My topic today is the role that meditation can play in facing issues of pain, illness & death — not a pleasant topic, but an important one. Sadly, it's only when people are face to face with a fatal illness that they start thinking about these issues, and often by that point it's too late to get fully prepared. Although today's conference centers around what medicine can do for AIDS, we shouldn't be complacent. Even if AIDS or its adventitious infections don't get you, something else will, so it's best to be prepared, to practice the skills you'll need when medicine — Chinese, Western or whatever — can no longer help you, and you're on your own. As far as I've been able to determine, the only way to develop these skills is to train the mind. At the same time, if you are caring for someone with a fatal disease, meditation offers you one of the best ways to restore your own spiritual and emotional batteries so that you can keep going even when things are tough.

Chủ đề của tôi hôm nay là thiền đóng một vai trò có thể đối mặt với những vấn đề của đau, bệnh tật & cái chết — không phải là một chủ đề dễ chịu, nhưng quan trọng. Đáng buồn là chỉ khi nào người ta phải mặt đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo họ mới bắt đầu suy nghĩ về những vấn đề này, và thường̀ đến lúc đó thì quá muộn để được chuẩn bị đầy đủ. Mặc dù những trung tâm hội nghị ngày nay vẫn bàn thảo về những gì y khoa có thể làm cho bệnh AIDS, nhưng chúng ta không nên tự mãn. Thậm chí nếu bệnh AIDS hay những bệnh truyền nhiểm không tóm được bạn, mà một điều gì khác sẽ xảy ra, vì vậy tốt nhất là hảy chuẩn bị, thực hành những kỹ năng mà bạn sẽ cần một khi y học — Đông y, Tây y hay bất cứ phương cách gì — không còn có thể giúp bạn, và bạn phải tự mình giải quyết. Theo như tôi có thể khẳng định, cách duy nhất để phát triễn những kỹ năng này là rèn luyện tâm. Đồng thời, nếu bạn đang chăm sóc cho một người có căn bệnh hiểm nghèo, thiền định cung cấp cho bạn một trong những cách tốt nhất để khôi phục lại những năng lượng tinh thần và cảm xúc của riêng bạn để bạn có thể tiếp tục đi ngay cả khi mọi việc khó khăn.

A lot has appeared in the media — books, newspapers, magazines, TV — about the role of meditation in treating illness and emotional burnout. As usually happens when the media get hold of a topic, they have tended to over- or under-estimate what meditation is and what it can do for you. This is typical of the media. Listening to them is like listening to a car salesman. He doesn't have to know how to drive the car or care for it. His only responsibility is to point out its selling points, what he thinks he can get you to believe and shell out your money for. But if you're actually going to drive the car, you have to study the owner's manual. So that's what I'd like to present today: a user's manual for meditation to help you when the chips are down.

Nhiều bàn cải đã xuất hiện trong các phương tiện truyền thông — sách, báo, tạp chí, truyền hình — về vai trò của thiền định trong việc điều trị bệnh và sự suy sụp tinh thần. Như thường xảy ra khi phương tiện truyền thông có được một chủ đề, họ có khuynh hướng đi quá lố hay ít hơn trong việc ước đoán thiền là gì và nó có thể làm gì cho bạn. Đây là điển hình của các phương tiện truyền thông. Lắng nghe họ giống như lắng nghe một người bán xe. Người đó không cần phải biết làm thế nào để lái xe hay chăm sóc cho nó. Trách nhiệm duy nhất của anh ta là chỉ ra những điểm bán hàng của mình, những gì mà anh ta nghĩ rằng có thể làm bạn tin tưởng và bán nó để lấy tiền của bạn. Nhưng nếu bạn thật sự sẽ lái xe, bạn phải nghiên cứu sách hướng dẫn. Vì vậy, đó là những gì tôi muốn trình bày ngày hôm nay: sách hướng dẫn thiền định để giúp đỡ bạn trong tình huống khẩn cấp hoặc tuyệt vọng.

I've had a fair amount of first-hand experience in this area. The year before I left Thailand I was stricken with malaria — a very different sort of disease from AIDS, but still the number one killer in the world. At present, every year, more people die of malaria than any other disease, this in spite of the massive WHO campaign to wipe it out back in the 60's. Huge supplies of chloroquine were handed out to Third World villagers. Swamps and homes were sprayed with lethal doses of DDT to kill off the mosquitoes. But now new strains of the malaria parasite have developed for which Western medicine has no cure, the mosquitoes have become resistant to DDT, and the malaria death rate is back on the rise. Remember this when you think of pinning your hopes on NIH or the Salk Institute to come up with a cure or vaccine for AIDS.

Tôi đã có một số kinh nghiệm trực tiếp trong lĩnh vực này. Cái năm trước khi tôi rời Thái Lan tôi đã mắc bệnh sốt rét — một loại bệnh rất khác với bệnh AIDS, nhưng vẫn là căn bệnh giết người số một trên thế giới. Hiện nay, hàng năm, nhiều người chết vì bệnh sốt rét hơn so với bất kỳ̀ bệnh nào khác, bất chấp các chiến dịch lớn của WHO để quét sạch nó trong những năm của thập niên 60. Một số lượng cung cấp lớn của chloroquine đã được trao cho người dân quê của Thế Giới thứ Ba. Đầm lầy và nhà đã được phun thuốc DDT để tiêu diệt những con muỗi. Nhưng hiện nay một loại vi trùng mới của ký sinh trùng bệnh sốt rét đã phát triễn mà Tây y không có thuốc chữa, các con muỗi đã có sức kháng cự với DDT, và tỷ lệ tử vong của bệnh sốt rét gia tăng trở lại. Hảy nhớ điều này khi bạn nghĩ về việc đặt hy vọng của mình vào viện NIH hay Học Viện Salk sẽ có được thuốc chữa trị hay thuốc chủng ngừa bệnh AIDS.

I was fortunate. As you can see, I survived, but only after turning to traditional medicine when the best treatment that tropical disease specialists could offer me failed. At the same time, while I was sick I was able to fall back on the meditation I had been practicing for the past several years to help get me through the worst bouts of pain and disorientation. This is what convinced me of its value in cases like this.

Tôi đã may mắn. Như bạn thấy, tôi đã sống sót, nhưng chỉ sau khi chuyển sang y học cổ truyền khi phương pháp điều trị tốt nhất mà các chuyên gia bệnh nhiệt đới có thể cung cấp cho tôi đã thất bại. Đồng thời, khi bị bệnh tôi đã có dịp hành thiền trở lại, việc mà tôi đã làm trong nhiều năm trước, để giúp tôi vượt qua những cơn đau tồi tệ nhất và lúc bất ổn. Đây là những gì đã thuyết phục tôi về giá trị của nó trong các trường hợp như thế này.

In addition to my own experience, I've been acquainted with a number of meditators both here and in Thailand who have had to live with cancer and other serious illnesses, and from them I have learned how the meditation helped them to handle both the illness and the cures — which are often more dreadful than the cancer itself. I'll be drawing on their experiences in the course of this talk.

Ngoài kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã được làm quen với một số hành giả cả ở đây và ở Thái Laṇ đã phải sống với căn bệnh ung thư và các bệnh nghiêm trọng khác, và từ đó tôi đã học được cách thiền giúp họ xử lý cả hai, bệnh và các phương pháp chữa trị — mà thường đáng sợ hơn so với chính căn bệnh ung thư. Tôi sẽ diễn tả dựa trên kinh nghiệm của họ trong quá trình của cuộc nói chuyện này.

But first I'd like us all to sit in meditation for a few minutes, so that you can have a firsthand taste of what I'm talking about, and so you can have a little practical experience to build on when you go back home.

Nhưng trước tiên tôi muốn tất cả chúng ta ngồi thiền trong vài phút, do đó bạn có thể nếm trải trực tiếp về những gì tôi đang nói về, và như vậy bạn có thể có một ít kinh nghiệm thực tế để xây dựng trên khi bạn trở về nhà.

The technique I'll be teaching is breath meditation. It's a good topic no matter what your religious background. As my teacher once said, the breath doesn't belong to Buddhism or Christianity or anyone at all. It's common property that anyone can meditate on. At the same time, of all the meditation topics there are, it's probably the most beneficial to the body, for when we're dealing with the breath, we're dealing not only with the air coming in and out of the lungs, but also with all the feelings of energy that course throughout the body with each breath. If you can learn to become sensitive to these feelings, and let them flow smoothly and unobstructed, you can help the body function more easily, and give the mind a handle for dealing with pain.

