phapluan.net Trang Chính


Vượt khỏi thường t́nh

TT Giác Đẳng giảng trong room Phật Pháp Buddhadhamma ngày 10-6-2010


Một người có trí hiểu rằng có những thứ cao quí hơn cái tầm thường trong cuộc sống

Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng giảng: Khi đọc một bài kinh chúng ta cần biết bối cảnh Đức Phật Ngài giảng bài kinh đó như thế nào, nhiều khi bối cảnh của bài kinh và nội dung của bài kinh cũng là một điều rất đáng cho chúng ta chú ý. Ví dụ như bài kinh này Đức Phật khi Ngài dạy Ngài không đang nói với người ngoại đạo mặc dù là những lời này Đức Phật vẫn có thể nói với những người ngoại đạo được, nhưng Ngài đang nói với các đệ tử của Ngài, và không phải chỉ nói với đệ tử của Ngài mà Ngài còn nói với chư tỳ kheo chư vị xuất gia. Thông thường những bài kinh không có duyên khởi đầu mà chỉ nói đặc biệt như vầy là do được ghi chép lại từ những lời huấn thị của Đức Phật ở trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoại trừ những lúc bận rộn thì hầu như ngày nào Đức Phật cũng dùng một ít thì giờ để sinh hoạt với chư tỳ kheo, sinh hoạt ở đây là Đức Phật có mặt ở trong hội chúng chư tỳ kheo, chư tỳ kheo đến vân tập để nghe Đức Phật thuyết pháp. Bây giờ chúng ta ít có truyền thống này nhưng khi chúng tôi sống tại Thái Lan hay Miến Điện thì thấy những vị thiền sư hay những vị thủ tọa trong một ngôi chùa thường mỗi ngày vào buổi chiều chư tăng không uống nước hay uống cafe tại am thất của mình mà thường mang theo một cái tách riêng đến cốc của Ngài Cả hay cốc của vị Thiền Sư để được nghe giảng dạy. Và bài kinh ngày hôm nay là một bài kinh được xem như là Đức Phật Ngài giảng cho chư tỳ kheo ở trong bối cảnh quen thuộc hàng ngày do đó không nhắc đến duyên sự đặc biệt mà là Đức Phật chỉ giảng cho chư tỳ kheo. Tại sao chúng tôi nói điều này đặc biệt là bởi vì nếu Đức Phật Ngài nói cho người ngoại đạo hay người cư sĩ thì lại có nghĩa khác, nhưng khi Đức Phật Ngài giảng cho chư tỳ kheo thì một là lời nói để đời, hai là một điều như chúng ta nói chuyện người trong nhà với nhau, mọi người phải hiểu chuyện đó có tánh cách như thế nào.

Khi Đức Phật Ngài dạy rằng một người nghe âm nhạc nghe những chuyện phù phiếm hay nghe những điều lạ lùng từ những người ngoại giáo ngoại đạo, điều nghe đó không bằng đến yết kiến nghe Như Lai hoặc đệ tử của Như Lai thì điều đó không có tánh cách là Đức Phật Ngài khen hay chê, mà tại vì ở trong cuộc sống của chư vị tỳ kheo là một cuộc sống các vị đó nhận diện ra giá trị thật sự của đời sống chứ không phải chuyện chúng ta nói vì tự ngã, vì tự ái hay vì một điểm nhân ngã bỉ thử nghe để mà học Phật Pháp nữa, mà Đức Phật Ngài giảng rõ những điều rất thực trong đời sống.

