phapluan.net Trang chính


Sáu điều đáng nhớ của Thiền Phật Giáo

by Sumaa Tekur, DNA India, December 4, 2010

Minh Trí-Trần Kim Long chuyển ngữ


tuong Ganesha cua the ky 13

New Delhi, India -- Cũng giống như cơ thể cần làm sạch hàng ngày, tâm cũng vậy, cần phải được làm sạch thường xuyên. Hầu như tất cả các nền văn hóa và tôn giáo nói rằng thiền là một cách hiệu quả để làm điều này. Gần đây tôi đã đọc một bản sao của cuốn sách mới, Thiền Phật giáo do Samdhong Rinpoche viết.

Cuốn sách đã thu hút sự chú ý của tôi đến các khía cạnh thú vị về thiền - một số được biết đến, một số ít được biết đến, nhưng tất cả cùng sâu sắc.

1) Các thức tu thiền của Phật giáo (kỹ thuật) được chia thành hai phần. Đầu tiên là minh sát tuệ (để suy nghĩ, để phân tích) và thứ hai là Thiền chỉ quán - samatha (để tập trung). Một câu hỏi thông thường là tâm thì đã quá bận rộn. Nếu phải phân tích những việc đang xảy ra và suy nghĩ hiện đến thì có phải là sẽ làm cho tâm rối động hơn không? Rinpoche viết rằng trong thiền định chỉ là để cho một giòng tư tưởng được chọn lựa để mà phân tích. Bên cạnh đó, sự phân tích trong ý nghĩa của thiền định có nghĩa là tìm hiểu chính mình để nhận ra chân đế.

2) Phật giáo tin rằng bốn kỷ luật đòi hỏi để chuẩn bị căn bản cho sự tu tập thiền là --chánh mạng, chánh ngữ, chánh nghiệp và, quan trọng nhất trong tất cả đó là, chánh tư duy. Đối với tất cả các công việc, môi trường xung quanh yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên rất quan trọng. Tiếng ồn tạo ra sự xáo trộn tồi tệ nhất cho tâm. Thiền Phật giáo khuyên bạn không nên trì chú ngay cả để bắt đầu vào thiền định vì nó không giúp đỡ trong việc tập trung.

3) Chúng ta tất cả đều đồng ý rằng có một tranh đấu liên tục giữa hoàn cảnh chung quanh và cá nhân. Nếu một người bị ảnh hưởng hoàn cảnh chung quanh, ông ta nghĩ rằng ông ta yếu đi. Nếu ông ta tạo được hoàn cảnh riêng của mình, thì ông ta được nói là dũng mãnh. Là một người vĩ đại, dù có bị bao quanh bởi một hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên cũng có thể vượt qua khỏi cái hiện tại ngay lúc đó.

4) Thiền là tất cả về kỷ luật. Tuy nhiên, nó là khó khăn nhất để đạt được. Người ta có thể thực hành kỷ luật bằng cách đào tạo tâm để tập trung hoàn toàn vào cái gì xảy ra ngay trong hiện tại và chỉ có vậy, không có gì khác. Ngay cả khi ăn uống, đi bộ, đọc sách, nói chuyện hay đơn giản là ngồi. Đó là chung cho hầu hết chúng ta phải làm một chuyện, nhưng tâm trí đi lang thang trong một chục địa điểm khác. Để giữ cho tâm trí luôn luôn nhớ mọi việc đó là tu tập thiền chỉ.

5) Thiền định Phật giáo không nhất thiết phải nhắm mắt, trong khi hành thiền. Nhắm mắt hoặc tai không giúp cho tâm tập trung tốt hơn. Đôi mắt nên tập trung vào một điểm phía dưới để thấy một cạnh của sống mũi mà thôi. Phải nhìn chăm chú xuống nơi đầu mũi thì cái nhìn thấy một cách mơ hồ.

6) Trì chú không được sử dụng trong giai đoạn đầu của thiền Phật giáo. Trì chú chỉ được sử dụng duy nhất trong thiền của Mật tông. Thiền Mật tông bắt đầu với sự phát triển kết hợp của cơ thể, tâm trí và tiếng nói. Do đó trì chú không thể thiếu được trong thiền của Mật tông. Tuy nhiên, những người mới bắt đầu, nên tập trung vào hơi thở của họ trong thiền định. Điều này được gọi để làm sạch cơ thể cũng như tâm.