Kỹ thuật mà tôi sẽ dạy là thiền hơi thở. Dù cho nền tảng tôn giáo của bạn là gì chăng nưã thì nó cũng là một chủ đề tốt. Như thầy tôi đã từng nói, hơi thở không thuộc về Phật Giáo hay Thiên Chúa Giáo hay bất cứ ai cả. Đó là tài sản chung mà bất cứ ai cũng có thể suy tưởng vê nó. Đồng thời, trong tất cả các chủ đề thiền, nó có thể là lợi nhất cho cơ thể, vì khi chúng ta đang đối phó với hơi thở, chúng ta đang làm việc không chỉ với không khí đi vào và ra khỏi phổi, mà còn với tất cả cảm xúc cuả năng lượng đi qua khắp cơ thể với từng hơi thở. Nếu bạn có thể học để trở nên nhạy cảm với những cảm xúc này, và để cho chúng chảy thông suốt và không bị cản trở, bạn có thể giúp cơ thể làm việc dễ dàng hơn, và giúp cho tâm trí một tay để đối phó với cơn đau.

So let's all meditate for a few minutes. Sit comfortably erect, in a balanced position. You don't have to be ramrod straight like a soldier. Just try not to lean forward or back, to the left or the right. Close your eyes and say to yourself, 'May I be truly happy and free from suffering.' This may sound like a strange, even selfish, way to start meditating, but there are good reasons for it. One, if you can't wish for your own happiness, there is no way that you can honestly wish for the happiness of others. Some people need to remind themselves constantly that they deserve happiness — we all deserve it, but if we don't believe it, we will constantly find ways to punish ourselves, and we will end up punishing others in subtle or blatant ways as well.

Vì vậy chúng ta hảy thiền định trong vài phút. Ngồi thẳng một cách thoải mái, ở vị trí cân bằng. Bạn không cần phải ngồi thẳng tắp như một người lính. Chỉ cần cố gắng đừng nghiêng người ra trước hay ra sau, qua trái hay qua phải. Nhắm mắt lại và nói với chính mình, 'Tôi có thể thật sự hạnh phúc và thóat khỏi đau khổ.' Điều này nghe có vẻ giống như là một cách kỳ lạ̣, thậm chí ích kỷ, để bắt đầu hành thiền, nhưng có những lý do tốt cho nó́. Một, nếu bạn không thể mong cho hạnh phúc của riêng mình, thì không có cách nào mà bạn có thể thành thật chúc cho hạnh phúc của người khác. Một số người cần phải nhắc nhở bản thân không ngừng rằng họ xứng đáng được hưởng hạnh phúc — tất cả chúng ta xứng đáng, nhưng nếu chúng ta không tin điều đó, chúng ta sẽ liên tục tìm cách trừng phạt chính mình, và chúng ta rồi cũng sẽ trừng phạt người khác theo những cách kín đáo hoặc trắng trợn.

Two, it's important to reflect on what true happiness is and where it can be found. A moment's reflection will show that you can't find it in the past or the future. The past is gone and your memory of it is undependable. The future is a blank uncertainty. So the only place we can really find happiness is in the present. But even here you have to know where to look. If you try to base your happiness on things that change — sights, sounds, sensations in general, people and things outside — you're setting yourself up for disappointment, like building your house on a cliff where there have been repeated landslides in the past. So true happiness has to be sought within. Meditation is thus like a treasure hunt: to find what has solid and unchanging worth in the mind, something that even death cannot touch.

Hai, điều quan trọng là suy nghĩ kỹ xem hạnh phúc là gì và nó có thể tìm thấy ở đâu. Một giây phút phản ảnh của tâm tư sẽ cho thấy rằng bạn không thể tìm thấy nó trong quá khứ hay tương lai. Quá khứ đã qua và trí nhớ của bạn về nó thì không tin cậy được. Tương lai là một sự không chắc chắn trống không. Vì vậy nơi duy nhất mà chúng ta thực sự có thể tìm thấy hạnh phúc là trong hiện tại. Nhưng ngay cả ớ đây bạn phải biết tìm kiếm nơi nào. Nếu bạn cố gắng đặt hạnh phúc của mình vào những thứ thay đổi được — hình ảnh, âm thanh, các cảm giác nói chung, người ta và sự vật bên ngoài — bạn đang đặt mình lên sự thất vọng, giống như xây nhà trên một vách đá nơi đã từng bị sạt lở đất nhiều lần trong quá khứ. Vì vậy hạnh phúc thật sự phải được tìm kiếm bên trong. Thiền vì vậy như một săn lùng kho báu: để tìm thấy những gì có giá trị vững chắc và không thay đổi trong tâm, một cái gì đó mà ngay cả cái chết cũng không thể chạm vào.

To find this treasure we need tools. The first tool is to do what we're doing right now: to develop good will for ourselves. The second is to spread that good will to other living beings. Tell yourself: 'All living beings, no matter who they are, no matter what they have done to you in the past — may they all find true happiness too.' If you don't cultivate this thought, and instead carry grudges into your meditation, that's all you'll be able to see when you look inside.

Để tìm kho báu này chúng ta cần các công cụ. Công cụ đầu tiên là làm những gì chúng ta đang làm ngay bây giờ: phát triễn ý tốt cho mình. Thứ hai là truyền bá ý tốt cho chúng sinh khác. Hảy nói với chính mình: 'Tất cả chúng sinh, bất kể̀ họ là ai, bất kể̀ những gì họ đã làm cho bạn trong quá khứ — mong là tất cả họ cũng có thể tìm thấy hạnh phúc thật sự.' Nếu bạn không vun trồng ý tưởng này, và thay vào đó mang mối hận thù vào thiền định của bạn, thì đó là tất cả những gì mà bạn sẽ có thể nhìn thấy khi bạn nhìn vào bên trong.

Only when you have cleared the mind in this way, and set outside matters aside, are you ready to focus on the breath. Bring your attention to the sensation of breathing. Breathe in long and out long for a couple of times, focusing on any spot in the body where the breathing is easy to notice, and your mind feels comfortable focusing. This could be at the nose, at the chest, at the abdomen, or any spot at all. Stay with that spot, noticing how it feels as you breathe in and out. Don't force the breath, or bear down too heavily with your focus. Let the breath flow naturally, and simply keep track of how it feels. Savor it, as if it were an exquisite sensation you wanted to prolong. If your mind wanders off, simply bring it back. Don't get discouraged. If it wanders 100 times, bring it back 100 times. Show it that you mean business, and eventually it will listen to you.

Chỉ khi bạn giữ tâm theo cách này, và đặt vấn đề bên ngoài qua một bên, bạn đã sẵn sàng để tập trung vào hơi thở. Bạn chú ý đến cảm giác của hơi thở. Hít vào và thở ra thật dài cho một vài lần, tập trung vào bất kỳ vị trí trong cơ thể, nơi hơi thở dễ nhận thấy, và tâm trí của bạn cảm thấy thoải mái tập trung. Đây có thể là ở mũi, ở ngực, ở bụng, hoặc bất kỳ chỗ nào. Ở lại với vị trí đó, để ý cảm giác của nó như thế nào khi bạn thở vào và ra. Đừng ép hơi thở, hoặc quá nghiêm khắc trong việc chú tâm. Hãy để cho hơi thở chảy tự nhiên, và chỉ đơn giản là theo dõi cảm thấy thế nào. Thưởng thức nó, như thể nó là một cảm giác tinh tế bạn muốn kéo dài thời gian hưởng thụ. Nếu tâm trí của bạn đi lang thang, chỉ cần mang nó trở lại. Không được nản lòng. Nếu nó đi lang thang 100 lần, mang nó trở lại 100 lần. Cho nó biết rằng bạn đang nghiêm túc, và cuối cùng nó sẽ lắng nghe bạn.

If you want, you can experiment with different kinds of breathing. If long breathing feels comfortable, stick with it. If it doesn't, change it to whatever rhythm feels soothing to the body. You can try short breathing, fast breathing, slow breathing, deep breathing, shallow breathing — whatever feels most comfortable to you right now...

Nếu bạn muốn, bạn có thể thử nghiệm với các loại thở khác nhau. Nếu thở dài cảm thấy thoải mái, gắn bó với nó. Nếu không, thay đổi nó thành bất cứ nhịp điệu nào cảm thấy nhẹ nhàng cho cơ thể. Bạn có thể thử hơi thở ngắn, thở nhanh, thở chậm, thở sâu, thở nông — bất cứ điều gì cảm thấy thoải mái nhất cho bạn ngay bây giờ...

