The sudden entry into general circulation of a familiar term with a new ambience of meaning often has a significance that goes beyond mere philological curiosity. Since language is molded by thought at a level prior to and more basic than that of deliberate design, such changes in linguistic currency may well signal deeper changes taking place in the mental make-up of those who use the term. They can be seen as barometric indicators of transformations in the sphere of consciousness — in our patterns of thinking, in our attitudes, in our goals.

If there is one term that might be chosen to characterize the intellectual and moral climate of the present day, it would be the word "openness." This seemingly colorless word has come to mark the fulfillment of the centuries-long struggle against the oppressive weight of established tradition in so many diverse departments of human concern. Its three syllables are a hymn of victory for the triumph of the empirical method over formulated dogma as the key to knowledge, for the primacy of individual conscience over prescribed morality in the domain of ethics, and in our private lives, for the replacement of the reign of the superego by a new-found liberty to explore the subterranean channels of impulse and desire in whatever direction they might lead.

Sự đột ngột bước vào lưu hành phổ thông của một từ ngữ quen thuộc với âm hưởng mới về ý nghĩa thường có tầm quan trọng vượt ra ngoài sự tò mò triết lý suông. Kể từ khi ngôn ngữ được đúc bởi suy nghĩ ở mức độ trước và căn bản hơn so với sáng kiến có chủ ý, sự thay đổi như vậy trong việc truyền bá ngôn ngữ có thể báo hiệu những thay đổi sâu sắc hơn đang diễn ra trong sự kết cấu tư tưởng của những người sử dụng từ ngữ. Chúng có thể được coi như là chỉ số đo lường của những biến đổi trong lĩnh vực ý thức — trong mô hình suy nghĩ của chúng ta, trong thái độ của chúng ta, trong mục tiêu của chúng ta.

Nếu có một từ ngữ có thể được chọn để thể hiện cái không khí trí tuệ và đạo đức đương đại, nó sẽ là danh từ "cởi mở". Từ ngữ trông có vẻ tầm thường này đã đến để đánh dấu việc hoàn thành cuộc tranh đấu kéo dài hàng thế kỷ chống lại gánh nặng của truyền thống vốn có trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của mối quan tâm của nhân loại. Ba âm điệu của nó là một bài ca chiến thắng cho cuộc khải hoàn của phương pháp thực nghiệm trong việc đè bẹp giáo điều định sẵn như là chìa khóa mở cửa kiến thức, cho tính ưu việt của lương tâm cá nhân đè bẹp đạo đức qui định trong lĩnh vực luân lý, và trong cuộc sống riêng tư của chúng ta, cho việc̣ thay thế sự thống trị của định kiến lương tâm bằng một sự tự do mới tìm thấy để khám phá những dòng chảy ngầm của động lực và khao khát trong bất kỳ hướng nào mà chúng có thể dẫn dắt.

Perhaps most importantly, the notion of openness also points to a particular attitude toward experience, an attitude which has quietly permeated our culture so thoroughly that it now seems almost an innate human disposition. Briefly, this attitude might be described as a soft and affable affirmation of experience in its totality, coupled with a pliant receptivity to its full range of forms. This attitude, it must be stressed, only rarely solidifies into a consciously held conviction; more typically it lingers in the background of the mind as an unverbalized intuition, a fluid and shifting orientation toward the world. Historically rooted in the widespread decline of belief structures centered upon a transcendent goal of human life and an objectively grounded scale of values, the philosophy of openness takes all truth to be relative, all values personal and subjective. Thus it holds that our task in life is to open ourselves as fully as we can to the unfolding miracle of existence and to celebrate its infinite possibilities.

