HÂN HOAN ÐÓN CHÀO CHƯ TÔN ÐỨC VÀ QUÝ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

   

 Ngày 10 tháng 8, 2003

 

Đạo từ của Hoà Thựơng Tăng Thống

 

Nhân ngày Đại Lễ Vu Lan tại chùa Pháp Luân

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Kính bạch Chư Tôn Đức Thượng Tọa Tăng Ni , kính thưa toàn thể quí Phật tử, một lần nữa mùa Vu Lan báo hiếu đã trở về với những ngừơi con Phật khắp năm châu bốn biển, riêng tại Houston Texas và tất cả những đứa con Việt Nam những Phật tử Việt Nam, những cánh chim lạc đàn lại cũng có cơ hội vân tập về đạo tràng để tất cả chúng ta cùng đốt nén tâm hương cúng dường lên mười phương Chư Phật và để tưởng niệm thâm ân giáo dục sinh thành của cha của mẹ trong nhiều đời nhiều kiếp.

 

Thưa quí vị ở trong kinh Đức Phật có dạy nếu cha mẹ còn sanh tiền mà chúng ta đã không nhìn cho kỹ mặt mẹ không nghe cho kỹ lời nói của mẹ và không biết nói những câu nói gì cho thật là có nghiã cho cha cho mẹ, và không biết để tiếp xúc với thân hình của cha của mẹ , có mũi mà không ngửi đưọc mùi của cha của mẹ thì đó là một cái sự thiệt thòi rất là lớn trong cuội đời của tất cả chúng ta nếu không nói cuộc sống như vầy là cuộc sống vô bổ vô ích, và rồi chuỗi ngày sống đó từ từ sẽ chìm vào trong quên lãng mà nếu quên lãng như vậy thì quả thật  không phải ngừơi đáng thương là cha mẹ, mà chính bản thân chúng ta.

 

 Do vậy mùa Vu Lan báo hiếu gọi ngày cha ngày mẹ mà tất cả chúng ta ai cũng đều có cha có mẹ nhưng tội cho cha mẹ, đó là cha mẹ thương chúng ta quá nhiều mà chúng ta thì thương cha mẹ quá ít, chính đời sống nghịch lý đó mà đôi khi ngay ở trong đời sống hiện tại chúng ta không cảm thấy được hạnh phúc lắm, sống như thế nào mà thực sự hiếu đạo thì chúng ta mới thấy rằng cuộc sống như vậy là mới có ý nghĩa, tôi muốn nhắc quí vị một vài hình ảnh đó là hình ảnh khi cha mẹ còn sống và cái hình ảnh thứ hai khi cha mẹ vừa khuất và cái hình ảnh thứ ba đó là sau khi cha mẹ đã không còn nữa một mình trơ trọi ở trên trần thế thì lúc bấy giờ cái cảm tưởng của tất cả chúng ta như thế nào.

 

Thưa quí vị ta còn có mẹ, mẹ hát đưa ta tiếng hát xa xưa buồn quá đỗi, nhà  ai giã gạo  trưa hè mẹ hát à ơi võng rời kẽo kẹt da trời xanh ngát cửa đông, người đâu có biết mẹ bồng ta cái tuổi ban đầu, câu hát ngày xưa chín vàng chín đỏ, 30 tuổi đời lăn lắc đong đưa , 30 tuổi đời mẹ còn có giọng, đưa từng trái bắp củ khoai, ngày đó ta về mẹ còn vuốt tóc ngừơi biết không ta khóc trong lòng. Đây là hình ảnh khi mà chúng ta còn cha còn mẹ quả thật cái hình ảnh nó đẹp vô ngần nếu mà chúng ta dùng lời lẽ để mà diễn tả thì đôi khi thấy nó cũng ngọt ngào cũng đầy đủ, nhưng thực tế thì nó không đầy đủ như cái tình thương của cha mẹ đối với tất cả chúng ta đâu, dù hai vai cõng song đường  100 chưa đủ đáp ơn sâu dày con từ thơ dại đến nay sét ra lỗi đạo lầm sai lắm điều, chỉ mong mà được nuông chiều, biết đâu cha mẹ báo hiếu ưu phiền, bao lời răn của Đức Từ Nghiêm ít khi tạc dạ trọn niềm kính tin, ấm no chỉ biết phận mình, mẹ cha mòn mỏi chút tình đợi mong , tình cha nghĩa mẹ biển đông, tình con đáp lại thì giọt xương đầu cành.

 

Ít quá quí vị hả, ít quá đi , chúng ta thuơng cha mẹ quá ít và chính cái quá ít đó khi chúng ta trưởng thành rồi chúng ta có gia đình rồi chúng ta có con rồi lúc bấy giờ tình thương là cái gì, là cái giòng suối tuôn chảy về tất cả , mà nếu đưa ra ba cái hình ảnh để mà cụ thể hóa một là cha mẹ, hai là chồng vợ, ba là con, thì chúng ta sẽ thương chồng thuơng vợ thuơng con nhiều hơn là thương cha thương mẹ,thưa quí vị,  không biết quí vị trong giây phút nào mà xét lại lòng mình và đi chợ thấy có cái gì ngon thấy cái gì đẹp thì quí vị có khi nào nghĩ mua cái bánh này về cho cha cho mẹ, nếu mà thấy ngon thì quí vị mua về cho con, hôm nay mùa Vu Lan báo hiếu chúng ta hãy thay đổi một quan niệm sống hãy chuyển hóa cái tâm hồn của tất cả chúng ta, nếu mà thật sự không có hiếu thảo nhiều hãy chuyển cho có hiếu cho nó kịp, có mắt nhìn cha nhìn mẹ cho kỹ đi có tai thì hãy nghe cho rồi , có miệng thì hãy nói đi cái câu nói gì đó mà cho nó  ngọt ngào cho nó êm dịu , thực sự là có ý nghĩa nói đi để chúng ta sẽ không còn có dịp để nhìn để nghe và để nói nữa.