Once you have the breath comfortable at your chosen spot, move your attention to notice how the breathing feels in other parts of the body. Start by focusing on the area just below your navel. Breathe in and out, and notice how that area feels. If you don't feel any motion there, just be aware of the fact that there's no motion. If you do feel motion, notice the quality of the motion, to see if the breathing feels uneven there, or if there's any tension or tightness . If there's tension, think of relaxing it. If the breathing feels jagged or uneven, think of smoothing it out... Now move your attention over to the right of that spot — to the lower right-hand corner of the abdomen — and repeat the same process... Then over to the lower left-hand corner of the abdomen... Then up to the navel... right... left... to the solar plexus... right... left... the middle of the chest... right... left... to the base of the throat... right... left... to the middle of the head... [take several minutes for each spot]

Một khi bạn chọn được chỗ có hơi thở thoải mái, di chuyển sự chú ý của bạn để nhận thấy hơi thở trong các bộ phận khác của cơ thể như thế nào. Bắt đầu bằng cách tập trung vào các khu vực ngay bên dưới rốn của bạn. Hít vào và thở ra và để ý về khu vực cảm nhận. Nếu bạn không cảm thấy bất kỳ chuyển động nào ở đó, chỉ cần biết rằng không có chuyển động. Nếu bạn cảm thấy chuyển động, để ý đến chất lượng của chuyển động, nhận xem hơi thở có đều không, hoặc có bất kỳ sức ép hoặc căng thẳng nào không. Nếu có sự căng thẳng, suy nghĩ làm nó thư giản. Nếu cảm thấy hơi thở ngập ngừng hoặc không đồng đều, suy nghĩ làm nó đều ra... Bây giờ di chuyển sự chú ý của bạn qua bên phải chỗ đó — góc dưới, bên phải của bụng — và lặp lại quá trình tương tự... Sau đó, qua góc dưới bên trái của bụng... Sau đó lên đến rốn... phải... trái...lên đến chấn thủy (chỗ lỏm giữa xương lồng ngực)... phải... trái... giữa ngực... phải... trái... đến vùng cổ họng... phải... trái... đến giữa đầu... [mất vài phút cho mỗi chỗ]

If you were meditating at home, you could continue this process through your entire body — over the head, down the back, out the arms & legs to the tips of your finger & toes — but since our time is limited, I'll ask you to return your focus now to any one of the spots we've already covered. Let your attention settle comfortably there, and then let your conscious awareness spread to fill the entire body, from the head down to the toes, so that you're like a spider sitting in the middle of a web: It's sitting in one spot, but it's sensitive to the entire web. Keep your awareness expanded like this — you have to work at this, for its tendency will be to shrink to a single spot — and think of the breath coming in & out your entire body, through every pore. Let your awareness simply stay right there for a while — there's no where else you have to go, nothing else you have to think about... And then gently come out of meditation.

Nếu bạn đang thiền ở nhà, bạn có thể tiếp tục quá trình này qua toàn bộ cơ thể của bạn — lên đầu, xuống lưng, ra tay & chân đến đầu các ngón tay & ngón chân của bạn — nhưng vì thời gian của chúng ta có giới hạn, tôi sẽ yêu cầu bạn đem sự tập trung của bạn ngay bây giờ quay trở lại bất kỳ một trong những điểm mà chúng ta đã duyệt qua. Hảy đặt sự chú ý của bạn một cách thoải mái ở đó, và sau đó nâng cao nhận thức của bạn để lấp đầy ra toàn bộ cơ thể, từ đầu xuống đến các ngón chân, sao cho bạn giống như một con nhện đang ngồi ở giữa một mạng lưới: Nó ngồi ở một chỗ, ​​nhưng nó nhạy cảm với toàn bộ mạng lưới. Chỉ cần để nhận thức của bạn ở lại ngay tại đó trong một thời gian — không cần để ý đến nơi nào khác. Giữ cho nhận thức của bạn được mở rộng như thế này — bạn phải làm như vậy, vì xu hướng của nó là sẽ co lại tới một điểm duy nhất — và hảy nghĩ đến hơi thở vào & hơi thở ra ở khắp cơ thể của bạn, đi qua mỗi lỗ chân lông, không có gì khác để bạn phải suy nghĩ... Và sau đó nhẹ nhàng đi ra khỏi thiền.

After my talk we'll have time to answer any questions you may have, but right now I'd like to return to a point I made earlier: the ways meditation and its role in dealing with illness and death tend to be under and over-estimated, for only when you have a proper estimation of your tools can you put them to use in a precise and beneficial way. I'll divide my remarks into two areas: what meditation is, and what it can do for you.

Sau khi tôi nói chuyện xong chúng ta sẽ có thời gian để trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà bạn có thể có, nhưng ngay bây giờ tôi muốn trở về một điểm mà tôi đã đề cập đến trước đó: cách thức thiền định và vai trò của nó trong việc đối phó với bệnh tật và tử vong thường có xu hướng thấp hơn và cao hơn dự đoán, chỉ khi bạn có một ước lượng thích hợp về các công cụ của bạn, thì bạn mới có thể đưa vào xử dụng một cách chính xác và có lợi. Tôi sẽ chia những nhận xét của tôi thành hai khu vực: thiền định là gì, và nó có thể làm được gì cho bạn.

First, what meditation is: This is an area where popular conceptions tend to under-estimate it. Books that deal with meditation in treating illness tend to focus on only two aspects of meditation as if that were all it had to offer. Those two aspects are relaxation and visualization. It's true that these two processes form the beginning stages of meditation — you probably found our session just now very relaxing, and may have done some visualization when you thought of the breath coursing through the body — but there's more to meditation than just that. The great meditators in human history did more than simply master the relaxation response.

Đầu tiên, thiền định là gì: Đây là lĩnh vực mà những quan niệm phổ thông thường có xu hướng ước đoán chưa đúng mức. Sách bàn về vấn đề dùng thiền trong việc điều tṛi bệnh có khuynh hướng tập trung vào hai khía cạnh của thiền như thể đó là tất cả mà nó có thể cung cấp. Hai khía cạnh đó là thư giãn và quán tưởng. Đây đúng là hai quá trình hình thành các giai đoạn đầu của thiền định — bạn có thể nhận thấy qua buổi gặp mặt của chúng ta hôm nay chỉ có bây giờ là rất thoải mái, và có thể đã làm một số quán tưởng khi bạn nghĩ về hơi thở chảy trong cơ thể — nhưng có nhiều điều liên quan đến thiền hơn như vậy. Các thiền sư trong lịch sử loài người đã làm nhiều hơn là chỉ đơn giản nắm vững các phản ứng thư giãn.

Meditation as a complete process involves three steps. The first is mindful relaxation, making the mind comfortable in the present — for only when it feels comfortable in the present can it settle down and stay there. The important word in this description, though, is mindful. You have to be fully aware of what you're doing, of whether or not the mind is staying with its object, and of whether or not it's drifting off to sleep. If you simply relax and drift off, that's not meditation, and there's nothing you can build on it. If, however, you can remain fully aware as the mind settles comfortably into the present, that develops into the next step.

Thiền là một quá trình hoàn chỉnh bao gồm ba bước. Đầu tiên là thư giãn tâm, làm cho tâm trí thoải mái trong hiện tại — chỉ khi nó cảm thấy thoải mái trong hiện tại nó mới có thể lắng đọng xuống và ở lại đó. Tuy nhiên, chữ quan trọng trong mô tả này là chánh niệm. Bạn phải nhận thức đầy đủ về những gì bạn đang làm, là tâm có ở lại với đối tượng của nó hay không, và nó có trôi vào giấc ngủ hay không. Nếu bạn chỉ đơn giản là thư giãn và thả tâm trôi giạt đi, đó không phải là thiền định, và bạn không thể xây dựng được điều gì trên nó. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn có thể nhận thức đầy đủ khi tâm thoải mái trở về hiện tại, nó sẽ làm đà phát triển cho các bước tiếp theo.

As the mind settles more and more solidly into the present, it gains strength. You feel as if all the scattered fragments of your attention — worrying about this, remembering that, anticipating, whatever — come gathering together and the mind takes on a sense of wholeness and unification. This gives the mind a sense of power. As you let this sense of wholeness develop, you find that it becomes more and more solid in all your activities, regardless of whether you're formally meditating or not, and this is what leads to the third step.

Khi tâm trí ổn định và đi vào hiện tại một cách kiên cố hơn, nó sẽ được gia tăng sức mạnh. Bạn cảm thấy như thể tất cả các mảnh ý tưởng rời rạc của bạn — lo lắng về điều này, nhớ về điều nọ , dự đoán, bất cứ điều gì — đến tụ tập với nhau và tâm cảm được ý nghĩa của sự trọn vẹn và đồng nhất. Điều này mang lại cho tâm trí một cảm giác quyền lực. Khi bạn để ý thức của sự trọn vẹn này phát triển, bạn thấy rằng nó càng trở nên vững chắc hơn trong tất cả các hoạt động của bạn, bất kể là bạn có đang chính thức thiền định hay không, và đây là những gì dẫn đến bước thứ ba.