The spread of this attitude through the general culture has left its stamp on current interpretations of Buddhism as well. We thus find that for many of today's Buddhist teachers the Dhamma is essentially a method for arriving at the consummation of all that the notion of openness implies. From this perspective Buddhism is not a doctrine with its own distinct body of tenets, not a discipline guiding us to a supramundane goal, but a tool for opening to the here and now. The most basic flaw at the bottom of human suffering, it is held, is our tendency to close ourselves off from experience, to lock ourselves with our concepts and judgments into a limited compartment of reality. By developing through meditation a non-discriminating "choiceless" awareness which allows whatever arises to hold its ground, we are enabled to break through our constraints and merge with the stream of events, to dance with the "ten thousand things" — accepting them all yet without clinging to them.

Có lẽ quan trọng nhất là, khái niệm về tính cởi mở cũng chỉ vào một thái độ riêng biệt đối với kinh nghiệm, một thái độ đã lặng lẽ thấm vào văn hóa của chúng ta triệt để đến độ bây giờ có vẻ gần như là một đặc tính bẩm sinh của nhân loại. Tóm lại, thái độ này có thể diễn tả như một khẳng định nhẹ nhàng và thân thiện của kinh nghiệm trong toàn bộ của nó, cùng với sự tiếp thu uyển chuyển đến tận cùng của hình thức của nó. Thái độ này, cần phải nhấn mạnh, hiếm khi đặc lại thành một niềm tin vững chắc; thường thì nó nương náu trong tiềm thức như một trực giác thầm lặng, một định hướng trôi chảy và chuyển hướng về thế giới. Trong lịch sử bắt nguồn từ sự suy giảm trên diện rộng của cấu trúc niềm tin tập trung vào một mục tiêu siêu việt của đời sống nhân loại và một tầm vóc qui mô khách quan của các giá trị, triết lý của sự cởi mở xem tất cả sự thật là tương đối, tất cả các giá tṛi là cá nhân và chủ quan. Do đó nó cho rằng nhiệm vụ của chúng ta trong cuộc đời là mở chính mình ra hết mức mà chúng ta có thể để thấy được sự huyền diệu đang phô bày của đời sống hiện hữu và để tán dương khả năng vô hạn của nó.

Sự lan tỏa của thái độ này qua nền văn hóa phổ quát cũng đã để lại dấu ấn của nó trên những diễn giải hiện tại của Phật Giáo. Vì vậy chúng ta thấy rằng đối với nhiều giảng sư Phật giáo ngày nay, Pháp là một phương pháp cần thiết cho việc đạt tới sự hoàn thành mọi thứ mà khái niệm của sự cởi mở ngụ ý đến. Từ quan điểm này Phật Giáo không phải là một học thuyết với một khối giáo lý riêng biệt của nó, không phải là một giới luật hướng dẫn chúng ta tới một mục tiêu siêu thế, mà là một công cụ để mở ra nơi đây và ngay bây giờ. Khuyết điểm căn bản nhất ở dưới đáy của sự đau khổ của nhân loại, đó là khuynh hướng muốn đóng chúng ta ra khỏi kinh nghiệm, khóa chúng ta với những khái niệm và phán đoán của mình vào trong một ngăn giới hạn của thực tế. Bằng cách phát triễn thông qua thiền định, một nhận thức không phân biệt "không lựa chọn", cho phép bất cứ điều gì nảy sinh được đứng vững, chúng ta có thẩm quyền vượt qua những hạn chế của mình và hòa nhập với dòng biến sự, để nhảy múa với "vạn vật" — chấp nhận tất cả nhưng không bám vào chúng.

While the advocates of openness are usually adroit in assimilating their principles to the classical Dhamma, a careful examination would reveal gaping differences between the two. Here I want to focus only on some crucial differences in their respective orientations toward experience. It should be noted at once that whereas the school of openness bids us to drop our discriminations, judgments and restraints in order to immerse ourselves in the dynamic flow of immediate experience, the Buddha prescribes an attitude toward experience that arises from carefully wrought judgments, employs precise discriminations, and issues in detachment and restraint. This attitude, the classical Buddhist counterfoil to the modern program of openness, might be summed up by one word found everywhere in the ancient texts. That word is heedfulness (appamada).

