Đức
Khổng-tử
ra
chơi
ngoài
đồng,
thấy
một
người
đàn
bà
đứng
khóc
nỉ
non
ở
chỗ
bờ
đầm.
Đức
Khổng-tử
lấy
làm
lạ,
bảo
học
trò
hỏi
vì
cớ
gì
mà
khóc.
Người
đàn
bà
nói:
"Độ
trước
tôi
cắt
cỏ
thi,
tôi
đánh
mất
cái
trâm
cài
đầu
bằng
cỏ
thi,
cho
nên
tôi
khóc."
Đức
Khổng-tử
hỏi:
Đi
cắt
cỏ
thi,
mà
mất
cái
trâm
bằng
cỏ,
thì
việc
gì
mà
phải
khóc?
Người
đàn
bà
nói:
Không
phải
vì
tôi
đánh
mất
cái
trâm
cỏ
thi
mà
tôi
khóc;
tôi
sở
dĩ
khóc,
là
tôi
thương
tiếc
một
vật
cũ,
dùng
đã
lâu,
mà
ngày
nay
không
sao
thấy
được
nữa.
Lời
Bàn
Cái
gì
đã
là
của
mình,
mình
có
bụng
yêu,
mà
lỡ
khi
mất,
thì
về
sau
dù
có
được
cái
khác
giống
như
thế,
hay
hơn
thế,
mình
cũng
không
thể
sao
yêu
cho
bằng.
Thường,
lại
chỉ
vì
thấy
cái
mới
mà
hồi
nhớ
đến
cái
cũ,
sinh
ra
chạnh
lòng,
nên
câu
ta
thán,
có
khi
ngậm
ngùi
thương
khóc
nỉ
non.
Tại
sao
vậy?
Tại
đối
với
mình,
cái
của
mất
không
chỉ
có
giá
của
mà
thôi,
lại
hình
như
còn
có
một
phần
tâm
hồn
mình
hay
tâm
hồn
người
để
lại
cho
mình
ngụ
ở
trong
nữa.
Sự
cảm
động
đầu
tiên
bao
giờ
cũng
là
sự
cảm
động
hay
nhất,
bền
nhất.
Ôi!
Cáo
chết
ba
năm
quay
đầu
về
núi,
con
người
ta,
dù
cho
lông
bông
xiêu
bạt
đến
thế
nào,
còn
có
chút
tâm
tình
cũng
không
sao
quên
được
gốc
tích
xứ
sở
mình.
"Hồ
mã
tê
bắc
phong,
Việt
điểu
sào
nam
chi".
Con
ngựa
rợ
Hồ
(phía
bắc
nước
Tàu)
thấy
gió
bắc
còn
cất
tiếng
kêu,
con
chim
đất
Việt
(phía
nam
nước
Tàu)
chọn
cành
nam
mới
chịu
làm
tổ,
huống
chi
là
người
mà
lại
quên
được
nguồn
gốc
ư.
Chú
thích[
Khổng
Tử
Tập
Ngữ:
sách
chép
những
lời
nói,
những
truyện
về
đức
Khổng
Tử.
-
Khổng
Tử
tên
là
Khưa,
tên
tự
là
Trọng
Ni,
người
nước
Lỗ,
thời
Xuân
Thu
nhà
Chu,
học
về
Lễ,
Nhạc,
Văn
chương
đời
cỗ,
đi
nhiều
nước
chư
hầu
không
được
dụng
bỏ
về
làm
kinh
Xuân
Thu,
san
định
các
kinh
Thi,
Thư,
Dịch,
Lễ,
Nhạc
và
dạy
học
trò
được
ba
nghìn
người,
có
bảy
mươi
hai
người
giỏi.
Nước
Tàu
xưng
làm
Tổ
đạo
Nho.