As you become more and more single-minded in protecting this sense of wholeness, you become more and more sensitive, and gain more and more insight into the things that can knock it off balance. On the first level, you notice that if you do anything hurtful to yourself or others, that destroys it. Then you start noticing how the simple occurrence in the mind of such things as greed, lust, anger, delusion and fear can also knock it off balance. You begin to discern ways to reduce the power that these things have over the mind, until you can reach a level of awareness that is untouched by these things — or by anything at all — and you can be free from them.

Khi bạn trở nên kiên quyết nhiều hơn nữa trong việc bảo vệ ý nghĩa của sự trọn vẹn này, bạn càng trở nên nhạy cảm hơn, và đạt được cái nhìn sâu sắc hơn nữa vào những điều mà có thể làm nó mất thăng bằng. Ở cấp độ đầu tiên, bạn nhận thấy rằng nếu bạn làm bất cứ điều gì gây tổn thương cho bản thân hoặc người khác, bạn gạt bỏ nó. Sau đó, bạn bắt đầu nhận thấy sự xuất hiện thật đơn giản trong tâm trí của những thứ như tham lam, ham muốn, giận dữ, si mê và sợ hãi cũng có thể làm nó mất thăng bằng. Bạn bắt đầu phân biệt được cách để làm giảm sức mạnh của những điều dó trong tâm trí, cho đến khi bạn có thể đạt được một mức độ nhận thức không bị ảnh hưởng bởi những điều này — hoặc bởi bất cứ điều gì cả — và bạn có thể tự do thoát khỏi chúng.

As I will show in a few moments, it's these higher stages in meditation that can be the most beneficial. If you practice meditation simply as a form of relaxation, that's okay for dealing with the element of your disease that comes from stress, but there's a lot more going on in AIDS, physically and mentally, than simply stress, and if you limit yourself to relaxation or visualization, you're not getting the full benefits that meditation has to offer.

Như tôi sẽ biểu hiện trong một vài phút nữa về những giai đoạn cao hơn trong thiền định mà có thể là có lợi nhất. Nếu bạn chỉ thực hành thiền như là một hình thức thư giãn, nó chỉ có thể dùng để đối phó với phần bệnh đến từ sự căng thẳng, nhưng có rất nhiều diều xảy ra trong bệnh AIDS, thể chất và tinh thần, hơn là chỉ có sự căng thẳng, và nếu bạn giới hạn mình trong việc thư giãn hoặc quán tưởng, bạn không nhận được đầy đủ những lợi ích mà thiền định có thể cung cấp.

Now we come to the topic of what meditation can do for you as you face serious illness and death. This is an area where the media engage both in over-estimation and under-estimation. On the one hand, there are books that tell you that all illness comes from your mind, and you simply have to straighten out your mind and you'll get well. Once a young woman, about 24, suffering from lung cancer, came to visit my monastery, and she asked me what I thought of these books. I told her that there are some cases where illness comes from purely mental causes, in which case meditation can cure it, but there are also cases where it comes from physical causes, and no amount of meditation can make it go away. If you believe in karma, there are some diseases that come from present karma — your state of mind right now — and others that come from past karma. If it's a present-karma disease, meditation might be able to make it go away. If it's a past-karma disease, the most you can hope from meditation is that it can help you live with the illness and pain without suffering from it.

Bây giờ chúng ta đến với chủ đề về những gì thiền định có thể làm cho bạn khi bạn phải đối mặt với bệnh nặng và tử vong. Đây là một khu vực mà các phương tiện truyền thông đề cập đến với cả hai bình diện, dự đoán cao hơn và thấp hơn. Một mặt, có những cuốn sách nói với bạn rằng tất cả các bệnh xuất phát từ tâm trí của bạn, và bạn chỉ cần làm tỉnh táo tâm trí của bạn và bạn sẽ lành bệnh. Khi một người phụ nữ trẻ, khoảng 24 tuổi, bị ung thư phổi, đến thăm tu viện của tôi, và cô ấy hỏi tôi nghĩ gì về những cuốn sách này. Tôi nói với cô ấy rằng có một số trường hợp bệnh xuất phát từ nguyên nhân thuần túy tinh thần, trong trường hợp đó thiền có thể chữa nó, nhưng cũng có những trường hợp mà nó xuất phát từ nguyên nhân vật lý, và thiền định không thể làm cho nó biến mất. Nếu bạn tin vào nghiệp báo, có một số bệnh đến từ nghiệp hiện tại — tâm trạng của bạn ngay bây giờ — và một số khác đến từ nghiệp của quá khứ. Nếu nó là một căn bệnh của nghiệp hiện tại — thiền định có thể làm cho nó biến mất. Nếu nó là một căn bệnh của nghiệp quá khứ — điều mà bạn có thể hy vọng được nhiều nhất từ thiền định là nó có thể giúp bạn sống với bệnh tật và đau đớn mà không bị đau khổ vì nó.

At the same time, if you tell ill people that they are suffering because their minds are in bad shape, and that it's entirely up to them to straighten out their minds if they want to get well, you're laying an awfully heavy burden on them, right at the time when they're feeling weak, miserable, helpless and abandoned to begin with. When I came to this point, the woman smiled and said that she agreed with me. As soon as she had been diagnosed with cancer, her friends had given her a whole slew of books on how to will illness away, and she said that if she had believed in book-burning she would have burned them all by now. I personally know a lot of people who believe that the state of their health is an indication of their state of mind, which is fine and good when they're feeling well. As soon as they get sick, though, they feel that it's a sign that they're failures in meditation, and this sets them into a tailspin.

Đồng thời, nếu bạn nói với người bị bệnh rằng họ đau khổ vì tâm trí của họ đang ở trong tình trạng xấu, và rằng nó hoàn toàn tùy thuộc vào họ, nếu họ muốn hết bệnh thì họ cần phải làm cho tâm trí của họ tỉnh táo lại, bạn đang đặt thêm một gánh nặng khủng khiếp trên họ, ngay tại thời điểm khi họ đang cảm thấy yếu đuối, đau khổ, bất lực và bị bỏ rơi. Khi tôi nói đến điểm này, người phụ nữ mỉm cười và nói rằng cô ấy đồng ý với tôi. Ngay sau khi cô bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, bạn bè của cô đã cho cô một loạt các cuốn sách nói về cách làm thế nào để bệnh thuyên giảm, và cô ấy nói rằng nếu cô tin vào việc đốt sách thì cho đến giờ này cô đã đốt hết tất cả chúng. Cá nhân tôi biết rất nhiều người tin rằng tình trạng sức khỏe của họ là một dấu hiệu của tình trạng tâm trí của họ, nó sẽ tốt đẹp khi họ có tâm trạng tốt. Tuy nhiên, ngay khi họ bị bệnh, họ cảm thấy rằng đó là một dấu hiệu cho thấy họ đang thất bại trong thiền định, và điều này đặt họ vào một tình trạng suy sụp.

You should be very clear on one point: The purpose of meditation is to find happiness and well-being within the mind, independent of the body or other things going on outside. Your aim is to find something solid within that you can depend on no matter what happens to the body. If it so happens that through your meditation you are able to effect a physical cure, that's all fine and good, and there have been many cases where meditation can have a remarkable effect on the body. My teacher had a student — a woman in her fifties — who was diagnosed with cancer more than 15 years ago. The doctors at the time gave her only a few months to live, and yet through her practice of meditation she is still alive today. She focused her practice on the theme that, 'although her body may be sick, her mind doesn't have to be.' A few years ago I visited her in the hospital the day after she had had a kidney removed. She was sitting up in bed, bright and aware, as if nothing happened at all. I asked her if there was any pain, and she said yes, 24 hours a day, but that she didn't let it make inroads on her mind. In fact, she was taking her illness much better than her husband, who didn't meditate, and who was so concerned about the possibility of losing her that he became ill, and she had to take care of him.