Heedfulness denotes an attitude of critical scrutiny directed toward one's own mind both in its internal movement and in its reactions to external affairs. The term suggests diligent effort and acute attentiveness, and it further sounds a note of moral caution and care. It thus implies, as the Buddha intended it to imply, that we are constantly exposed to danger — a danger born from within that becomes ever more imminent to the degree that we allow heedfulness to slip and we slide into its opposite: into heedlessness or negligence (pamada).

Trong khi những người ủng hộ sự cởi mở thường khéo léo trong việc hòa đồng các nguyên tắc của họ với Giáo Pháp cổ điển, một khám xét cẩn thận sẽ tiết lộ khoảng khác biệt giữa hai phái. Ở đây tôi chỉ muốn chú trọng đến một số khác biệt quan trọng trong định hướng riêng của mỗi phái đối với kinh nghiệm. Cần lưu ý ngay rằng trường phái cởi mở khuyến cáo chúng ta loại bỏ phân biệt, phán xét và kiềm chế để đắm mình trong dòng chảy năng động của kinh nghiệm trực tiếp, Đức Phật qui định một thái độ đối với kinh nghiệm, phát sinh từ việc phán xét một cách trui luyện cẩn thận, sử dụng phân biệt chính xác, và nhận định một cách vô tư và thận trọng. Thái độ này, trường phái Phật Giáo cổ điển chứng nhận phương thức hiện đại của sự cởi mở, có thể được tóm tắt bằng một danh từ tìm thấy ở khắp mọi nơi trong các văn bản cổ xưa. Từ ngữ đó là sự tỉnh thức (appamada).

Sự tỉnh thức biểu lộ một thái độ giám sát quan trọng hướng vào tâm của chính mình về cả biến chuyển bên trong lẫn phản ứng đối với những vấn đề bên ngoài. Từ ngữ này đề nghị một nỗ lực chuyên cần và chú tâm sâu sắc, và nó còn âm hưởng một sự lưu ý đến đức tính thận trọng và quan tâm. Vì thế nó ngụ ý, như Đức Phật muốn nó ngụ ý, rằng chúng ta liên tục tiếp xúc với nguy hiểm — nguy hiểm phát sinh từ bên trong mà càng trở nên cấp bách đến độ chúng ta để cho sự tỉnh táo trượt đi và chúng ta trượt theo hướng ngược lại: đi đến mất cảnh giác hay sơ xuất (pamada).

Such caution is necessary because deeds have consequences that extend beyond themselves. Whereas the school of openness tends to subordinate concern with the consequential aspect of action to a stress on abiding in the present moment, the classical Dhamma taught by the Buddha asks us to recognize that all willed actions, even our fleeting thoughts and impulses, are seeds with roots buried deep in the mind's beginningless past and with the potency to generate results in the distant horizons of the future. These long-range consequences of action are of enormous importance to us; for however far they might lie from our vision now, when the time comes for our deeds to ripen, it is we ourselves who must experience their fruits. As these fruits are invariably determined by the moral quality of our actions, diligent self-examination — that is, heedfulness — is urgently needed so that we may restrain ourselves from those deeds that seem pleasant but bear painful results, and so that we may apply ourselves to those deeds that may be difficult but yield long-term benefits.