Ở đây chúng ta thấy Đức Phật Ngài đề cập đến sáu khía cạnh là: thấy, nghe, lợi đắc, học tập, phục vụ , và tùy niệm. Đây là những lãnh vực được xem như là lớn là tiêu biểu là đặc trưng ở trong đời sống của một người có văn hóa giáo dục. Chúng tôi lấy ví dụ là ở đây chúng ta không đề cập đến ăn, vì ăn thì ở mức độ nào đó thì phải dừng lại, qúi vị có ăn ngon cách mấy thì đến nhà hàng đắc tiền hay tìm một người nào nấu ăn ngon thì không phải là lớn chuyện. Nhưng trong những giác quan của chúng ta cái nghe và cái thấy nó đưa chúng ta đến những sự tầm cầu rất xa vời, có khi sự tầm cầu đó lớn hơn điều gì mà chúng ta được biết. Lợi đắc cũng vậy, học tập cũng vậy, phục vụ cũng vậy, và sự tưởng niệm cũng vậy, những điều này đều là những phần hoạt động lớn dẫn chúng ta đến chỗ gọi là xu thế, đến chỗ gọi là khuynh hướng của đời sống.

Nghe và thấy: Khi đọc điều này thì chúng ta cảm thấy rất lợi ích để được hiểu khuynh hướng tầm cầu của đời sống mình. Khuynh hướng tầm cầu đời sống là thoả mãn con mắt bởi vì con mắt mở cho chúng ta một thế giới, thế giới đó có chiều sâu chiều rộng, chúng ta đi xa để được ngắm được nhìn, chúng ta đặt mình trong những hoàn cảnh đặc biệt để có thể ngắm nhìn những điều mà bình thường chúng ta không ngắm nhìn được. Chúng ta muốn nghe những thứ mà có thể ảnh hưởng lớn đến đời sống chúng ta; âm nhạc, kịch nghệ, những tiết tấu của âm thanh có một chi phối lớn trong đời sống. Hai điều này là hai điều chúng ta biết rằng được mở ra trong một cánh cửa của khoa học kỹ thuật ngày nay, cánh cửa lớn, người ta thường nói đến audio-visual hay là thính thị hay là nghe và thấy, là hai lãnh vực đập thẳng vào tri thức, đập thẳng vào thị hiếu của chúng ta và nó chẳng những mạnh mà còn là cảnh giới rộng lớn. Đối với người bình thường thấy nghe ngửi nếm đụng thì giống nhau hay gần tương đương với nhau, nhưng với một người có cuộc sống tương đối có trình độ có chiều sâu có nội hàm thì chúng ta phải nói rằng thính giác và thị giác, thấy và nghe đóng vai trò quan trọng.

Lợi đắc: Lợi đắc là cái gì đó mình tạo nên mình có được như trong đời sống một người có thành tựu rồi có vợ có con có tài sản, mình thủ đắc những thứ mà cuộc đời thèm thuồng, mình thủ đắc những thứ mà cuộc đời không có được.

Học tập. Học tập nói lên sự tiến bộ, nói lên trình độ, nói lên chiều sâu của đời sống con người.

Phục vụ. Phục vụ là con người sống có thu nhập thì phải có chi xuất, có học hỏi thì phải đem ứng dụng sự học hỏi của mình, một người có tài năng có trí tuệ thì thường thường thích làm một cái gì đó thật sự họ mong muốn được làm. Do vậy khuynh hướng phục vụ là khuynh hướng của con người, con người luôn luôn muốn tìm chỗ nào xứng đáng để cho mình phục vụ. Chúng tôi lấy một thí dụ như những Phật tử làm công quả chẳng hạn, làm công quả trong chùa, công quả cho những chương trình hoàng pháp, những công quả đó cũng là một cách phục vụ.

Tùy miện. Tùy niệm là cái gì chúng ta thường tưởng nghĩ, thường tâm niệm, thường nhập tâm rồi đem vào trong lòng.