Bạn phải biết rõ ràng về một điểm: Mục đích của thiền là để tìm thấy hạnh phúc và bình an trong tâm trí, biệt lập với cơ thể hoặc những thứ khác xảy ra ở bên ngoài. Mục tiêu của bạn là tìm một cái gì đó vững chắc mà bạn có thể phụ thuộc vào bất kể có vấn đề gì xảy ra với cơ thể. Nếu nó xảy ra như vậy thông qua thiền định của bạn, bạn có thể thực hiện cách chữa vật lý, đó là điều tốt đẹp nhất, và đã có nhiều trường hợp thiền định có thể có tác động đáng kể trên cơ thể. Thầy của tôi có một đệ tử — một phụ nữ ở tuổi ngũ tuần — cô đã được chẩn đoán bị ung thư hơn 15 năm trước đây. Các bác sĩ ở thời điểm đó đã cho là cô chỉ có thể sống được thêm một vài tháng, nhưng thông qua thực hành thiền định, cô vẫn còn sống đến ngày nay. Cô tập trung sự thực hành của mình về chủ đề ‘mặc dù cơ thể của cô có thể bị bệnh, nhung tâm trí cô không có bệnh.' Một vài năm trước, tôi đến thăm cô trong bệnh viện một ngày sau khi cô đã bị loại bỏ một quả thận. Cô đang ngồi trên giường, tươi sáng và tỉnh táo, như không có gì xảy ra cả. Tôi hỏi cô ấy có cảm thấy đau đớn không, và cô ấy nói có, 24 giờ một ngày, nhưng cô không để cho nó xâm nhập vào tâm trí mình. Trong thực tế, cô chiu đựng căn bệnh của mình tốt hơn nhiều so với chồng của cô, ông ấy không thiền định, và ông đã rất lo ngại về khả năng mất cô đến độ ông bị bệnh, và cô phải chăm sóc chồng mình.

Cases like this are by no means guaranteed, though, and you shouldn't really content yourself just with physical survival — for as I said earlier, if this disease doesn't get you, something else will, and you're not really safe until you've found the treasure in the mind that is unaffected even by death. Remember that your most precious possession is your mind. If you can keep it in good shape no matter what else happens around you, then you have lost nothing, for your body goes only as far as death, but your mind goes beyond it.

Tuy nhiên, các trường hợp như thế này không bảo đảm là luôn đưa đến kết quả tốt đẹ̣p, và bạn không nên chỉ biết hài lòng với sự tồn tại vật lý — vì như tôi đã nói trước đó, nếu bệnh này không xảy đến với bạn, một cái gì khác đó sẽ đến, và bạn không thực sự an toàn cho đến khi bạn tìm thấy kho báu trong tâm mà nó thậm chí không bị ảnh hưởng bởi cái chết. Hãy nhớ rằng sở hữu quý giá nhất của bạn là tâm của bạn. Nếu bạn có thể giữ nó luôn được vửng chắc cho dù có vấn đề gì khác xảy ra xung quanh bạn, thì bạn sẽ chẳng mất gì cả, vì cơ thể của bạn hoạt động lâu mấy thì cũng chỉ đến lúc chết, nhưng tâm của bạn còn đi xa hơn nữa.

So in examining what meditation can do for you, you should focus more on how it can help you to maintain your peace of mind in the face of pain, aging, illness and death, for these are things you're going to have to face someday no matter what. Actually, they are a normal part of life, although we have come to regard them as abnormalities. We've been taught that our birthright is eternal youth, health and beauty. When these things betray us, we feel that something is horribly wrong, and that someone is at fault — either ourselves or others. Actually, though, there's no one at fault. Once we are born, there is no way that aging, illness and death can't happen. Only when we accept them as inevitable can we begin to deal with them intelligently in such a way that we won't suffer from them. Look around you. The people who try hardest to deny their aging — through exercise, diet, surgery, makeup, whatever — they are the ones who suffer most from aging. The same holds true with illness and death.

Vì vậy, trong việc kiểm điểm những gì thiền định có thể làm cho bạn, bạn nên tập trung nhiều hơn vào cách nó có thể giúp bạn duy trì sự bình an của tâm khi đối mặt với đau đớn, già nua, bệnh tật và cái chết, vì đây là những điều mà bạn sẽ phải đối mặt một ngày nào đó không thể trốn tránh được. Trên thực tế, đó là chuyện bình thường của cuộc sống, mặc dù chúng ta luôn xem chúng như là bất thường. Chúng ta được dạy rằng cuộc sống của chúng ta sẽ mãi mãi được trẻ, có sức khỏe và sắc đẹp. Khi những điều này phản bội chúng ta, chúng ta cảm thấy rằng có cái gì đó sai lầm khủng khiếp, và rằng ai đó có lỗi — người đó là chính bản thân mình hoặc người nào khác. Nhưng thật ra không ai có lỗi cả. Một khi chúng ta được sinh ra, không có cách nào mà tuổi già, bệnh tật và cái chết không thể xảy ra. Chỉ khi chúng ta chấp nhận chúng như là không thể tránh khỏi, chúng ta mới có thể đối phó với chúng một cách thông minh để chúng ta sẽ không chịu đựng đau khổ vì chúng. Hảy nhìn xung quanh bạn. Những người cố gắng hết sức để từ chối sự lão hóa của họ — bằng cách tập thể dục, ăn kiêng, giải phẫu, trang điểm, bất cứ điều gì — họ là những người đau khổ nhất trong tuổi già. Điều này cũng đúng với bệnh tật và cái chết.

So now I would like to focus on how to use meditation to face these things and transcend them. First, pain. When it happens, you first have to accept that it's there. This in itself is a major step, since most people, when they encounter pain, try to deny it its right to exist. They think they can avoid it by pushing it away, but that's like trying to avoid paying taxes by throwing away your tax return: You may get away with it for a little while, but then the authorities are bound to catch on, and you'll be worse off than you were before. So the way to transcend pain is first to understand it, to get acquainted with it, and this means enduring it. However, meditation can offer a way of detaching yourself from the pain while you are living with it, so even though it's there, you don't have to suffer from it.

Vì vậy, bây giờ tôi muốn tập trung vào việc làm thế nào để sử dụng thiền định để đối mặt với những điều này và vượt qua chúng. Đầu tiên là đau đớn. Khi điều đó xảy ra, trước tiên bạn phải chấp nhận rằng nó ở đó. Điều này tự nó là một bước tiến quan trọng, vì hầu hết mọi người, khi họ gặp phải cơn đau, họ cố gắng phủ nhận sự hiện diện của nó. Họ nghĩ rằng họ có thể tránh nó bằng cách đẩy nó đi, nhưng đó là giống như cố gắng để tránh phải trả thuế bằng cách ném đi đơn khai thuế của bạn: Bạn có thể trốn được nó trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó các cơ quan chức năng sẽ săn lùng để bắt bạn, và bạn sẽ còn bị tồi tệ hơn trước. Vì vậy, cách để vượt qua nỗi đau là đầu tiên phải hiểu nó, làm quen với nó, và điều này có nghĩa là chịu đựng nó. Tuy nhiên, thiền định có thể cung cấp một cách để tách mình khỏi những đau đớn trong khi bạn đang sống chung với nó, vì vậy mặc dù nó ở đó, bạn không cần phải chịu đau khổ từ nó.

First, if you master the technique of focusing on the breath and adjusting it so that it's comfortable, you find that you can choose where to focus your awareness in the body. If you want, you can focus it on the pain, but in the earlier stages its best to focus on the parts of the body that are comfortable. Let the pain have the other part. You're not going to drive it out, but at the same time you don't have to move in with it. Simply regard it as a fact of nature, an event that is happening, but not necessarily happening to you.

Đầu tiên, nếu bạn nắm vững kỹ thuật tập trung vào hơi thở và điều chỉnh để cho nó thoải mái, bạn thấy rằng bạn có thể chọn nơi để tập trung sự nhận thức của bạn trong cơ thể. Nếu bạn muốn, bạn có thể tập trung nó vào chỗ đau , nhưng trong những giai đoạn đầu tốt nhất là tập trung vào các bộ phận của cơ thể nơi mà bạn cảm thấy thoải mái. Hãy để những cơn đau qua một bên. Bạn sẽ không lôi nó ra, nhưng đồng thời bạn không phải đi theo nó. Đơn giản chỉ cần xem nó như là một thực tế hiển nhiên, một sự kiện đang xảy ra, nhưng không nhất thiết phải xảy ra với bạn.

Another technique is to breathe through the pain. If you can become sensitive to the breath sensations that course through the body each time you breathe, you will notice that you tend to build a tense shell around the pain, where the energy in the body doesn't flow freely. This, although it's a kind of avoidance technique, actually increases the pain. So think of the breath flowing right through the pain as you breathe in and out, to dissolve away this shell of tension. In most cases, you will find that this can relieve the pain considerably. For instance, when I had malaria, I found this very useful in relieving the mass of tension that would gather in my head and shoulders. At times it would get so great that I could scarcely breath, so I just thought of the breath coming in through all the nerve centers in my body — the middle of the chest, the throat, the middle of the forehead and so forth — and the tension would dissolve away. However, there are some people though who find that breathing through the pain increases the pain, which is a sign that they are focusing improperly. The solution in that case is to focus on the opposite side of the body. In other words, if the pain is in the right side, focus on the left. If it's in front, focus on the back. If it's in your head — literally — focus on your hands and feet. (This technique works particularly well with migraine, by the way: If, for example, your migraine is on the right side, focus on the breath sensations the left side of your body, from the neck on down.)