 

Không biết quí vị đã có mang cái tâm trang khi cha mẹ nằm xuống rồi thì quí vị cảm thấy nó là một sự mất mát, một sự mất mát một sự hụt hẫn rất là lớn trong cuộc đời mà không cách gì kê ngăn được lúc bấy giờ thì lại thấy rằng quí vị thèm thật là thèm, và lúc bấy giờ tự quí vị nói để cho quí vị nghe , ba ơi má ơi , ba má hãy sống lại đi và muốn cái gì con cũng chiều hết muốn chửi con cũng được và muốn đánh con cũng đưọc bất cứ việc gì miển là ba sống lại đi má sống lại đi nhưng mà hết rồi, hết rồi quí vị.

       

Kể ở trong giây phút mà khi cha mẹ nằm xuống đó khi xưa mẹ tôi qua  đời lần đầu tiên tôi hiểu thân phận trẻ mồ côi quanh tôi ai cũng khóc im lặng sầu tôi, để gì để giòng lệ chảy bớt khổ,  hoàng hôn phủ lên mộ chuông chùa nhẹ rơi rơi tôi thấy tôi mất mẹ mất cả bầu trời , thưa quí vị hình ảnh khi chúng ta mất cha mất mẹ rồi trong giây phút hiện tại đó chúng ta mới cảm nhận một điều là còn cha còn mẹ thì hơn mất cha mất mẹ như đờn đứt giây, còn cha còn mẹ là còn tất cả mà mất cha mất mẹ là mất tất cả , rồi đến cuối cùng chúng ta sẽ đi vào trong hối tiếc, mẹ tôi qua đời lần đầu tiên tôi hiểu thân phận trẻ mồ côi rồi đến cuối cùng rồi chúng ta mới thèm, trời tia nóng nhưng hồn con buốt lạnh, dù ngày nay con đã lớn khôn rồi, con chợt hiểu cho dù bao nhiêu tuổi, mất mẹ rồi đời vĩnh viễn đơn côi.

 

Thèm quá, thèm đựơc nghe mẹ mắng nhưng chết rồi, chuỗi ngày tháng yên vui từ môi lạnh mẹ nghe con khóc , khóc hôm nay và mãi mãi trong đời, dạ thưa quí vị Đức Phật dạy những đứa con hiếu tử phải có ba tiêu chuẩn mà có thể làm tròn hiếu đạo.

 

Điều thứ nhứt về phương diện vật chất đó là mong phụng dưỡng áo cơm đầy đủ , hết dạ sớm hôm khi ốm đau tận tụy thuốc thầy, lúc hữu sự thì ân cần công của, nói như vậy , thưa quí vị cứ xét lại đi dường như cha mẹ làm cho mình mà mình không phải làm như vậy cho cha mẹ mà nếu cái tiêu chuẩn này không làm cho ngừơi.

 

Thì hãy trả hiếu bằng tiêu chuẩn tâm lý phải làm như thế nào sống hoà hiếu cháu con đầy đủ rồi ráng gìn giữ gia phong hợp đạo nghĩa nhất, mà nếu tất cả chúng ta còn cha còn mẹ mà anh em thương yêu quí mến đùm bọc che chở nhau yêu thương ruột thịt chị ngã em nâng, em ngã chị đỡ thì thưa qúi vị cơm nguội chan nứơc tương  ăn cũng ngon mà nếu tất cả chúng ta còn cha còn mẹ mà không thương yêu qúi mến đùn bọc che chở nhau, rồi thì thôi tranh hơn thua nhau, trình cải hơn thua với nhau thì khô lân cháo phụng cha mẹ nuốt cũng không có vô, cho nên trừơng hợp thứ hai là cái tiêu chuẩn vì tâm lý chúng ta hãy cố gắng mà thể hiện cho bằng được.

 

Nhưng mà trừơng hợp cả tiêu chuẩn vật chất cũng không làm được rồi cái tiêu chuẩn thứ hai tâm lý cũng không làm được thì Đức Phật khuyên chúng ta nên áp dụng cái tiêu chuẩn thứ ba tuy thấy vậy nhưng mà là tiêu chuẩn này đẹp nhất, đẹp nhất và đáng tán thán nhất, đó là giúp mẹ cha bố thí cúng dừơng, tu tín giới tham thiền niệm Phật mà nếu những đứa con nào mà thể hiện đựơc điều đó đúngnhư lời Phật dạy thì Đức Phật gọi là hiếu tử và Ngài đánh giá hiếu tử rất là cao, này các Thầy Tỳ Kheo ở trên thế gian có 5 hạng ngừơi tột quí : một là  một vị Phật Tổ,  hai là một vị tu hành đắc đạo chứng quả , ba là làu thông kinh tạng y giáo phụng hành, bốn là vị Pháp Sư thuyết giảng đúng chính pháp, năm là hiếu tử, chúng tôi cầu mong quí vị sẽ là hạng ngừơi  thứ năm trong năm hạng ngừơi tột qúi đó. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Minh Hạnh biên soạn

   Trở Lại Trang Kệ Ngôn Kinh Pháp Cú

Trở Lại Trang Pháp Đàm