Thì những điều thấy, nghe, lợi đắc, học tập, phục vụ và tùy niệm có thể nói là sáu cảnh giới của một người có trình độ, của một người thường năng động thường hướng đến trong đời sống, mà chúng ta đặc biệt là có khuynh hướng lao thẳng vào những thứ đó. Cái gì mình thấy mình thật sự thích thì mình lao thẳng vào. Cái gì mình nghe mình thích thì mình tạo nó trở thành một cái gì đó lớn chuyện trong đời sống mình. Cái gì mình nghĩ rằng nó đáng giá để mình thủ đắc trên phương diện lợi đắc như là tài sản chẳng hạn thì mình lao vào đó. Rồi học hỏi rồi phục vụ. Và sau cùng là tùy niệm hay là tưởng nghĩ tới nó. Nói một cách khác, khi chúng ta nhìn vào sáu khía cạnh này thì mình hiểu rằng sáu khía cạnh đối với người bình thường họ không để ý đến nhưng với một người có trình độ hiểu biết một chút thì sáu điều này có khuynh hướng mạnh, một khuynh hướng lớn, một xu thế. Nhưng không phải vì chúng ta có khuynh hướng đó mà chúng ta biết đặt để khuynh hướng của mình, chúng ta có thể đi tìm cái gì thích đáng để cho những khuynh hướng của mình.

Chúng tôi có quen với một vài Phật tử hầu như trong đời sống đi làm về có tiền thì họ chỉ thích âm nhạc, ở trong xe cũng dàn nhạc rất tối tân, ở trong phòng thì người ta mua một dàn âm thanh một hai ngàn cũng được mà họ mua với giá mười ngàn hai mươi ngàn đem về sài, một bài hát nghe bình thường thì cảm thấy được nhưng ở đây nghe ở một độ thẩm âm rất cao, thế giới của người đó hầu như là thế giới của âm nhạc của âm thanh. Điều đó cho chúng ta thấy rằng con người khi có khuynh hướng nào thì chúng ta lao theo điều đó và nếu chúng ta để ý lại thì chúng ta mới thấy rằng nó có cái ưu tiên rất lớn.

Tại Houston hàng năm ở gần chùa có hội chợ Rodeo, Rodeo là tiếng của người Tây Ban Nha ngày xưa là những người cưỡi ngựa họ ném giây thừng có thòng lọng ở đầu để bắt những con ngựa, ở một thời nào đó nó là những tài năng tuyệt tích của những người cowboy những người sống ở nơi đại mạc thảo nguyên mênh mông và rodeo trở thành một tuyệt kỷ được người ta ưa thích. Hội chợ Rodeo là nét văn hóa rất đặc biệt của miền Đông Nam Hoa Kỳ của người Trung Mỹ và những người thích những phim cowboy hay những câu chuyện miền viễn tây thì họ rất thích hội chợ Rodeo này. Ngày xưa có những con đường mòn như đường mòn Oregon Trail hay đường mòn Appalachian trail chẳng hạn, những con đường mòn đó được các đoàn lữ hành đi trên những chiếc xe có mui bằng vải do ngựa kéo, họ không đi trên những con đường tráng nhựa hay đường ximăng của chúng ta ngày nay mà đi trên những con đường mòn. Ngày nay hàng năm tới ngày hội chợ Rodeo trên những con đường dẫn vào thành phố Houston chúng ta nhìn thấy những hình ảnh đặc trưng cowboy, họ ăn mặc theo cách đặc biệt của những người dân cowboy từ cái nón cho đến đôi giày boot, cách ăn mặc rất đặc biệt trong cách của những người sống ngày xưa không có xe không có xa lộ và cuộc sống mênh mông của rừng của núi của những đồng cỏ hàng mấy ngàn Hecta, họ có văn hóa riêng của họ. Chúng tôi kể câu chuyện này để qúi vị biết là có những người họ đổ đường rất xa đi về đây chỉ để dự đại hội chợ Rodeo mà thôi.

Nếu nói về những đam mê những đặc biệt thì xã hội ngày nay không thiếu gì. Tại Houston hầu như tuần nào cũng có những chương trình ca nhạc bởi vì ở đây một người bỏ ra 100 dollars để mua vé vào dự đại nhạc hội thì chuyện đó không phải là chuyện khó đối với người bên này, và do vậy giới làm văn nghệ họ thường tổ chức những vé vào cửa có thể là 50 hay 70 hoặc giả là 25 dollars và họ mướn những ca sĩ hát, có những ca sĩ rất nổi tiếng ở trên video hay ở trên chương trình thì những ca sĩ này rất dễ dàng để đến gặp để nói chuyện tại vì những ca sĩ đó sau khi hát xong họ bán video của họ, người ta chỉ cần mua một vé để đến thưởng thức âm nhạc.

Tất cả những điều đó có thể nói rằng có vô số thứ tùy theo thị hiếu của con người sống tại nước Mỹ, bằng đồng lương bình thường của một người trung lưu một người đi làm bình thường người ta có thể đi coi những trận đấu banh trung kết Super Bowl hay vào coi đại nhạc hội rất sang trọng. Hầu như ngày nay con người không có giống như ngày xưa, thường thì những thứ đó dành cho giới thượng lưu qúi tộc bây giờ lại là cái gì rất phổ thông đại chúng, bởi vì những người tổ chức những chương trình đó họ cũng muốn lấy tiền từ quần chúng đám đông chứ không lấy tiền riêng một số ít người nào. Vì vậy trong một đất nước mà chúng ta có thấy rằng có nhiều khuynh hướng nhiều sự lựa chọn. Như ngay bây giờ chúng tôi đọc báo thấy ở VN người ta vẫn tiêu sài món tiền lớn để đi nghe những ca sĩ hát bởi vì tương đối bây giờ họ có những thứ giải trí, giải trí thời thượng có tánh cách là một tổ chức quy mô hơn ngày xưa.

Thì thế giới của chúng ta sống ngày nay là có vô số thứ để lôi kéo chúng ta về, và lâu lâu chúng ta đặt lại vấn đề là trong tất cả những thứ đó cái nào chế ngự chúng ta nhiều thì chúng ta phải nhìn nhận rằng đạo hay Phật Pháp hay đời sống tinh thần thường khi bị đặt xuống hàng thứ yếu, yếu đến đỗi mà có nhiều ngôi chùa trên đất Mỹ đi đến tình trạng là một đại lễ Phật Đản hay đại lễ Vu Lan khi họ gửi cái poster (tờ quảng cáo) đi khắp nơi thì ở trong đó đặc biệt là họ nói đến ca sĩ, những ca sĩ nổi tiếng, hai ba ca sĩ nổi tiếng để kéo người ta đến nghe nhạc kéo người ta đến dự lễ. Nhưng người ta không nói đến chương trình nội dung của buổi lễ. Thường nội dung của buổi lễ thì lễ nào cũng giống nhau nhưng ca sĩ thì nói nhiều, đôi khi chúng tôi cảm thấy trong lòng cũng khó diễn tả được, một đại lễ Phật Đản lớn khi quảng cáo thì thật sự ở trong đó nói về chương trình lễ thì cũng có nói đại khái, Phật Pháp thì cũng nói có thuyết pháp vậy thôi nhưng không nói ai thuyết pháp, nhưng bên cạnh đó thì in hình của những ca sĩ lớn để hầu quảng cáo làm sao cho hấp dẫn quần chúng đến. Điều đó hầu như là một kỹ thuật hay chúng ta nói là một xảo thuật để mang quần chúng đến tham dự buổi lễ nhưng nó cũng nói lên một dấu hiệu là chúng ta không có nói được giá trị của đạo, ngay cả những giá trị phụ thì lại lấn át những giá trị khác làm cho những giá trị chính mờ nhạt. Chúng tôi không biết quí Phật tử thấy như thế nào nhưng bản thân của chúng tôi khi xem một poster về lễ Phật Đản mà ở trong đó in hình ca sĩ đôi khi chúng tôi cảm tưởng như là hình ảnh những ca sĩ còn quan trọng hơn chính hình của Đức Phật ở trong ngày lễ Đản Sinh, mặc dầu chúng ta nói là ngày Phật Đản. Thì vấn đề nằm ở chỗ nào? Vấn đề nằm ở chỗ người tổ chức và giới mộ điệu ở bên ngoài. Và đôi khi chúng ta đặt vấn đề sai chỗ, sai đến đỗi chúng ta không còn thấy giá trị gì khả dĩ có thể là đặc trưng ,có thể là tiêu biểu. Có thể là khi chúng ta làm thuần túy hay chúng ta làm đúng cách thì không hấp dẫn bằng những thứ đó nhưng ít nhất nó cũng nêu rõ lên điều đó là gì, do vậy ở trong chương trình đại lễ của chúng ta thì chúng ta nên chú trọng về thuyếp pháp, chúng ta chú trọng về những giá trị chính vì những thứ khác đã có những người khác họ làm rồi. Chúng tôi nói là làm văn nghệ thì ở ngoài đời họ làm văn nghệ hay hơn, làm sao ở chùa làm văn nghệ hay hơn ở ngoài được, và nó cũng không có lý do gì để chúng ta làm nổi đình nổi đám những chuyện rất là thế gian ở trong bối cảnh chùa chiền.

Nên chi khi chúng ta đọc những lời dạy này của Đức Phật thì một lần nữa Đức Phật lại nhắc nhở chúng ta về xu thế nào mà chúng ta thường hướng đến trong đời sống của mình; thấy, nghe, lợi đắc, học tập, phục vụ và tùy niệm. Và nếu chúng ta sống trong một cuộc sống không đặt rõ vấn đề là có một cái gì đó trọng đại và có cái gì đó tầm thường thì suốt đời chúng ta chạy theo cái tầm thường đó. Tại sao nhiều khi chúng tôi rất bận rộn nhưng vẫn cố gắng giữ sinh hoạt buổi sáng ở trong rơom và thậm chí có một số Phật tử sống gần họ thắc mắc là tại sao làm gì mà ngày nào chúng tôi cũng vào trong rơom chắc là ở trong đó có cái gì vui lắm hay vô trong đó có điều kiện gì? nhưng thật sự đa số những buổi sáng giống như điều chúng tôi đang làm việc chung với qúi vị tại đây là chúng tôi vào ngồi xuống để cùng chia sẻ với sinh hoạt Phật Pháp trong hai tiếng đồng hồ, và hầu hết là đối với qúi vị trong đây chúng tôi không có liên lạc, chúng tôi không biết qúi vị là ai nữa nhưng có một điều là chúng tôi rất qúi những giờ phút này tại vì chúng tôi hiểu rằng; ví dụ như đây là giờ buổi tối ở VN có thể là một số chư tăng có những công việc khác làm, hay những Phật tử có những chương trình giải trí vui hơn như nghe nhạc, xem video, đi chơi ở bên ngoài hơn là ngồi ở nhà nghe pháp hay hoặc giả là có những vị buổi sáng tất bật với điểm tâm tất bật với công ăn việc làm mà qúi vị vào trong rơom để ngồi nghe pháp, những điều đó thì thật sự cho chúng tôi thấy không có một lý do gì để mình nghĩ đến sự cố gắng của mình là vô ích, tại vì ít nhất chúng ta cũng thấy được cái giá trị của Phật Pháp trong đời sống của mình. Mình trích được một ngàn câu Phật ngôn mà trong đó có một hai câu Phật ngôn đi vào trong lòng mình thì cũng đáng chứ không phải là chúng ta nói ngày nào cũng phải thuộc hết nhưng ít nhất chúng ta thấy có một cái gì đó thật sự quan trọng trong đời sống. Chúng tôi không nói rằng mọi người đều phải cạo đầu đi tu, mọi người đều phải ôm quyển kinh đi đâu cũng nói về kinh điển, chúng tôi không nói như vậy, nhưng thái độ của chúng ta trong cuộc sống ít nhất có một cái giá trị mà chúng ta thấy xao động, cái giá trị nó vượt lên cái bình thường, cái giá trị đó xứng đáng để chúng ta tôn qúi để chúng ta trân trọng, chứ không phải là người ta thấy bữa nay ca sĩ về hát mình đi nghe hay chúng ta nghĩ đến cái gì trong cuộc đời người ta có thì mình cũng phải có như vậy mình mới gọi là đáng kể, hay là mình thủ đắc những thứ mà thiên hạ không có được mới gọi là đáng kể.

Thật sự vấn đề đặt ra ở chỗ là trên phương diện tinh thần trên phương diện đời sống nội tâm và giá trị đó cái giá trị nào lớn, cái giá trị nào là giá trị ưu tiên của đời sống. Có những người Phật tử đi rất xa đến chùa chỉ xin một quyển kinh, có những lúc qúi vị biết rằng quyển kinh đó trong tủ sách chúng tôi chỉ còn có một bộ thôi mà bản thân của chúng tôi cũng phải đi mua bộ sách đó nhưng có Phật tử từ xa đến hỏi ở chùa có hay không thì chúng tôi cũng đem bộ kinh đó cho vị đó tại vì chúng tôi nghĩ rằng một người đã đổ đường xa đến chỉ đi ngang chùa ghé chùa, nghĩ chuyện họ bỏ ra một giờ đồng hồ chạy xuống chùa để xin bộ kinh thì thật sự chúng tôi cảm thấy rất là qúi những người đó, bởi vì các vị đó có đặt để một giá trị nào khác hơn là giá trị bình thường của đời sống hàng ngày.

Chữ tùy niệm ở đây là cái gì mình nhập tâm, là cái gì mình gắng bó với đời sống hàng ngày, và nếu chúng ta đọc kỹ lại đoạn kinh ngày hôm nay thì ở trong chữ tùy niệm Đức Phật đề cập là, có người tùy niệm được con, có người tùy niệm được vợ, có người tùy niệm được tài sản, tùy niệm được cao thấp sai biệt, tức là trong con người chúng ta có những điều gắng bó khắn khích với mình. Trong lúc chúng ta đi, đứng, nằm, ngồi, thức dậy, đi ngủ đều nghĩ đến cái gì, đó là điều gắng bó khắn khích trong đời sống tâm tư của chúng ta, nếu may cho chúng ta đó là hình ảnh của Đức Phật, lời dạy của Ngài, nếu may cho chúng ta là chúng ta thường đến lui tới yết kiến nhiều bậc samon, những vị tỳ khưu, những vị giáo thọ, những vị chuyên chở giá trị Phật Pháp, thì thật sự đó là một điều may mắn. Nhưng không may cho chúng ta là phần đông giá trị nào chúng ta gìn giữ ở trong tâm không có được là những thứ đó, vậy chúng ta hỏi cái gì là cái chúng ta thường canh cánh trong lòng? Và khi chúng ta nghiệm những lời này của Đức Phật dạy từng câu từng chữ từng lời thì rõ ràng ở đó Đức Phật Ngài nhắc chúng ta biết là cái gì là cái chúng ta nên đặt để cái khuynh hướng, cái gì là cái mà chúng ta nên tập trú trong đời sống chúng ta nên nặng lòng với nó. Chúng tôi dùng chữ nặng lòng ở tại đây là bởi vì trong tâm tư của mỗi chúng ta thì đời sống hoạt động của nội tâm là quan trọng, khi chúng ta nặng lòng về văn hóa thì chúng ta sẽ đi con đường văn hóa, chúng ta nặng lòng về quốc gia dân tộc thì chúng ta đi theo con đường quốc gia dân tộc, chúng ta nặng lòng về Phật Pháp thì chúng ta sẽ đi theo con đường của Phật Pháp, nhưng nếu chúng ta nặng lòng về những chuyện hưởng thụ thì chúng ta sẽ đi theo sự hưởng thụ, chúng ta nặng lòng về thủ đắc tài sản thì chúng ta sẽ đi theo sự thủ đắc tài sản. Nhìn về giá trị về lâu về dài thì cái nào mới thật sự là có giá trị cho chúng ta, cái giá trị đó là giá trị được Đức Phật Ngài đề cập đến ở tại đây:

"Này các Tỷ-kheo, ai tùy niệm Như Lai hay đệ tử Như Lai, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín, này các Tỷ-kheo, tùy niệm ấy là vô thượng, đưa đến thanh tịnh cho các loài chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, đạt được chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn, tức là tùy niệm Như Lai hay đệ tử Như Lai, với lòng tin được an trú, với lòng ái mộ được an trú, nhứt hướng thuần tín. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tùy niệm vô thượng."

Những lời của Đức Phật dạy thì rất rõ, chẳng những rất rõ mà còn rất trực tiếp, nếu chúng ta không nhận được điều này thì có thể nói rằng đó là một điểm đáng buồn ở trong đời sống. Vì vậy cả bài học này điều mà chúng ta đặt lại vấn đề là cái ưu tiên của cuộc sống của mỗi chúng ta là gì? Không thể cái ưu tiên đó là do cuộc đời đặt để cho chúng ta, mà mỗi con người sống lớn lên có trình độ có hiểu biết và có không gian của mình thì mình phải tự biết là cái gì là cái ưu tiên của đời sống mình, cái gì là cái mà chúng ta ngưỡng vọng, cái gì là cái mà chúng ta nặng lòng, cái gì là cái mà chúng ta thường tưởng niệm thường nghĩ đến. Cũng có thể là đời sống của mình là đời sống ở dưới mái chùa nhưng cái ưu tiên của mình không phải là Phật Pháp mà cái ưu tiên của mình là cái gì đó, chuyện đó chúng ta thấy cũng rất nhiều. Và đặc biệt là những vị nào có tuổi và khi có tuổi rồi thì qúi vị nhìn lại suốt quãng đời của mình những cái ưu tiên của mình, về tài sản ưu tiên của mình, về địa vị ưu tiên của mình, về con cái ưu tiên của mình, về những cái hưởng thụ thấy và nghe v.v...Thì chúng ta có thể có một bài học lớn sau 50 năm, 60 năm sống ở trong cuộc đời cái gì đã đi qua đã mất và cái gì còn lại, cái còn lại đó có khả dĩ huân đúc cho chúng ta được cái giá trị chiều sâu của tinh thần không?

Do vậy bài học này gợi nhắc cho chúng ta một ý nghĩa, ý nghĩa chúng tôi tin là, nên đặt lại giá trị của đời sống, đặt lại giá trị như thế mà nó lên vượt lên trên cái bình thường. Ở đây Đức Phật Ngài không có nói cái này qúi cái kia qúi mà Ngài nói lên tại sao nó qúi. Tại vì nó đưa đến thanh tịnh, đưa đến thắng trí, đưa đến giác ngộ, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ niết bàn. Đó là những điều Đức Phật Ngài nói rất rõ.

Dĩ nhiên, khi chúng ta đọc kinh thì chúng ta đọc qua văn phong và ngôn ngữ chuyển tải của người dịch, người dịch nắm vai trò rất nhiều, nhưng chúng tôi tin rằng cũng qua bản dịch chúng ta có thể nắm được tương đối một số yếu tính của bài kinh. Và khi đọc vào kinh điển thì chúng ta thấy lời dạy của Đức Phật trong sáng rất thẳng rất rõ ràng. Ngày nay cái đạo chúng ta học không được rõ như vậy, cái đạo ngày nay chúng ta học nó u u minh minh, nó có vẻ là mờ ảo không rõ ràng. Và không rõ ràng do vậy trong cái suy tư trong cái niềm tin của chúng ta không được vững trú. Nhưng thời Đức Phật còn tại thế cái gì Đức Phật Ngài dạy cho chúng ta học để cho chúng ta ứng dụng và để cho chúng ta có thành tựu. Do vậy Ngài chỉ rất rõ chứ Ngài không có mơ hồ.

Bài kinh hôm nay là một ở trong những thí dụ. Rất mong mỏi là qua những bài kinh như vầy thỉnh thoảng chúng ta có dịp ôn và cùng nhau chia sẻ để chúng ta thấy rằng ngoài những thứ mà chúng ta thấy hết sức quan trọng của đời sống thì còn có những giá trị trên cái bình thường. Có thể ngay giờ phút này chúng ta không đồng ý, không hoàn toàn thấy được những thứ Đức Phật nói tại đây là: thấy, nghe, lợi đắc, học tập, phục vụ, và tùy niệm là cái gì quan trọng để chúng ta đặt vấn đề cái gì là cái ưu tiên, nhưng một lúc nào đó ở trên giường bịnh của mình, một lúc nào đó chúng ta sống lạc lõng giữa cuộc đời này, một lúc nào đó mà qua bao nhiêu biến dịch thăng trầm đổi thay chúng ta nhìn lại tất cả cái gì mình đã đặng nặng, mình đã được, đã có trong đời sống, thì lúc đó chúng ta đưa bàn tay mình lên nhìn thấy lại tất cả những thứ đó đã trôi mất hết không còn gì để nắm trong bàn tay. Như là một lần nào đó chúng ta xuống biển ở một nơi nước rất trong cát trắng, vốc lên tay một vốc nước rất trong, rất ấm, rất đẹp như là cả đại dương nằm trong bàn tay của mình, rồi bây giờ nhìn lại bàn tay của mình tất cả những thứ đó đều không còn nữa nó chỉ là một vốc nước trong tay không có cái gì giữ mãi, chúng ta không thể giữ một đại dương mênh mông ở trong một vốc nước trong tay của mình được.

Thì tương tự như vậy, cuộc đời chúng ta trải qua 5, 6 mươi năm bây giờ nhìn lại cái gì là cái chúng ta còn giữ lại trong bàn tay của mình và cái gì đã trôi đi, thì hầu hết nó đã trôi đi hết rồi và cái trôi đi đó trả chúng ta trở về một trạng thái vô nghĩa. Tại sao nó vô nghĩa? Là bởi vì chúng ta đã phấn đấu nhiều quá, chúng ta đã đầu tư tâm trí vào trong đó nhiều quá rốt cuộc rồi thì hầu như tất cả đều vuột khỏi tầm tay của mình. Bởi vì những thứ mà chúng ta đã đầu tư vào nó đã không khiến cho chúng ta thanh tịnh, không khiến chúng ta vượt khỏi sầu não, không khiến cho chúng ta thành tựu chánh lý, nên chi trong trường hợp này chúng ta đặt lại giá trị của đời sống, đặt lại càng sớm thì càng tốt, và tự hỏi cái gì là cái ưu tiên của mình. Chính vì vậy, ý của Đức Phật ở tại đây nếu chúng ta thâm nhập được nó cũng có thể thay đổi đời sống của chúng ta rất nhiều. Và mong rằng sự thay đổi đó là một sự thay đổi tích cực. Mong rằng sự thay đổi đó làm cho đời sống mình tốt hơn. Và rất mong là chúng ta có thể tiếp tục sống và lấy Phật Pháp thành một tiêu điểm quan trọng. Phật Pháp là một giá trị mà chúng ta thường sống, không phải chúng ta sống hàng ngày, mà chúng ta còn sống trong từng hơi thở của mình./.

-ooOoo-

Với phước báu mà con tạo nên hôm nay xin hồi hướng đến hương linh của mẹ là Thái Huê, cầu mong bà được thượng hưởng phước lành và chóng viên thành đạo quả.

Phật tử Thiện Pháp Nguyễn Văn Ḥa và Minh Hạnh