Một kỹ thuật khác là thở qua chỗ đau. Nếu bạn có thể trở nên nhạy cảm với cảm giác hơi thở luân lưu qua cơ thể mỗi khi bạn thở, bạn sẽ thấy rằng bạn có xu hướng tạo một lớp vỏ căng thẳng xung quanh chỗ đau, nơi năng lượng trong cơ thể không chảy tự do. Điều này, mặc dù là một loại kỹ thuật tránh, nhưng thật ra lại làm tăng sự đau đớn. Vì vậy, hảy nghĩ rằng hơi thở chảy xuyên qua chỗ đau khi thở vào và ra, để làm tan đi lớp vỏ căng thẳng này. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ thấy rằng điều này có thể làm giảm đau đáng kể. Ví dụ, khi tôi bị bệnh sốt rét, tôi thấy điều này rất hữu ích trong việc làm giảm khối căng thẳng tụ tập ở đầu và vai của tôi. Đôi khi nó mạnh đến độ tôi cảm thấy khó thở, vì vậy tôi chỉ nghĩ đến hơi thở đi vào thông qua tất cả các trung tâm thần kinh của tôi — giữa ngực, cổ họng , giữa trán, vv — và sự căng thẳng tan đi. Tuy nhiên, có một số người thấy rằng thở qua chỗ đau càng làm tăng sự đau đớn, đó là dấu hiệu cho thấy họ tập trung không đúng. Giải pháp trong trường hợp đó là tập trung ở phía đối diện của cơ thể. Nói cách khác, nếu cơn đau ở phía bên phải, tập trung vào bên trái. Nếu nó ở phía trước, tập trung ở mặt sau. Nếu đó là trong đầu của bạn — theo nghĩa đen — tập trung vào bàn tay và bàn chân của bạn. (Kỹ thuật này đặc biệt tốt với chứng đau nửa đầu, bằng cách này: Nếu, ví dụ, cơn đau đầu của bạn là ở phía bên phải, tập trung vào những cảm giác hơi thở phía bên trái của cơ thể, từ cổ trở xuống.)

As your powers of concentration become stronger and more settled, you can begin analyzing the pain. The first step is to divide it into its physical and mental components. Distinguish between the actual physical pain, and the mental pain that comes along with it: The sense of being persecuted — justly or unjustly — the fear that the pain may grow stronger or signal the end, whatever. Then remind yourself that you don't have to side with those thoughts. If the mind is going to think them, you don't have to fall in with them. Then, when you stop feeding them, you'll find that after a while they'll begin to go away, just like a crazy person coming to talk with you. If you talk with the crazy person, after a while you'll go crazy too. If however, you let the crazy person chatter away, but don't join in the conversation, after a while the crazy person will leave you alone. It's the same with all the garbage thoughts in your mind.

Khi sức mạnh của sự tập trung của bạn trở nên mạnh mẽ và ổn định hơn, bạn có thể bắt đầu phân tích sự đau đớn. Bước đầu tiên là phân chia nó thành hai thành phần: vật chất và tinh thần. Phân biệt giữa cơn đau thật sự của thể chất, và nỗi đau tinh thần đi cùng với nó: Cảm giác bị bức hại — một cách công bằng hay không công bằng — lo sợ rằng cơn đau có thể phát triển mạnh hơn hoặc đó là tín hiệu cuối cùng, vì bất cứ điều gì. Rồi nhắc nhở bản thân rằng bạn không cần phải nghe theo những suy nghĩ đó. Cho dù tâm có nghĩ về chúng, bạn không phải lao theo chúng. Khi bạn không còn để ý đến những tư tưởng đó, bạn sẽ thấy rằng sau một thời gian chúng sẽ bắt đầu ra đi, giống như một người điên đến nói chuyện với bạn. Nếu bạn nói chuyện với người điên, đến một lúc nào đó bạn cũng sẽ điên luôn. Tuy nhiên, nếu bạn để cho người điên nói nhảm một mình va không tham gia cuộc trò chuyện, sau một thời gian người điên sẽ để cho bạn yên. Nó cũng tương tự như vậy đối với mọi suy nghĩ linh tinh trong tâm trí bạn.

As you strip away all the mental paraphernalia surrounding your pain — including the idea that the pain is yours or is happening to you — you find that you finally come down to the label that simply says, This is a pain and it's right there. When you can get past this, that's when your meditation undergoes a breakthrough. One way is to simply notice that this label will arise and then pass away. When it comes, it increases the pain. When it goes, the pain subsides. Then try to see that the body, the pain and your awareness are all three separate things — like three pieces of string that have been tied into a knot, but which you now untie. When you can do this, you find that there is no pain that you cannot endure.

Khi bạn lột bỏ tất cả các trang bị tinh thần bọc quanh nỗi đau đớn của bạn — bao gồm cả ý tưởng rằng sự đau đớn là của bạn hay đang xảy ra với bạn — bạn thấy rằng cuối cùng chỉ đơn giản có một điều: đây là một cơn đau và nó phải có. Khi bạn có thể vượt qua điều này, đó là khi thiền của bạn trải qua một bước đột phá. Một cách để đối phó là chỉ đơn giản nhận rằng điều này sẽ phát sinh và sau đó qua đi. Khi nó đến, nó làm tăng sự đau đớn. Khi nó đi, cơn đau giảm xuống. Sau đó cố gắng thấy rằng cơ thể, sự đau đớn và nhận thức của bạn là ba điều riêng biệt — như ba phần của chuỗi đã được thắt lại thành một cái nút, nhưng mà bây giờ bạn tháo gở nó ra. Khi bạn có thể làm điều này, bạn thấy rằng không có nỗi đau nào mà bạn không thể chịu đựng được.

Another area where meditation can help you is to live with the simple fact of your body being ill. For some people, accepting this fact is one of the hardest parts of illness. But once you have developed a solid center in your mind, you can base your happiness there, and begin to view illness with a lot more equanimity. We have to remember that illness is not cheating us out of any-thing. It's simply a part of life. As I said earlier, illness is normal; health is miracle. The idea of all the complex systems of the body functioning properly is so improbable that we shouldn't be surprised when they start breaking down.

Many people complain that the hardest part of living with a disease like AIDS or cancer is the feeling that they have lost control over their bodies, but once you gain more control over you mind, you begin to see that the control you thought you had over you body was illusory in the first place. The body has never entered into an agreement with you that it would do as you liked. You simply moved in, forced it to eat, walk, talk, etc., and then thought you were in charge. But even then it kept on doing as it liked — getting hungry, urinating, defecating, passing wind, falling down, getting injured, getting sick, growing old. When you reflect on the people who think they have the most control over their bodies, like bodybuilders, they're really the most enslaved, having to eat enough each day to keep ten Somalians alive, having to push and pull on metal bars for hours, expending all their energy on exercises that don't go anywhere at all. If they don't, their pumped-up bodies will deflate in no time flat.

Một lĩnh vực khác mà thiền định có thể giúp bạn là đơn giản sống với thực tế của căn bệnh trong thân. Đối với một số người, chấp nhận thực tế này là một trong những phần khó khăn nhất khi bị bệnh. Nhưng một khi bạn đã phát triển được một nội tâm vững chắc, bạn có thể an tâm ở đó, và bắt đầu quan sát bệnh với tâm trạng rất thanh thản. Chúng ta phải nhớ rằng bệnh không lừa dối để ràng buộc chúng ta vào bất kỳ điều gì. Nó chỉ đơn giản là một phần của cuộc sống. Như tôi đã nói trước đó, bệnh tật là bình thường; sức khỏe là điều kỳ diệu. Cái ý tưởng cho rằng toàn bộ các hệ thống phức tạp của cơ thể hoạt động hữu hiệu là điều vô lý không thể xảy ra vì vậy chúng ta không nên ngạc nhiên khi thấy chúng bắt đầu bị lung lay.

Nhiều người phàn nàn rằng phần khó khăn nhất của cuộc sống với một căn bệnh giống như AIDS hay ung thư là cảm giác rằng mình đã bị mất quyền kiểm soát cơ thể, nhưng một khi bạn an tâm được nhiều hơn, bạn bắt đầu thấy rằng sự kiểm soát mà bạn nghĩ rằng bạn đã có đối với thân thật ra chỉ là ảo tưởng lúc đầu mà thôi. Thân không bao giờ tham gia vào một thỏa thuận với bạn rằng nó sẽ làm như bạn thích. Bạn chỉ đơn giản là nắm lấy nó, buộc nó ăn, đi đứng, nói chuyện, vv, và rồi nghĩ rằng bạn chịu trách nhiệm. Nhưng thậm chí sau đó nó tiếp tục làm như nó thích - thấy đói, đi tiểu tiện, xì hơi, té ngã, bị thương, bị ốm, già nua. Khi bạn quán chiếu về những người nghĩ rằng họ có sự kiểm soát nhất trên cơ thể của họ, như tập thể hình, họ thực sự là bị nô lệ nhất, phải ăn đủ mỗi ngày để nuôi mười tên cướp biển Somalians (Thậ̣p Ác) sống, phải đẩy và kéo các thanh sắc trong nhiều giờ, mở rộng tất cả năng lượng của mình vào các bài tập mà không đi đến đâu hết. Nếu họ không làm như vậy, cơ thể đã được thổi phồng của họ sẽ nhanh chóng bị xẹp xuống.

So an important function of meditation — in giving you a solid center that provides you a vantage point from which to view life in its true colors — is that it keeps you from feeling threatened or surprised when the body begins to reassert its independence. Even if the brain starts to malfunction, the people who have developed mindfulness through meditation can be aware of the fact, and let go of that part of their bodies too. One of my teacher's students had to undergo heart surgery, and apparently the doctors cut off one of the main arteries going to his brain. When he came to, he could tell that his brain wasn't working right, and it wasn't long before he realized that it was affecting his perception of things. For instance, he would think that he had said something to his wife, would get upset when she didn't respond, when actually he had only thought of what he wanted to say without really saying anything at all. When he realized what was happening, he was able to muster enough mindfulness to keep calm and simply watch what was going on in his brain, reminding himself that it was a tool that wasn't working quite right, and not getting upset when things didn't jive. Gradually he was able to regain his normal use of his faculties, and as he told me, it was fascinating to be able to observe the functioning and malfunctioning of his brain, and to realize that the brain and the mind were two separate things.

Vì vậy, một chức năng quan trọng của thiền định — trong việc cho bạn một tâm điểm vững chắc và thuận lợi mà từ đó bạn có thể xem cuộc sống trong màu sắc thật sự của nó — là nó giúp bạn tránh khỏi cảm giác bị đe dọa hay ngạc nhiên khi cơ thể bắt đầu tái khẳng định sự độc lập của mình. Ngay cả khi não bắt đầu trục trặc, những người đã phát triển chánh niệm qua thiền định có thể nhận thức được sự thật, và để cho phần đó của cơ thể của họ ra đi luôn. Một trong những học trò của thầy tôi đã phải trải qua phẫu thuật tim, và dường như các bác sĩ cắt bỏ một trong những động mạch chính đi tới não của ông. Khi tỉnh lại, ông có thể nói rằng bộ não của ông đã không làm việc đúng, và không lâu sau đó ông nhận ra rằng nó đã ảnh hưởng đến nhận thức của mình về mọi thứ. Ví dụ, ông nghĩ rằng ông đã nói gì đó với vợ mình, và cảm thấy buồn khi cô không trả lời, khi thực sự ông chỉ nghĩ về những gì mình muốn nói mà thật ra không nói gì cả. Khi ông nhận ra những gì đang xảy ra, ông đã chú tâm vào chánh niệm để giữ bình tĩnh và nhìn xem những gì đang diễn ra trong bộ não của mình, nhắc nhở mình rằng đó là một công cụ đã không làm việc đúng lắm, và không bị khó chịu khi mọi thứ đã không được trôi chảy. Dần dà ông đã có thể điều khiển được não bộ của mình như thường lệ, và ông nói với tôi, thật là thú vị khi có thể quan sát các hoạt động và trục trặc của bộ não của mình, và nhận ra rằng bộ não và tâm là hai thứ riêng biệt.

And finally we come to the topic of death. As I said earlier, one of the important stages of meditation is when you discover within the mind a knowing core that does not die at the death of the body. If you can reach this point in your meditation, then death poses no problem at all. Even if you haven't reached that point, you can prepare yourself for death in such a way that you can die skillfully, and not in the messy way that most people die.

Và cuối cùng, chúng ta đi đến chủ đề của cái chết. Như tôi đã nói trước đó, một trong những giai đoạn quan trọng của thiền định là khi bạn phát hiện ra cốt lõi của tâm thức của bạn không chết cùng với cơ thể. Nếu bạn có thể đạt được điểm này trong lúc hành thiền, thì chết không gây ra vấn đề gì cả. Thậm chí nếu bạn chưa đạt tới điểm đó, bạn có thể chuẩn bị cho mình chết trong một cách mà bạn có thể chết thật khéo léo, và không phải theo cách lộn xộn mà hầu hết mọi người khi chết sẽ trải nghiệm.

When death comes, all sorts of thoughts are going to come crowding into your mind — regret about things you haven't yet been able to do, regret about things you did do, memories of people you have loved and will have to leave. I was once almost electrocuted, and although people who saw it happening said that it was only a few seconds before the current was cut off, to me it felt like five minutes. Many things went through my mind in that period, beginning with the thought that I was going to die of my own stupidity. Then I made up my mind that, if the time had come to go, I'd better do it right, so I didn't let my mind fasten on any of the feelings of regret, etc., that came flooding through the mind. I seemed to be doing OK, and then the current ceased.

Khi cái chết đến, đủ mọi loại tư tưởng sẽ dồn dập đi vào tâm trí của bạn — tiếc nuối về những điều bạn chưa thể làm được, hối tiếc về những điều bạn đã làm, ký ức của những người mà bạn đã yêu thương và sẽ phải rời khỏi. Tôi đã một lần gần như bị điện giật, và mặc dù những người nhìn thấy nó xảy ra cho biết rằng đó chỉ là một vài giây trước khi dòng điện được cắt bỏ, với tôi thì cảm thấy như năm phút. Nhiều thứ đã đi qua tâm trí của tôi trong khoảng thời gian đó, bắt đầu với ý nghĩ rằng tôi sẽ chết vì sự ngu ngốc của riêng tôi. Sau đó, tôi quyết tâm rằng, nếu đã đến lúc phải đi, tôi muốn tốt hơn làm điều đó đúng, vì vậy tôi đã không để tâm trí của tôi bị cột vào bất kỳ cảm giác hối tiếc nào, vv , đang ào ạt đi qua tâm. Tôi dường như làm được việc này, và sau đó thì dòng điện không còn nữa.

If you haven't been practicing meditation, this sort of experience can be overwhelming, and the mind will latch on to whatever offers itself and then will get carried away in that direction. If, though, you have practiced meditation, becoming skillful at letting go of your thoughts, or knowing which thoughts to hang onto and which ones to let pass, you'll be able to handle the situation, refusing to fall in line with any mental states that aren't of the highest quality. If your concentration is firm, you can make this the ultimate test of the skill you have been developing. If there's pain, you can see which will disappear first: the pain or the core of your awareness. You can rest assured that no matter what, the pain will go first, for that core of awareness cannot die.

Nếu bạn chưa từng thực hành thiền định, loại kinh nghiệm này có thể áp đảo bạn, và tâm sẽ bám vào bất cứ điều gì đến với nó và sau đó sẽ bị lôi cuốn theo hướng đó. Tuy nhiên, nếu bạn đã thực hành thiền định, bạn sẽ trở nên khéo léo trong việc buông bỏ những suy nghĩ của bạn, hoặc biết chọn tư tưởng nào để nắm bắt và cái nào phải vượt qua, bạn sẽ có khả năng xử lý tình huống, không để rơi vào bất kỳ trạng thái tâm thần nào mà không có chất lượng cao nhất. Nếu ṣư tập trung của bạn vững chắc, bạn có thể biến điều này thành thử nghiệm cuối cùng cho các kỹ năng mà bạn đã phát triển. Nếu có đau, bạn có thể thấy cái nào sẽ biến mất đầu tiên: sự đau đớn hay cốt lõi của nhận thức của bạn. Bạn có thể yên tâm rằng không có vấn đề gì, cơn đau sẽ ra đi đầu tiên, bởi vì cốt lõi của nhận thức không thể chết.

What all this boils down to is that, as long as you are able to survive, meditation will improve the quality of your life, so that you can view pain and illness with equanimity and learn from them. When the time comes to go, when the doctors have to throw up their hands in helplessness, the skill you have been developing in your meditation is the one thing that won't abandon you. It will enable to handle your death with finesse. Even though we don't like to think about it, death is going to come no matter what, so we should learn how to stare it down. Remember that a death well handled is one of the surest signs of a life well lived.

Tất cả những điều này được tóm lại như sau, miễn là bạn có thể tồn tại, thiền định sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn, do đó bạn có thể quan sát đau đớn và bệnh tật với sự thanh thản và học hỏi từ chúng. Khi đến thời gian ra đi, khi các bác sĩ phải bó tay trong bất lực, các kỹ năng bạn đã phát triển được trong thiền định là một điều sẽ không bỏ rơi bạn. Nó sẽ giúp bạn xử lý cái chết với sự khéo léo. Mặc dù chúng ta không muốn nghĩ về nó, cái chết sẽ đến cho dù có vấn đề gì hay không, vì vậy chúng ta nên tìm hiểu làm thế nào để quan sát nó. Hãy nhớ rằng một cái chết được xử lý tốt là một trong những dấu hiệu chắc chắn nhất cho thấy chúng ta đã có một cuộc sống tốt.

So far I've been confining my remarks to the problems faced by people with AIDS and other life threatening illnesses, and haven't directly addressed the problems of people caring for them. Still, you should have been able to gather some useful points for handling such problems. Meditation offers you a place to rest and gather your energies. It also can help give you the detachment to view your role in the proper light. When an ill person relapses or dies, it's not a sign of failure on the part of the people caring for him. Your duty, as long as your patient is able to survive, is to do what you can to improve the quality of his/her life. When the time comes for the patient to go, your duty is to help improve the quality of his death.

An old man who had been meditating for many years once came to say farewell to my teacher soon after he had learned that he had an advanced case of cancer. His plan was to go home and die, but my teacher told him to stay and die in the monastery. If he went home, he would hear nothing but his nieces and nephews arguing over the inheritance, and it would put him in a bad frame of mind. So we arranged a place for him to stay, and had his daughter, who was also a meditator, look after him. It wasn't long before his body systems started breaking down, and on occasion it looked like the pain was beginning to overwhelm him, so I had his daughter whisper meditation instructions into his ear, and to chant his favorite Buddhist chants by his bedside. This had a calming effect on him, and when he did die — at 2 a.m. one night — he seemed calm and fully aware. As the daughter told me the next morning, she didn't feel any sadness or regret, for she had done her very best to make his death as smooth a transition as possible.

Cho đến lúc này tôi vẫn đặt những nhận xét của tôi vào các vấn đề mà những người có bệnh AIDS và các loại bệnh có nguy cơ đe dọa cuộc sống phải đối mặt, và đã không trực tiếp giải quyết các vấn đề của những người chăm sóc cho họ. Tuy nhiên, bạn đã có thể thu thập một số điểm hữu ích để xử lý những vấn đề như vậy. Thiền cung cấp cho bạn một nơi để nghỉ ngơi và tập trung năng lượng của bạn. Nó cũng có thể giúp cung cấp cho bạn một sự độc lập để xem vai trò của bạn trong một phương cách thích hợp. Khi một người bệnh bị trở bệnh trầm trọng hoặc chết đi, nó không phải là một dấu hiệu của sự thất bại của người chăm sóc cho anh ấy. Nhiệm vụ của bạn, miễn là bệnh nhân của bạn có thể sống sót, là làm những gì bạn có thể để nâng cao chất lượng cuộc sống của anh/cô ấy. Khi đến thời gian bệnh nhân phải đi, nhiệm vụ của bạn là giúp cải thiện chất lượng của cái chết của anh.

Một ông già đã thiền định trong nhiều năm, một hôm ông đến để nói lời chia tay với thầy của tôi ngay sau khi ông biết được rằng ông đã ở thời kỳ trầm trọng của bệnh ung thư. Kế hoạch của ông là về và chết ở nhà, nhưng thầy tôi nói với ông ấy ở lại và chết trong tu viện. Nếu ông ấy về nhà, ông sẽ chỉ nghe thấy các cháu gái và cháu trai tranh cãi về quyền thừa kế của mình, và điều đó sẽ tạo ra một ấn tượng xấu trong tâm. Vì vậy, chúng tôi sắp xếp một chỗ cho ông ở lại, và con gái của ông, cũng là một thiền giả, chăm sóc ông. Không lâu sau đó khi hệ thống cơ thể của ông bắt đầu bị hư hỏng, và khi trông giống như cơn đau đã bắt đầu áp đảo ông, tôi đã khuyên con gái của ông ngồi bên cạnh giường, thì thầm hướng dẫn thiền vào tai ông, và tụng những kinh Phật mà ông ưa thích. Điều này có tác dụng làm dịu tâm tri ông, và khi ông chết — lúc 2 giờ sáng một đêm — ông dường như bình tĩnh và nhận thức đầy đủ. Khi con gái của ông nói với tôi sáng hôm sau, rằng cô không cảm thấy bất kỳ nỗi buồn hay hối tiếc, vì cô đã làm hết sức mình để giúp cho cái chết của ông đi qua một quá trình chuyển đổi trơn tru nhất có thể.

If you can have a situation where both the patient and the caregiver are meditators, it makes things a lot easier on both sides, and the death of the patient does not necessarily have to mean the death of the caregiver's ability to care for anyone else.

Nếu bạn có thể có một tình huống mà cả bệnh nhân và người chăm sóc là hành giả, nó làm cho mọi thứ dễ dàng hơn rất nhiều trên cả hai mặt, và cái chết của bệnh nhân không nhất thiết phải có nghĩa là sự đánh mất khả năng chăm sóc cho bất cứ ai khác của người hành gỉa chăm sóc.

That covers the topics I wanted to deal with. I'm afraid that some of you will find my remarks somewhat downbeat, but my purpose has been to help you look clearly at the situation facing you, either as an ill person or as someone caring for one. If you avoid taking a good, hard look at things like pain and death, they can only make you suffer more, since you've refused to prepare yourself for them. Only when you see them clearly, get a strong sense of what's important and what's not, and hold firmly to your priorities: only then can you transcend them.

Đến đây là bao gồm các chủ đề tôi muốn thảo luận. Tôi sợ rằng một số bạn sẽ tìm thấy những nhận xét của tôi hơi u sầu, nhưng mục đích của tôi là giúp bạn nhìn rõ tình huống mà bạn cần phải đối diện, như là một người bệnh hoặc một người chăm sóc cho bệnh nhân. Nếu bạn tránh có một cái nhìn đúng đắn vào những thứ như đau đớn và cái chết, nó chỉ có thể làm cho bạn đau khổ hơn, vì bạn đã từ chối để chuẩn bị mình cho những điều đó. Chỉ khi bạn nhìn thấy chúng rõ ràng, có được một ý thức mạnh mẽ về những gì là quan trọng và những gì không, và giữ vững những ưu tiên của mình: chỉ đến lúc đó bạn mới có thể vượt qua chúng.

Many people find that the diagnosis of a fatal illness enables them to look at life clearly for the first time, to get some sense of what their true priorities are. This in itself can make a radical improvement in the quality of their lives — its simply a shame that they had to wait to this point to see things clearly. But whatever your situation, I ask that you try to make the most of it in terms of improving the state of your mind, for when all else leaves you, that will stay. If you haven't invested your time in developing it, it won't have much to offer you in return. If you've trained it and cared for it well, it will repay you many times over. And, as I hope I have shown, meditation has much to offer as a tool in helping you to solidify your state of mind and enable it to transcend everything else that may come its way.

Thank you for your attention.

Nhiều người thấy rằng việc chẩn đoán một bệnh hiểm nghèo cho phép họ nhìn vào cuộc sống rõ ràng ngay lần đầu tiên, để cảm thấy được những gì là ưu tiên thực sự của họ. Điều này tự nó có thể làm nên một cải tiến căn bản có chất lượng cho cuộc sống của họ — rất tiếc là họ phải chờ đến thời điểm này mới nhìn thấy mọi việc rõ ràng. Nhưng bất kể tình huống của bạn là gì, tôi yêu cầu bạn cố gắng làm hết sức trong việc cải thiện trạng thái tinh thần của bạn, vì khi tất cả mọi thứ khác rời bạn, tâm thức sẽ ở lại. Nếu bạn chưa đầu tư thời gian của bạn trong việc phát triển nó, nó sẽ không có gì nhiều để cung cấp lại cho bạn. Nếu bạn đã đào tạo được nó và chăm sóc nó tốt, nó sẽ trả lại cho bạn nhiều lần hơn. Và, như tôi hy vọng tôi đã chỉ ra, thiền có nhiều điều để cung cấp như một công cụ trong việc giúp bạn củng cố tâm trạng của bạn và cho phép nó vượt qua tất cả mọi thứ khác có thể đi theo trên đường của nó.

Cảm ơn sự quan tâm của bạn.

Thanissaro Bhikkhu
(Geoffrey DeGraff)
Metta Forest Monastery
Valley Center, CA 92082-1409

Tỳ Khưu Thanissaro
(Geoffrey DeGraff)
Tu Viện Metta Forest
Valley Center, CA 92082-1409

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Tư 1-7-2015

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |