thôi. Vậy nếu con phung phí tiền bạc v́ ta th́ chúng ta không thể nào mời được một học giả Ấn Độ qua đây. Thật đẹp đẽ biết bao nếu ta được chết v́ mục đích cao cả và con dùng toàn bộ số vàng kia để cử người đi Ấn Độ rước một học giả về! Hơn thế nữa, không chắc ǵ vị vua này sẽ thả ta về sau khi nhận đủ số tiền đ̣i hỏi. V́ thế, con ơi, thay v́ lo cho ta, con hăy cử một sứ giả đến gặp ngài Atisa Dipankara. Ta đảm bảo rằng ông ta đồng ư đến Tây Tạng, nhất là khi được biết về hoàn cảnh hiện nay của ta, v́ ông ấy sẽ đoái thương chúng ta. Nếu v́ một lư do ǵ mà ông ấy không đến được th́ hăy mời một học giả khác đă từng làm việc dưới ông ta”. Thế rồi Devaguru Trí Quang đặt tay lên vai con ḿnh, cầu chúc khi hai cha con chia tay nhau lần cuối.

Vào thời này, các tu sĩ thuộc hoàng gia đều được gọi là Devaguru (Lha Bla-ma). Devaguru Bodhiprabha lo t́m một sứ giả để đảm đương trách nhiệm mà cha ḿnh đă giao phó. Ưu bà-tắc (Upasaka) Gun-Than-Pa đă từng sống tại Ấn Độ hai năm. Devaguru giao cho ông nhiệm vụ này. Gun-Tha-Pa rủ thêm Tỳ kheo Chul-Khrims-Gyal-Va (Silajaya hoặc Jayasila), một cư dân ở Nag Choho và một số người nữa cùng đi với ḿnh. Tất cả có mười người đă đến Vikrasmasila qua ngả Nepal. Người học tṛ yêu của Dipankara Srijnana viết trong cuốn Gurugunadharmakara, cuốn tiểu sử của thầy ḿnh, rằng khi mười người này đến bờ sông Hằng th́ mặt trời đă lặn. Lúc đó, đ̣ đă đầy, người chèo đ̣ nói rằng anh ta sẽ quay lại để đưa họ qua sông. Nhưng v́ trời đă tối, các khách lữ hành Tây Tạng nghĩ là anh ta không trở lại. Để đề pḥng kẻ gian, họ giấu vàng trong cát rồi chuẩn bị ngủ lại đây th́ người lái đ̣ trở lại.

Mấy người khách nói: “Tưởng anh không trở lại chứ” “Làm sao tôi có thể để các ông lại trên bờ sông, phạm tội với triều đ́nh?”, người lái đó đáp.

Thế rồi người lái đ̣ đưa họ qua sông. Cửa đă đóng nên anh ta khuyên mấy người khách ngủ lại trong một quán trọ bên ngoài cửa Tây. Anh ta nói: “Sáng mai khi cửa mở, mấy ông có thể vào trong”.

Ngày bên kia cửa thành có một Tỳ kheo tên là Tson Sen (Vikramasingh) đang ở, ông này nghe mấy người khách nói tiếng mẹ đẻ của ḿnh, ông ta ṭ ṃ hỏi thăm mấy người mới đến. Vikramasingh đă từ Gya đến, làng quê Ladakh cuối con đường dẫn đến Kulu, hiện không c̣n người sinh sống.

Khi Vikramasingh nghe mấy người kia nói về mục đích chuyến đi của họ, ông khuyên họ không nên nói rơ là đến để mời Atisa qua Tây Tạng, mà là đến để tu học, nếu không sẽ chẳng mong hoàn thành sứ mạng. Ông hứa sẽ dẫn họ đến gặp ngài Atisa vào lúc thích hợp.

Vài ngày sau họ đến nơi th́ có một đại hội các học giả được triệu tập tại Vikramasila. Vikramasingh đưa các bạn đồng hương đến đây và họ đă được gặp các học giả, đặc biệt là Ratnakirti, Tagathataksita, Sumatikirti, Vairocanaraksita và Kanakasri, những người làm việc dưới quyền của Atisa. Họ thấy sự trọng vọng đặc biệt mà mọi người dành cho ngài Atisa.

Vài ngày sau, Vikramasingh lại dẫn mấy người cùng xứ của ḿnh đến gặp luận sư. Họ vái chào Atisa, đặt vàng trước ông và kể lại cái chết bi thảm của vị tu sĩ hoàng gia là Trí Quang trong nhà tù.

Dipankara vô cùng xúc động: “Chắc chắn là ngài Trí Quang sẽ trở thành một Bồ tát, một Đức Phật, v́ ông ấy đă hy sinh bản thân cho Chánh pháp. Ta sẽ đáp lại nguyện vọng của ông ấy, nhưng các ngươi phải thấy là ta đang gánh trên vai trách nhiệm 108 đền chùa. Hơn nữa, ta c̣n có nhiều việc khác phải lo. Phải mất mười tám tháng ta mới rời bỏ được các công việc này. Chỉ đến khi đó ta mới có thể đi Tây Tạng được. C̣n bây giờ th́ các ngươi cứ giữ lấy số vàng này”.

Mấy người Tây Tạng rất vui mừng khi nghe Atisa nói vậy và họ thu xếp ở lại đây, làm ra vẻ để tu học. Atisa cũng bắt đầu cho sự ra đi của ḿnh. Vào thời điểm ấy (1030) ông đă 57-58 tuổi nhưng tuổi tác không gây trở ngại ǵ cho quyết định của ông. Đến thời điểm thích hợp, Dipankara báo cho Ratnakarasanti, Trưởng Trụ tŕ (Chief Abbot) của đại tu viện, về ư định của ḿnh. Ratnakarasanti bất đắc dĩ phải để cho ông ra đi và nói với Gun-Than-Pháp cùng các bạn hữu: “Các bạn Tây Tạng, các bạn nói là đến đây để tu học, chẳng phải là các bạn đến để rước Atisa đi đó sao? Atisa hiện nay là con người của Ấn Độ. Các bạn không biết là quân Thổ Nhĩ Kỳ đang gơ cánh cửa phía Tây của đất nước này sao? Nếu Atisa phải ra đi trong t́nh h́nh này th́ mặt trời Chánh Pháp do Đức Thế tôn truyền giảng e sẽ lặn mất.

Mười năm trước (1029), Mahmud đă băng hà nhưng bang Punjab vẫn c̣n dưới sự đô hộ của Ghazni. Đạo Phật gần như đă biến mất khỏi vùng Trung Á dưới ảnh hưởng của Hồi giáo (Islam). Không c̣n chỗ nương thân sau các cuộc chiến tranh Trung Á, hàng ngh́n tu sĩ Phật giáo đă chạy đến Ấn Độ để lánh nạn và ở nhờ trong các tu viện.

Cuối cùng, viện trưởng của tu viện cũng cho phép Atisa đi Tây Tạng, Atisa bảo đem vàng đến, lấy một phần tư tặng cho các chuyên gia của viện, một phần tư cúng cho tu viện Vajrasana ở Bodh Gaya, một phần tư tặng cho Ratnakarasanti và số c̣n lại th́ dâng nhà vua để dùng vào công việc tôn giáo. Sau đó, ông phái một số người Tây Tạng cùng với người của ông đến Nepal, rồi cùng người thông dịch là Vikrama ở Gaya, và một số người khác, tất cả mười hai người, Atisa lên đường đi Bodh Gaya. Trước khi rời khỏi Ấn Độ, ông thấy một lần nữa cần đến chiêm bái nơi mà sa môn Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhartha Gautama) đă thành Phật.

Atisa đến viếng Vajrasana và nhiều thánh địa khác. Rồi cùng với các học giả, Ksitigarbha và mười chín vị khác, ông đi đến một tu viện nhỏ trên biên giới Ấn Độ. Dom-ton-pa viết: “Vào lúc luận sư rời Ấn Độ, Phật giáo đang trong t́nh trạng sa sút nhất”. Gần biên giới, Atisa thấy ba chú chó con bị bỏ rơi. Ông thấy tội nghiệp, đă dùng vạt áo bọc lấy và vuốt ve chúng. Người ta nói rằng, ngày nay, nói giống của các chú chó này c̣n được t́m thấy ở vùng Dan (Tây Tạng).

Qua khỏi biên giới, Atisa cùng đoàn người của ông tiến vào Nepal và đến thủ phủ thật đúng lúc, Vào lúc ấy, vua Jayakamadeva của triều đại Thakuri có lẽ đang cai trị nước này. Nhà vua tỏ ḷng tôn kính tột cùng đối với họ và mời họ lưu lại Nepal. Atisa không thể từ khước yêu cầu này, ông đă hóa độ cho một trong các hoàng thân gia nhập Tăng chúng.

Từ Nepal, luận sư viết một lá thư gửi vua Nayapala (1040-1055) của triều đại Pala. Bức thư này hiện c̣n bản dịch ra tiếng Tây Tạng trong bộ sưu tập Tanju. Các lá thư tương tự do các luận sư Phật giáo từ Ấn Độ viết cũng được lưu giữ bằng các bản dịch ra tiếng Tây Tạng.

Rời Nepal, luận sư cùng đoàn người của ông đi đến tu viện Thun, nhưng trong khi đó th́ Vikramasingh, người thông dịch, bị bệnh. Ông ta không b́nh phục nổi mặc dù được tận t́nh chữa chạy. Atisa hết sức đau buồn, không mong ǵ có thể đến được Tây Tạng. “Người thông dịch đă chết rồi th́ tôi có đến Tây Tạng cũng chẳng ích ǵ”, ông nói.

Tuy nhiên, c̣n có người thông dịch khác, như Jayasila, để an ủi ông. Khi ông vào đến vương quốc Guge th́ những người do tu sĩ hoàng thân Bodhiprabha phái đến đă chờ sẵn ở đây để đón tiếp ông. Bất kỳ ở đâu cũng được chuẩn bị chu đáo để luận sư cùng đoàn người được thoải mái, dễ chịu. Dân chúng đua nhau tôn vinh ông. Trước khi đi đến Tholin, thủ phủ của Mna Ris trong vùng Manasarovar, vào năm 1042, nhà vua đă ra được đón tiếp ông một cách trọng thể rồi đưa vào tu viện Tholin. Tu viện này được xây cất bởi vua đă quá cố Jnanaprabha (Trí Quang). Luận sư đă ở lại trong tu viện này chín tháng để thuyết pháp. Trong thời gian này, ông đă dịch nhiều sách và viết tác phẩm nổi tiếng của ông là Bodhipatha-pandipa (Bồ đề đạo đăng luận). Bản dịch tiếng Tây Tạng của cuốn sách này hiện vẫn c̣n. Atisa sống ở tỉnh Manasarovar vào năm 1044, ông gặp được một đệ tử rất thân tín và sùng mộ của ḿnh là Dom-ton-pa. Dom-ton-pa đi theo ông khắp mọi nơi như h́nh với bóng cho đến khi qua đời vào năm 1054. Ông này đă viết cuốn tiểu sử của thầy ḿnh là Gurugunadharmakara.

Khắp nơi xa gần mọi người kéo đến để nghe lời thuyết giảng của vị đại học giả luôn luôn đi khắp mọi nơi và tới đâu cũng được tôn kính. Ông biết tiếng Tây Tạng không nhiều, không phân biệt được những từ thông thường như “ḥn sỏi” với “phiến đá”. Nói đúng ra Atisa không có nhiều thời gian dành cho việc học tiếng Tây Tạng. Ngoài việc đi đây đó, ông c̣n phải viết sách, dịch và chỉnh lại nhiều cuốn sách quan trọng bằng tiếng Phạn. Tuy nhiên, việc không thành thạo ngôn ngữ Tây Tạng không phải là một trở ngại cho Atisa v́ ông luôn có một người thông dịch giỏi bên cạnh. Đại luận sư Ratnabhadra được Jnanaprabha (Trí Quang) đưa đi du học ở Kashmir nay trở thành một học giả lớn về tiếng Phạn đă trở về nước. Lúc đầu, ông ta không sẵn sàng để tiếp đón vị học giả Ấn Độ một cách đúng mức. Nhưng dần dần, kiến thức uyên bác và cách hành xử cao cả của vị đại học giả khiến ông vô cùng cảm phục rồi trở thành một trong những đệ tử trung thành của Atisa và giúp ông dịch nhiều bộ sách quan trọng.

Quăng thời gian sau trong cuộc sống lâu dài mười ba năm tại Tây Tạng, Atisa đă sống ba năm tại Mnah Ris, bốn năm ở miền Trung Tây Tạng và sáu năm ở Ne Than. Ông đến tu viện Sam-ye ở miền Trung Tây Tạng vào năm 1047. Đây là tu viện đầu tiên do luận sư Ấn Độ Santaraksita lập nên tại Tây Tạng dười triều đại hoàng đế Khri-Sron-Ide-btsan (755-80) và chính tại nơi đây là lần đầu tiên người dân Tây Tạng được học làm tu sĩ. Nhiều cuốn sách tiếng Phạn cũng dịch tại đây. Thư viện của tu viện cũng nhiều sách đến nỗi luận sư lấy làm ngạc nhiên v́ t́m thấy được ở đây những cuốn sách hầu như không có trong các tu viện ở Ấn Độ. Đáng tiếc là sau đó, tu viện này bị thiêu rụi, dù rằng vào nửa đầu thế kỷ thứ 13 đă được người thông dịch của luận sư Vajrasri (Doje Dpal) cho xây dựng lại. Ở khắp những nơi ông đă từng đến viếng, Dipankara (Atisa) vẫn c̣n được mọi người tưỏng nhớ cho đến tận ngày nay. Ông đến Yer-Va năm 1050. Địa điểm này nằm phía Đông Bắc Lhasa nửa ngày đường có một điểm gọi là Ne Than, nơi Atisa đă sống những ngày cuối đời. Tại đây, vào năm 1054, ngày 18 tháng 8 âm lịch, nhà đại thông thái đă qua đời ở tuổi bảy mươi ba.

 

C. TẠI TRUNG HOA

Kumarajiva (Cưu-ma-la-thập)

Kumarajiva (Cưu-ma-la-thập, Ciu-mo-lo-shi) (344-413) có cha là người Ấn Độ và mẹ là người nước Kuci. Cha ông, Kumarayana, xuất thân tử một gia đ́nh danh giá nhưng v́ một lư do nào đó đă bỏ nước ra đi và đến Kuci sau một cuộc hành tŕnh gian nan vượt qua dăy núi Pamirs. Công chúa Jiva của hoàng gia Kuci đă đem ḷng yêu ông và cuối cùng thành hôn với ông. Cưu-ma-la-thập được sinh ra từ cuộc hôn phối này, tại Karashahr. Chẳng bao lâu sau Jiva theo đạo Phật và trở thành một ni sư. Cưu-ma-la-thập bắt đầu việc học hành tại Kuci, nhưng khi ông đc chín tuổi th́ mẹ ông đưa ông đến Kashmir để ông được tiếp thu đầy đủ nền văn học và triết học Phật giáo.

Thầy dạy ông ở Kashmir là Bandhudatta, người này sau này đă đi theo Phật giáo Đại thừa qua sự thuyết giảng của người học tṛ một thuở của ông. Chỉ trong một vài năm, Cưu-ma-la-thập đă thông hiểu hết các giáo lư của đạo Phật và sau cùng quay về Kuci cùng với thân mẫu của ông. Trên đường đi, ông đă đến thăm nhiều trung tâm nghiên cứu Phật giáo tại Trung Á.

Theo lời kể lại th́ trên đường đi về Kuci, hai mẹ con ông đă gặp một A-la-hán, vị này đă tiên đoán rằng nếu bà Jiva giữ con ḿnh không chịu sự cám dỗ của tuổi trẻ và tránh được mọi lỗi lầm cho đến khi được ba mươi lăm tuổi, th́ Cưu-ma-la-thập một ngày nào đó có thể truyền bá Chánh Pháp và đem lại giải thoát cho chúng sinh.

Cưu-ma-la-thập đă trở thành một học giả xuất chúng đến mức đă thu hút được nhiều tín đồ Phật giáo từ Khotan, Kashgar, Yarkand và các nơi khác ở miền Đông Turkestan.

Trong một lần đến thăm Kashgar vào năm 355. Cưu-ma-la-thập đă được Suryasoma giới thiệu giáo lư Đại thừa và đă chuyên tâm nghiên cứu các luận thuyết của Trung Luận tông (Madhyamika treatises) Vimalaksa, một tu sĩ Phật giáo ở Kashmirz, theo con đường Trung Á đi đến Trung Hoa vào đầu thế kỷ thứ 5, cũng đă giới thiệu với Cưu-ma-la-thập về Giới luật Nhất Thiết Hữu bộ (Sarvastivada Vinaya) và sau đó đă hợp tác với ông trong công việc dịch thuật mà Cưu-ma-la-thập rất nổi tiếng.

Không lâu sau ông từ Kashmir trở về th́ một đạo quân Trung Hoa do Lii Kuang chỉ huy kéo sang đánh Kuci do một sự đổ vỡ quan hệ chính trị giữa hai nước. Năm 401, Cưu-ma-la-thập bị bắt như là tù binh đưa sang Trung Quốc, nơi ông được nhiều người biết đến. Các học giả khắp nơi trong nước kéo đến thăm và nhiều người đă ở lại làm đồ đệ của ông.

Biên niên sử Trung Hoa chép rằng, vào năm 405, hoàng đế nhà Tần (Tsin) đă tỏ sự tôn kính đặc biệt đối với Cưu-ma-la-thập. Trong chín năm sau đó, ông đă tổ chức tại Trường An (Changan) một bộ phận dịch thuật qui tụ trên tám trăm tu sĩ và học giả. Theo lời kể th́ nhà vua vốn là một tín đồ nhiệt t́nh của tôn giáo mới này, đă đích thân giữ các văn bản gốc trong khi công việc dịch thuật tiến hành, và trong thời gian này, có đến ba trăm cuốn sách đă được dịch ra dưới sự giám sát của Cưu-ma-la-thập. Cho đến khi qua đời năm 413, ông vẫn tiếp tục dành hết tâm trí và vốn kiến thức của ḿnh cho việc truyền bá đạo Phật, với kết quả là nhiều tu viện đă được dựng lên ở miền Bắc Trung Hoa. Theo lời kể lại th́ có đến chín mươi phần trăm dân Trung Hoa đi theo tín ngưỡng của vị học giả Ấn Độ tài ba. Một trong số những lư do khiến cho Cưu-ma-la-thập thành công và tôn giáo ông truyền bá được đánh giá cao tại Trung Hoa có lẽ là do Phật giáo có được sự bảo trợ của hoàng gia.

Theo truyền thuyết, Cưu-ma-la-thập được xem là vị thầy dạy đầu tiên về Trung Quán tông tại Trung Hoa và là người đề xướng Thành Thật tông (Ch’eng-shih-tsung, Satyasiddhi School) cùng Niết bàn tông (Nieh-p’an-tsung, Nirvana school).

Hoạt động của Cưu-ma-la-thập báo hiệu một kỷ nguyên mới trong sự nghiệp truyền bá đạo Phật ở Trung Hoa. Với sự hiểu biết sâu về triết học Phật giáo với những trường phái khác nhau của nó và sự tinh thông tiếng Phạn, chữ Hán của ông, Cưu-ma-la-thập đă có thể làm cho bản dịch của ḿnh được rơ ràng và sáng giá hơn các công tŕnh của những người đi trước.

Trong thời gian từ năm 402 đến năm 412, Cưu-ma-la-thập đă dịch nhiều cuốn sách, viết một bộ luận và một số bài kệ bằng chữ Hán. Hơn ba ngh́n tu sĩ đă trở thành môn đệ của ông, trong số này có mười người về sau đă là những tác giả nổi tiếng về luận thư Phật giáo.

Sau đây là một số kinh sách quan trọng đă được Cưu-ma-la-thập dịch ra chữ hán:

+ Mahaprajnaparamita-sastra (Đại Trí Độ luận, Ta-c’tu-lun), Thư mục Nanjio số 1169.

+ Sata-sastra (Bách luận, Pai-lun), số 1188.

+ Sukhavatyamrta-uyuha (Cực Lạc Trang Nghiêm Bất Tử kinh, Fo-shwo-o-mi-to-cin), số 2000.

+ Saddharmapundarika-sutra (Diệu Pháp Liên Hoa kinh, Miao-fa-lien-hwa-cin), số 134

+ Mahaprajnaparamita-sutra (Ma-ha Bát Nhă Ba-la-mật kinh, (Mo-ho-pan-jo-po-lo-mi-cin), số 3.

+Vajrachedika Prajna-paramita-sutra (Kim Cương Bát Nhă Ba-la-mật kinh, Cin-kan-pan-jo-po-lo-mi-cin), số 10.

Theo lời kể th́ vào giờ phút cuối cùng của đời ḿnh, ông bảo các môn đệ hăy tiếp nhận sự nghiệp của ông nhưng đừng xem cuộc đời của ông là cuộc đời lư tưởng. Ông nói: “Hoa sen mọc giữa đất bùn, hăy yêu hoa sen chứ đừng yêu đất bùn”.

Cưu-ma-la-thập là một biểu tượng của tinh thần hợp tác văn hóa giữa Ấn Độ và Trung Á, và của những nỗ lực mà các học giả Phật giáo đă thực hiện để truyền bá văn hóa Ấn Độ tại Trung Hoa.

 

Paramartha (Chân Đế)

Paramartha (Chân Đế, Po-lo-mo-tho), (513-569) c̣n được gọi là Cen-ti hoặc Cu-na-lo-tho, Tshin-I, và Gunarata, là một Sa môn ở Yiu-shan-ni, hay Ujjain miền Tây Ấn Độ, một trung tâm văn hóa tiếng Phạn lớn.

Theo được biết th́ sau khi hoàn tất việc tu học đạo Phật tại Ujjain, ông đi đến miền Bắc Ấn Độ và có lẽ đến ở tại Hoa-thị-thành (Pataliputra). Vào cùng thời ấy, một hoàng đế Trung Hoa cử một phái đoàn đến Ma-kiệt-đà (magadha) để thỉnh cầu vua nước này cử một học giả có thể giảng dạy giáo lư đạo Phật cho Trung Hoa. Theo thừa nhận chung th́ Chân Đế đă đi theo phái đoàn này đến Trung Hoa để đáp lại lời thỉnh cầu. Ông. Ông mang theo một số lớn kinh sách Phật giáo và đi bằng đường biển đến Nam Kinh (Kanking, Kien-yeh) vào năm 548. Theo mong ước của nhà vua, ông bắt đầu phiên dịch các kinh sách mang theo, ông cần cù làm việc suốt gần mười năm. Sau đó, ông buộc phải đi lang thang nhiều nơi do những biến động chính trị ở Trung Hoa. Ông cố gắng đi thuyền đến các ḥn đảo ở Nam Hải nhưng không được v́ ngược gió. Ông sống những năm cuối cùng của cuộc đời trong cô độc và ẩn dật. Năm 569, ông từ trần ở tuổi bảy mươi mốt, để lại các bản dịch sang chữ Hán của gần 70 bộ luận Phật giáo.

Chân đế, Bồ-đề-lưu-chi (Bodhiruci) và Huyền Trang là ba đại diện chính thức của Duy Thức tông, đă dịch các kinh sách từ tiếng Phạn ra chữ Hán.

Sự nghiệp dịch thuật các kinh sách tiếng Phạn của Chân Đế có thể được chia ra làm hai phần: thời kỳ từ 548 đến 557 và thời kỳ từ 557 đến 569. Trong thời kỳ đầu, ông đă dịch khoảng 10 tác phẩm, trong đó 6 cuốn c̣n tồn tại cho đến năm 730. Trong thời kỳ thứ hai, ông dịch một số lớn kinh sách dưới sự bảo trợ của triều đ́nh nhà Hán và tiếp tục công việc của ḿnh cho đến khi từ trần vào năm 569.

Chân Đế lập ra Nhiếp Luận tông (She-lun-tsung) Mahayanasamparigraha-sastra school) tại Trung Hoa. Trường phái này dựa trên nền tảng của nhiều kinh sách tiếng Phạn được ông dịch ra chữ Hán. Quan trọng nhất là bộ Nhiếp Đại thừa luận (Mahayanasamparigraha-sastra), kinh sách căn bản của trường phái này. Trường phái này đă có những môn đệ xuất sắc và chiếm số đông trong các học giả Phật giáo Trung Hoa suốt một thời gian khoảng 80 năm. Tuy nhiên, cũng giống như bao trường phái Phật giáo khác ở Trung Hoa, trường phái này cũng phải chịu những g̣ bó chung về mặt chính trị, những suy thoái của chùa chiền, và mất đi sự hậu thuẫn của dân chúng. Bên cạnh đó, sự phổ biến của Pháp Tướng tông (Dharmalaksana school) do Huyền Trang đề xướng cũng có thể được xem là một trong những lư do làm suy yếu Nhiếp Luận tông.

Chân đế coi trọng sự cần thiết phải nghiên cứu Nhiếp Đại thừa luận, nhưng Huyền Trang th́ lại dịch bộ Thành Duy thức luận (Chen-wei-Shi-lun, Vidyamatrasiddhi-sastra) và nhấn mạnh trên sự cần thiết phải nghiên cứu một số kinh sách chọn lọc gồm sáu cuốn kinh và mười một bộ luận, kể cả Nhiếp Đại thừa luận.

Do đó, Nhiếp Luận tông do Chân Đế sáng lập đă bị ḥa nhập vào Pháp Tướng tông (Dharmalaksana school) của Huyền Trang. Trường phái này được gọi là phái “Tân Dịch thuật” (New Translation Method), c̣n phái Nhiếp Luận tông do Chân Đế lập ra được gọi là “Cựu Dịch thuật”.

Mặc dù bị ḥa nhập vào một trường phái khác nhưng Nhiếp Luận tông vẫn c̣n là một tổ chức Phật giáo Trung Hoa tồn tại, v́ chỉ có thể hiểu đúng triết lư Duy Thức (Vijnanavada philosophy) qua một sự nghiên cứu so sánh về Pháp Tướng tông và Nhiếp Đại thừa luận tông.

Các bản dịch từ tiếng Phạn của Chân Đế có đến 275 cuốn, trong đó quan trọng nhất là:

1. Vajracehedika Prajnaparamita sutra (Kim Cương Bát Nhă Ba-la-mật đa kinh, Cin-kan-pan-jo-po-lo-mi-cin) Nanjio, số 10.

2. Mahayanasamparigraha-satra (Nhiếp Đại thừa luận, Sho-ta-shan-lun), số 1183.

3. Madhyantavibhaga-sastra (Trung Biện Phận luận, Kun-pien-fan-pied-lun), số 1248.

4. Sandhinirmocana-sutra (Foshwo-cie-tsie-cin) số 151.

5. Abhidharma-kosa-vyakhya-sastra (A-t́ Đạt ma Câu-xá Chính luận, O-phi-ta-mo-ku-sho-shihlun), số 1269.

6. Mahayanasamparigraha-satra-vyakhya (Nhiếp Đại thừa Chính luận, Sho-ta-shan-lun-shi), số 1171 (2).

7. Vinaya-dvavimsatiprasannartha-sastra (Luh-‘rh-shi-‘rh-min-liao-lun), số 1139.

8. Astadasakasa hoặc Astadasa-sun-yata-sastra (Shi-pa-khun-lun), số 1187.

 

Bodhidharma (Bồ-đề Đạt-ma)

Được biết Bodhidharma (Bồ-đề Đạt-ma) hay Dharmabodhi (Đạt-ma Bồ-đề) là một Sa môn Ấn Độ, đă rời Ấn Độ đi Trung Hoa vào năm 526 với mục đích phổ biến hệ thống triết học của ông, nhưng không ai biết rơ chi tiết về cuộc đời ông (chết vào năm 528 hoặc 536).

Theo các sử gia th́ Bồ-đề Đạt-ma bác bỏ việc đọc tụng kinh sách, do dó, hệ thống triết học của ông khiến cho các tu viện ít chú trọng về kiến thức mà thiên về trầm tư thiền định nhiều hơn.

Khi Bồ-đề Đạt-ma đến Trung Hoa, ông được tiếp đón trọng thể và được vua Lương Vơ Đế (Liang Wu-ti) mời đến Nam Kinh. Theo kể lại th́ tại đây ông đă có cuộc thảo luận với nhà vua, để làm rơ hơn về chủ thuyết của ông.

Nhà vua nói: “Từ khi lên ngôi đến nay, ta đă không ngừng xây dựng chùa chiền và làm nhiều việc đại loại như thế”. Vậy ta liệu đă được bao nhiêu công đức?” Câu trả lời là: “Không có công đức”. Nhà vua lại hỏi: “Sao lại không có?” Bồ-đề Đạt-ma đáp: “Tất cả những việc ấy chỉ là quả báo nhỏ của một cái nhân hữu lậu, như bóng theo h́nh, tuy có mà không phải thật”. Nhà vua hỏi: “Vậy thật đúng nghĩa, thế nào là công đức?” Bồ-đề Đạt-ma đáp: “Đó là sự thanh tịnh giác ngộ, sự hoàn măn, thâm thúy. Công đức như thế không thể xây dựng bằng phương tiện thế gian”. Nhà vua hỏi: “Vậy điều cao cả nhất của Phật pháp là ǵ?” Bồ-đề Đạt-ma đáp: “Mọi vật đều trống không, cho nên không có ǵ là cao cả”. Nhà vua bèn hỏi: “Vậy người đang đối đáp với ta là ai?” Bồ-đề Đạt-ma đáp: “Không biết”.

Qua cuộc đối thoại này, ta thấy rơ rằng cốt lơi chủ thuyết của Bồ-đề Đạt-ma là triết lư “không tính” (sun-yata), mà cái “không” th́ không thể nào chứng minh được. Do đó, Bồ-đề Đạt-ma cũng đă đối đáp dưới h́nh thức phủ định. Khi nói về ảnh hưởng của đạo Phật trên đời sống và nền văn hóa của người dân Trung Hoa, chúng ta không được quên đi khuynh hướng bí hiểm này của triết lư Bồ-đề Đạt-ma, v́ rơ ràng là khuynh hướng này đă tác động nhiều trên sự h́nh thành tinh thần Phật giáo Trung Hoa, và từ đó, xuất hiện Phật giáo Thiền tông (Zen Buddhism, Contemplative Buddhism) Nhật bản với ít nhiều sửa đổi cho phù hợp với tâm hồn của người dân Nhật.

Có người nói rằng, trường phái Thiền của Bồ-đề Đạt-ma không phải là h́nh thức Phật giáo thực sự, mà là một sự tổng hợp của Khổng giáo, Lăo giáo và Phật giáo. Giả định này không đúng v́ theo lời Bồ-đề Đạt-ma th́ tinh thần Phật giáo là linh hồn của Thiền tông (Meditative school).

Thiền tông của Bồ-đề Đạt-ma tất nhiên cũng phải trải qua những sự biến đổi khi phát triển trong môi trường của Trung Hoa. Chủ thuyết của giáo phái này tương tự với chủ thuyết của giáo phái Fran-xit (Franciscan Order) và lối sống tu hành của nó vẫn có một ảnh hưởng tinh thần mạnh mẽ nơi người Trung Hoa và nhất là trong giới trí thức Nhật Bản.

Bồ-đề Đạt-ma không nh́n nhận tính chất thiêng liêng của việc tụng đọc Giáo điển mà chú trọng vào việc Thiền định, và chỉ cần hành thiền là có thể đạt đến giác ngộ. Do đó, ông chỉ dịch ra có mỗi một cuốn sách, và ngày tháng chính xác của việc làm này cũng không được biết. Sách này có tên là Đại Bát Niết bàn kinh luận (Maha-parinirvana-sutra-sastra), số 1026. Bồ-đề Đạt-ma có năm người kế thừa, họ cũng sống cuộc đời trầm lặng giống như Bồ-đề Đạt-ma và đều được các vua nhà Đường (T’ang) nể trọng.

 

Huyền Trang (Yuan Chwang)

Huyền Trang (602-664) là một Sa môn (sramanah) Trung Hoa, quê ở Lạc Dương (Lo-yan), Hồ Nam (Honam), thọ giới vào năm 622. Dưới sự bảo trợ của triều đại Đông Tấn (317-420), Huyền Trang trở thành một trong những học giả sáng giá của Trung Hoa, là nhà viết tư liệu lịch sử (Tây Du Kư, Ta-tan-si-yu-ky) và là một dịch giả các kinh sách tiếng Phạn.

Ông khởi sự chuyến đi Ấn Độ nổi tiếng vào năm 629 và trở về nước năm 645. Ngay sau đó, ông bắt tay vào việc dịch thuật và tiếp tục theo đuổi mục tiêu này cho đến khi viên tịch vào năm 664, ở tuổi sáu mươi lăm. Khi c̣n ở Ấn Độ, ông sống trong tu viện Nalanda 5 năm, miệt mài nghiên cứu văn học Bà la môn cùng các kinh điển Phật giáo. Kiến thức và kinh nghiệm thu thập được trong thời gian này giúp ông vững vàng trong công việc của ḿnh và ông đă dịch được 75 bộ luận, chia thành 1.335 tập nhỏ.

Khi sống ở Ấn Độ, ông đă nghiên cứu triết lư Duy thức dưới sự hướng dẫn của Giới Hiền (Silabhadra) và được giới thiệu triết lư Duy thức của Dharmaraksita. Do đó, ông trở thành người sáng lập Pháp Tướng tông (Dharmalaksana shool) tại Trung Hoa, đặt nền tảng trên các kinh sách của Duy Thức tông cùng các bộ luận của trường phái này.

Huyền Trang từ Ấn Độ về Trung Hoa, mang theo 115 mẫu di tích lấy từ chỗ ngồi của Đức Phật, một bức tượng Phật bằng vàng với bệ trong suốt, cùng các ảnh tượng khác của Đức Phật bằng bạc và chạm trên gỗ đàn hương. Ông c̣n mang về một số rất lớn kinh sách bằng tiếng Phạn để rồi dịch ra chữ Hán.

Sự đóng góp lớn lao của ông cho nền văn học Trung Hoa qua việc dịch các kinh sách tiếng Phạn, theo Khai-Yuen-lu, gồm có:

+ Kinh Đại thừa (Ta-Shan-pu, Mahayana) 416 cuốn.

+ Trưởng Lăo bộ (Shang-tsu-pu, Theravada) 14 cuốn.

+ Chánh Lượng bộ (San-mi-ti-pu, Sammitiyas) 15 cuốn.

+ Hóa Địa bộ (Mi-sha-se-pu, Mahisasakas) 22 cuốn.

+ Ấm Trung bộ (Kin-she-pi-ye-pu, Kasyapiyas) 17 cuốn.

+ Pháp Tạng bộ (Fa-mi-pu, Dharmaguptas) 42 cuốn.

+ Nhất Thiết Hữu bộ (Shwo-i-tsie-yu-pu, Sarvastivadas) 67 cuốn.

+ Đại Chúng bộ (Ta-shung-pu, Mahasamghika) 15 cuốn.

+ Nhân luận (Yin-lun, Hetusastra) 36 cuốn.

+ Thanh luận (Shen-lun, Sabdasastra) 13 cuốn.

Những bộ sách này, với số lượng 657 cuốn, do hai mươi con ngựa tải về. Trở về Trung Hoa ít lâu, ông liền đến Trường An (Ch’ang-an) để bắt đầu việc dịch thuật.

Không những là một dịch giả ít người sánh nổi, Huyền Trang c̣n là một nhà văn học xuất chúng. Huyền Trang đă xem xét lại cách dịch của Chân Đế (Paramartha), loại bỏ những chỗ trùng lắp và đôi khi bổ sung thêm vào, quyết định chọn lối dịch thoát, nhằm làm rơ nghĩa căn bản. Cùng với các môn đệ, Huyền Trang áp dụng một phương pháp dịch tách ra khỏi phương pháp của Chân Đế. Phương pháp dịch gọi là “Phương pháp Mới”, trong khi phương pháp của Chân Đế được gọi là “Phương pháp Cũ”. Như thế, khuynh hướng học thuật trong cách dịch của Chân Đế được thay thế bằng sự phóng khoáng tự do của Huyền Trang và trường phái của ông.

Được sự bảo trợ của nhà vua, hoạt động Phật giáo của Huyền Trang và trường phái của ông phát triển khá tốt, nhưng vị thế của Phật giáo đă sa sút đáng kể dưới thời vị hoàng đế thứ sáu của nhà Đường.

Vào thế kỷ thứ 8, những người theo đạo Khổng khởi sự một phong trào triệt hạ Phật giáo. Năm 714, Đường Huyền Tông (Yen Ts’ung) công bố quan điểm cho rằng Phật giáo là thứ gây nguy hại cho đất nước, ông cho rằng các triều đại ủng hộ đạo Phật đều không được lâu dài. Do một chỉ dụ của nhà vua, 12.000 Tăng và Ni bị buộc phải bỏ đạo, trở về cuộc sống thế gian. Từ thời Vơ Hậu (Queen Wu) đă có lệnh cấm viết sách đạo và xây dựng chùa chiền.

Về mặt sử học, có thể chia công việc dịch thuật tại Trung Hoa ra làm ba thời kỳ với những niên đại tiêu biểu như sau:

1. Năm 67 sau Công nguyên, khi đạo Phật lần đầu tiên đến Trung Hoa.

2. Năm 405 Sau Công nguyên, thời kỳ Cưu-ma-la-thập.

3. Năm 646 sau Công nguyên, thời kỳ Huyền Trang.

Theo các nhà viết sử th́ trong việc dịch thuật và duyệt kiểm, Huyền Trang được nhiều học giả phụ giúp cho ḿnh. Sử c̣n nói rằng, theo đề nghị của Huyền Trang, nhà vua đă ra lệnh cho mỗi tu viện phải tiếp nhận thêm 5 tu sĩ. Tổng số tu viện thời ấy là 3.576.

Về các tác phẩm do Huyền Trang và các đệ tử của ông đă dịch, sau đây là những cuốn quan trọng nhất.

1. Mahaprajnaparamita-sutra (Ta-pan-jo-po-mi-to-cin, Đại Bát Nhă Ba-la-mật đa kinh), Thư mục Nanjio, số 1.

2. Karmasiddhaprakarana-satra (Ta-shan-chan-yeh-lun, Thành Nghiệp luận ), số 1221.

3. Madhyantavibhaga-sastra (Pien-cun-pien-lun, Trung Biên Phân Biệt luận), số 1244.

4. Mahayanasamparigraha-sastramula (Sho-ta-shan-lun-pan, Nhiếp Đại thừa chính luận), số 1247.

5. Abhidharmanyayanusara-sastra (O-phi-ta-mo-shun-can-li-lun, A-t́ Đạt-ma thuận chính luận), số 1265.

6. Vajracchedika-prajnaparamita-sutra (Nan-twa-cin-kan-pan-jo-po-lo-mu-cin, Kim Cương Bát Nhă Ba-la-mật đa kinh), số 13.

7. Vidyamatrasiddhi-tridasa-sastra (Wei-shin-san-shi-lun), số 1215.

8. Vidyamatrasiddhi-satra (Wei-Shi’rh-shi-lun), số 1240.

9. Hetuvidya-nyayapravesa-sastra (Yin-min-nin-can-li-lun), số 1216.

10. Nyayadvaratarka-sastra (Yin-min-can-li-man-lun-pan), số 1224

 

Bodhiruci (Bồ-đề-lưu-chi)

Bodhiruci (Bồ-đề-lưu-chi) (571-727), dịch nghĩa là “Đạo Ái” (Ciao-ai) nghĩa là người yêu thích đạo Pháp. Tên ban đầu của ông, Dharmaruci (Ta-mo-liu-ci) (Đạt-ma-lưu-chi), được dịch thành Fa-hhi (Pháp Hỉ), đă pahỉ đổi thành Bodhiruci (Bồ-đề-lưu-chi) theo lệnh của nữ hoàng Vơ Tắc Thiên (Wu-Tso-thien, 684-705). Bồ-đề-lưu-chi là một Sa môn miền Nam Ấn Độ, xuất thân từ một gia đ́nh Bà la môn thuộc gotra Ca-diếp (Kasyapa).

Vào thời gian đầu của triều đại nhà Đường (T’ang), nhiều tu sĩ Phật giáo nổi danh từ Tích Lan, Ấn Độ, Nhật Bản đến Trung Hoa, Bồ-đề-lưu-chi thuộc số tu sĩ Phật giáo nước ngoài đến ở lâu dài tại Trung Hoa.

Theo biên niên sử Trung Hoa th́ Bồ-đề-lưu-chi đă nghiên cứu các ngành khoa học như thiên văn, y học, địa lư, thần học, v.v… và đă trở thành tín đồ Phật giáo lúc mười hai tuổi.

Yasghosa, một trưởng lăo giáo phái Đại thừa (Mahayana), đă nhận thấy năng lực phi thường của ông và dạy ông tu theo đạo Phật. Chỉ trong ba năm, Bồ-đề-lưu-chi đă thông tuệ cả Tam tạng. Khi nhà vua nghe đến tài năng của ông đă cho vời ông vào hoàng cung, tại đây ông đă dịch bộ Ratnamegha-sutra (Fa-shwo-pao-yu-cin) (Thư mục Nanjio, số 151).

Cho đến gần ngày qua đời, ông vẫn tránh hết mọi chuyện ăn uống mà chỉ ôm lấy các cuốn kinh sách bằng tiếng Phạn. Khi sắp chết, ông bảo các đệ tử hăy rời xa ông và ông viên tịch trong căn pḥng vắng của ḿnh. Theo lời kể lại th́ khi qua đời vào năm 727, ông đă được 156 tuổi, trọn đời cống hiến cho việc dịch thuật kinh sách tiếng Phạn.

Các vua nhà Đường nâng đỡ Phật giáo nên các học giả như Huyền Trang, Bồ-đề-lưu-chi được tự do dịch thuật nhiều kinh sách Phật giáo mang từ Ấn Độ về.

Trong thời gian những năm 693-713, Bồ-đề-lưu-chi đă dịch được 53 bộ kinh sách, chia thành 11 tập. Mười hai bộ trong số này đă bị thất lạc vào năm 730. Trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa, có hai học giả xuất chúng cũng có tên là Bồ-đề-lưu-chi. Một người th́ hoạt động dưới sự bảo trợ của nhà Đường, c̣n người kia sáng lập ra Thập Địa tông (Ti-lun-tsung, Dasabhumika school) dưới đời nhà Ngụy (Wei). Dù rằng người thứ nhất không lập ra một tông phái nào, nhưng ông được xem là một trong những dịch giả vĩ đại nhất về các kinh sách Phật giáo.

Các dịch phẩm quan trọng nhất của ông gồm:

1. Prajnaparamita-ardhasatika (Shih-sian-pan-jo-po-lo-mi-cin) Thư mục Nanjio, số 18.

2. Maharatnakuta-sutra (Ta-pao-tsi-cin), số 23.

3 Amitayusa-vyuha (Wu-lian-sheu-ju-lai-hwui), số 23 (5).

4. Samatamukhaparivarta (Wan-shu-sh’-li-phu-man-hwui), số 23 (10).

5. Vinayaviniscaya-Upali-pariprccha (Yiu-po-li-hwui), số 23 (24).

6. Meitreya-pariprccha (Mi-lo-phu-sa-wan-hwui), số 23 (42).

7. Mahayanavajva-cudamani-bodhi sattva-carya-vargasutra (Tashan-cin-kan-ci-cu-phu-sa-siu-hhim-fan-cin), số 86.

8. Ratnamegha-sutra (Fo-shwo-pao-yu-cin), số 151.

9. Kinh Đại thừa (Ta-shan-cie-ye-sha-tin-cin), số 241.

10. Manjusriatnagarbhadharani-sutra (Wan-shu-sh’-li-pao-ssan-tho-lo-ni-cin), số 448.

 

D. TẠI NHẬT BẢN

Có 13 tông phái chính của Phật giáo tại Nhật Bản và tại nước này, người sáng lập ra mỗi tông phái đều được xem một tu sĩ Phật vĩ đại. Sau đây ta sẽ nói sơ qua về bốn tu sĩ đă có đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của đạo Phật tại Nhật Bản.

 

Kukai (Không Hải)

Không một tu sĩ nào được biết đến nhiều hoặc được tôn kính nhiều qua các thời đại ở Nhật Bản bằng Kukai (Không Hải, 774-835). Ông c̣n nổi tiếng hơn nữa trong số những người được gọi là Kobo Daishi (Hoằng pháp Đại sư). Là một tu sĩ Chân Ngôn tông (Shingon), ông đă hệ thống hóa chủ thuyết của tông phái này trong cuốn Ju-ju-shi-ron (Thập Trụ Tâm luận) nói về mười bậc trên đường học đạo, viết cuốn Ken-mitsunikyo-ron (bộ luận về sự khác biệt giữa Phật giáo Mật tông và các tông phái khác) cùng nhiều sách khác. Sự đóng góp của ông cho nền văn hóa Nhật Bản trong các lĩnh vực nghệ thuật, giáo dục, an sinh xă hội thật đáng kể. Một thi phẩm ngày nay c̣n được nhiều người biết đến, tên là Iroha-uta, cũng được cho là của ông, trong đó, chủ thuyết chính yếu của đạo Phật được giảng giải qua một ngôn ngữ b́nh dị, đáng yêu, bao gồm bốn mươi bảy chữ của mẫu tự Nhật Bản. Ông qua đời tại Kongobuji, tu viện lớn nhất của Chân Ngôn tông, nhưng các đệ tử của ông cho rằng ông chỉ đi vào trong Nyujo, nghĩa là cơi “định” vĩnh hằng.

 

Shinran (Thân Loan)

Shinran (Thân Loan, 1175-1262), người lập nên tông phái Jodo-shin (Tịnh Độ Chân tông), là nhân vật quan trọng nhất với những nỗ lực đă làm cho Phật giáo đi sâu vào ḷng người dân Nhật Bản. Hoàn toàn không giống các tu sĩ Phật giáo khác, ông sống một cuộc đời b́nh thường và chẳng bao giờ tự xưng ḿnh là một đạo sư, suốt 90 năm cuộc đời, ông đă sống nhiều năm ở miền quê, giữa các nông dân, tá điền và đă t́m ra ở họ một số “bạn đồng đạo”. Với lối hành văn giản dị, ông viết nhiều bài chứng tỏ sự sùng mộ sâu xa của ông đối với Phật A-di-đà, trong số đó, quan trọng nhất là các bài “Tannisho” “Kyo-gyo-shinsho”.

 

Dogen (Đạo Nguyên)

Dogen (Đạo Nguyên, 1200-1253), người sáng lập Thiền tông Soto (Thiền Tào Động), nổi tiếng không phải chỉ v́ đạo hạnh nghiêm túc của ông mà c̣n v́ ông là một trong những triết gia xuất chúng của Nhật Bản.

Là một tu sĩ Thiền tông nên ông ít bận tâm đến sự vinh quang trần thế. Ông sống bằng một cuộc sống giới pháp nghiêm nhặt và ra sức t́m kiếm những con người thực sự đáng là bậc thầy của nhân loại qua phép hành Thiền. Sống tại Vĩnh B́nh tự (Eiheiji), tu viện đứng đầu của Thiền tông Soto, ông đặt ra các qui định về giới luật của các tu viện Thiền tông và đă được tất cả các tín đồ của Phật giáo Thiền tông tại Nhật Bản chấp nhận. Ông thường thuyết pháp tại Vĩnh B́nh tự cho các đệ tử, những người này đă thu thập và công bố các bài thuyết pháp này sau khi ông mất. Trong số các bài thuyết pháp đó th́ bài Chánh pháp nhăn tạng (Sho-bo-gen-zo) là quan trọng nhất, được xem là một trong những cuốn sách triết lư xuất sắc của Nhật Bản, không phải chỉ theo ư kiến của các đệ tử của ông mà c̣n cả đối với những triết gia của các trường phái khác.

 

Nichiren (Nhật Liên)

Nichiren (Nhật Liên, 1222-1282) vừa là một tu sĩ Phật giáo xuất chúng vừa là một nhà ái quốc lớn. Ông sống vào thời kỳ mà Nhật Bản phải đối diện với nguy cơ xâm lấn của Hoàng đế Mông Cổ tại Trung Hoa. Ông tin rằng chỉ có Phật pháp dạy trong Diệu Pháp Liên Hoa kinh (Saddharmapundrika-sutra) mới cứu được đất nước khỏi nạn ngoại xâm của ḿnh, suốt cuộc đời ông liên tục bị nhà cầm quyền ngược đăi, đọa đày. Tuy nhiên, tinh thần ái quốc nồng nhiệt qua các bài thuyết pháp của ông cũng như chủ thuyết đơn giản của ông đă tạo nên được nhiều thiện cảm và sùng mộ trong ḷng người dân Nhật Bản. Tông phái do ông lập ra được mang danh hiệu Nhật Liên tông, dựa theo tên ông, và ông được tín đồ Nhật Liên tông xem như một “Đại Bồ tát” (Mahabodhisattva) đă cứu độ quốc gia.



(1) Đọc bài “Harsavardhana và thời đại của ông” (Harsavardhana and his Time) trong bộ Lịch sử và Văn hóa của Dân tộc Ấn Độ (The History and Culture of the Indian People), tập III (Bharatiya Vidyabhavan, Bombay, 1954), trang 117.

(2) Về quan điểm của D.Kosambi, đọc Lời tựa cuốn Visuddhimagga, ấn bản Devanagari, và sự khẳng định quan điểm của ông về nơi sinh của Buddhaghosa, trong một bài báo của Tiến sĩ R. Subrahmanyam và ông S.P.Nainar trong Journal of Oriental, tập XIX, phần IV (1958), trang 278-284.

CHƯƠNG 09_PHULUC|