Thận trọng như vậy là cần thiết bởi vì các hành động có hậu quả lan rộng vượt qua khỏi chúng. Trong khi trường phái cởi mở có khuynh hướng coi thường mối quan tâm với các khía cạnh hậu quả của hành động so với sự căng thẳng đang phải chịu đựng trong thời điểm hiện tại, Giáo pháp cổ điển dạy bởi Đức Phật đòi hỏi chúng ta phải nhận ra rằng tất cả mọi hành động có chủ ý, thậm chí các suy nghĩ thoáng qua và các nỗi xúc động, là những hạt giống với rễ chôn sâu trong quá khứ vô thủy của tâm và với tiềm năng tạo ra kết quả trong những chân trời xa xôi của tương lai. Những hậu quả lâu dài của hành động có tầm quan trọng rất lớn đối với chúng ta, cho dù chúng có thể nằm bao xa từ tầm nhìn của chúng ta bây giờ, đến khi những hành động của chúng ta chín muồi, đó chính là lúc chúng ta phải trải nghiệm quả của chúng. Như các quả này được quyết định một cách không thay đổi bởi phẩm chất đạo đức của các hành động của chúng ta, chuyên cần tự kiểm diểm — đó là, thức tỉnh — là rất cần thiết để chúng ta có thể kiềm chế mình từ những hành động có vẻ dễ chịu nhưng mang lại kết quả đau đớn, và để cho chúng ta đặt mình vào những hành động có thể khó khăn nhưng cho lợi ích lâu dài.

The mode of thinking based on openness rejects duality as a product of discrimination and deluded concepts. It tacitly presupposes that existence as such is ultimately benign; that beyond our deluded concepts, the rich and vivid diversity of forms has a single taste, a taste that is sweet. In contrast, the attitude of heedfulness is grounded upon the view that existence is textured through and through by dualities that are profound and inescapably real. The world bears testimony to this vision in the contrast between the charming, delightful surfaces of things and their underlying hollowness and inadequacy; our minds bear testimony in the ongoing contest between the wholesome mental factors and the unwholesome ones, between the upward urge for purification and the downward pull of the defilements. That this duality is not trivial is seen by the consequences: the one leads to Nibbana, the state of deliverance, the Deathless, while the other leads back into the round of repeated birth, samsara, which is also the realm of Mara, the Lord of Death.

Cách suy nghĩ dựa vào sự cởi mở không nhận nhị nguyên như là một sản phẩm của phân biệt và khái niệm lừa dối. Nó ngầm giả định rằng hiện hữu như thế là tuyệt đối vô hại; rằng bên ngoài những khái niệm giả tạo của chúng ta, sự đa dạng phong phú và sinh động của hình thức có một hương vị duy nhất, đó là vị ngọt. Trái lại, thái độ của tỉnh thức dựa vào cái nhìn cho rằng sự hiện hữu được kết cấu thông qua và thông qua bởi nhị nguyên là sự thật thâm sâu và không thể tránh được. Thế giới làm chứng cho quan điểm này trong sự tương phản giữa bề mặt thú vị quyến rũ của sự vật và sự nông cạn và thiếu sót căn bản của chúng; giữa niềm khao khát hướng thượng đến thanh tịnh và sự kéo xuống cùa ô trược phiền não. Rằng tính nhị nguyên này không phải là tầm thường, được nhìn thấy bởi các kết quả: một bên dẫn đến Niết Bàn, trạng thái giải thoát, Bất Tử, trong khi bên kia dẫn trở lại vòng sanh tử luân hồi, mà cũng là địa hạt của Mara, Thần Chết.

To practice heedfulness is to take full account of these dualities with their profound implications. The heedful person does not aim at a choiceless awareness open to existence in its totality, for to open oneself thus is to risk making oneself vulnerable to just those elements in oneself that keep one bound to the realm of Mara. The awareness developed through heedfulness is built upon a choice — a well-considered choice to abandon those qualities one understands to be detrimental and to develop in their place those qualities one understands to be beneficial, the states that lead to purity and peace.

Both in our outer involvements in the world and in the mind's internal procession of thought, imagination and emotion, there continually spreads before us a forked road. One branch of this fork beckons with the promise of pleasure and satisfaction but in the end leads to pain and bondage; the other, steep and difficult to climb, leads upward to enlightenment and liberation. To discard discrimination and judgment for an easy-going openness to the world is to blur the important distinction between these two quite different paths. To be heedful is to be aware of the dichotomy, and to strive to avoid the one and pursue the other. As the Buddha reminds us, heedfulness is the path to the Deathless, heedlessness is the path of Death.

Thực hành sự tỉnh thức là xem xét đầy đủ những tính chất nhị nguyên này với các hàm ý thâm sâu của chúng. Người tỉnh thức không nhắm đến nhận thức không lựa chọn, mở cửa cho sự hiện hữu trong toàn bộ của nó, vì để cởi chính mình như vậy là có nguy cơ làm tổn thương mình bởi những yếu tố trong bản thân, những gì làm cho ta bị ràng buộc với điạ hạt của Mara. Sự nhận thức phát triễn thông qua tỉnh thức được xây dựng dựa trên sự lựa chọn — một sự lựa chọn thật đắn đo để loại bỏ những phẩm chất mà ta hiểu là có hại và để phát triễn thay vào đó những phẩm chất mà ta hiểu là có lợi, trạng thái dẫn đến thanh tịnh và bình an.

Cả trong việc tham gia bên ngoài của chúng ta vào thế giới và trong tiến trình bên trong của suy nghĩ, tưởng tượng và cảm xúc ở trong tâm, luôn có một con đường chẻ hai trải ra trước mặt chúng ta. Một nhánh của con đường chẻ hai này vẩy gọi với lời hứa của niềm vui và sự hài lòng nhưng cuối cùng dẫn đến đau khổ và áp bức; cái kia, dốc và khó trèo, dẫn lên đến giác ngộ và giải thoát. Việc loại bỏ phân biệt và phán xét cho một sự cởi mở dễ dàng tới thế giới là để làm mờ sự khác biệt quan trọng giữa hai con đường hoàn toàn khác nhau này. Tỉnh thức là phải nhận biết được sự phân đôi, và phấn đấu để tránh một phía và theo đuổi phía bên kia. Như Đức Phật nhắc nhở chúng ta, tỉnh thức là con đường dẫn đến Bất Tử, không tỉnh thức là con đường của Sanh Tử.

©1990 Buddhist Publication Society.
You may copy, reformat, reprint, republish, and redistribute this work in any medium whatsoever, provided that: (1) you only make such copies, etc. available free of charge and, in the case of reprinting, only in quantities of no more than 50 copies; (2) you clearly indicate that any derivatives of this work (including translations) are derived from this source document; and (3) you include the full text of this license in any copies or derivatives of this work. Otherwise, all rights reserved. Documents linked from this page may be subject to other restrictions. BPS Newsletter cover essay no. 17 (Winter 1990-91). Last revised for Access to Insight on 5 June 2010.
©1990 Buddhist Publication Society.
Quý vị có thể làm bản sao, thay đổi hình dạng, in lại, xuất bản lại, và phân phối lại công trình này dưới bất cứ phương tiện nào, với điều kiện: (1) qúy vị chỉ làm các bản sao như vậy, v.v., sẵn miễn phí và, trong trường hợp in lại, chỉ với số lượng không quá 50 bản sao; (2) quý vị chỉ ra rõ ràng là bất kỳ dẫn xuất nào của công trình nghiên cứu này (bao gồm cả bản dịch) có nguồn gốc từ nguồn tài liệu này, và (3) quý vị bao gồm đầy đủ văn bản của giấy phép này trong bất kỳ bản sao hay các dẫn xuất của công việc này. Nếu không, phải tôn trọng bản quyền. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế. BPS Newsletter bài số 17 (Mùa Đông 1990-91). Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 5 tháng 6, năm 2010.

How to cite this document (a suggested style): "A Note on Openness", by Bhikkhu Bodhi. Access to Insight (Legacy Edition), 5 June 2010, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/bodhi/bps-essay_17.html .

Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "A Note on Openness - Luận Giải về sự Cởi Mở", bởi Bhikkhu Bodhi. Access to Insight (Legacy Edition), ngày 5 tháng 6 năm 2010.http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/bodhi/bps-essay_17.html .

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Sáu 08-26-2016

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |