|
Khu Rừng Cổ Xưa Nhất Của Nhật Bản Bị Du lịch Đe Dọa (Tokyo - AFP) Từ hơn 30 năm nay người Nhật đã thành công bảo vệ trước nạn đốn cây rừng lâu đời nhất trên hòn đảo, các loại cây của khu rừng tuổi thọ có thể tới nhiều ngàn năm. Hiện nay ngành du lịch đã đe dọa khu rừng cổ này. Tessei Shiba đã vận động vào năm 1972 chống lại việc khai thác rừng cây thông bá hương ở Yukushima. 1.500 mẫu, rừng cây nằm trên đảo núi lửa đã được cứu, nằm cách Tokyo 1.100 cây số về phía Tây Nam. Đảo này được đặt tên là "Alpes des Océans" vì nó nằm trên núi cao, đỉnh nó cao hơn 5.940 thước, năm 1992 được Unesco xếp vào danh sách di sản của nhân loại. |
Nhưng ông Shiba 61 tuổi một cư dân địa phương đã cảnh báo, "Yakushima từ nay phải đối phó với một khủng hoảng thứ hai có thể khó khăn hơn nhiều". Ông cho rằng đây là thời điểm chiến đấu bảo vệ tài sản thiên nhiên của tổ tiên để lại từ lâu đời. Đảo này hiện có 14.000 cư dân, và số du khách đến thăm đã tăng lên 8,7% mỗi năm, trong 4 năm liên tiếp, lên đến 314.766 người, tính đến cuối tháng 3-2004, và có thể tiếp tục tăng từ đây đến cuối năm. Du khách bị thu hút vì những cây thông bá hương nổi tiếng thế giới, được đặt tên là "Jomon-sugi", cao 25 thước và gốc nó có đường chu vi tới 16 thước. Cây thông bá hương có tuổi thọ ước lượng từ 2.600 tới 7.200 năm, nằm không xa trung tâm đảo chỉ rộng 500 cây số vuông. Có khoảng 500 người leo lên núi mỗi ngày để nhìn ngắm nó. Dù dân chúng địa phương có nỗ lực trồng lại những cây chết, khối lượng cây đã giảm từ năm 1996, đạt 3.450 tấn một năm vì số lượng du khách ngày càng đông, như giải thích của ông Koji Kihara, thuộc văn phòng Môi Sinh chính phủ. Ngành du lịch đem về cho đảo 10 tỉ yens (90 triệu đôla) hàng năm, chiếm đến 60% kinh tế địa phương. Theo ông Kihara , "dân chúng đảo đã hy sinh thiên nhiên để kiếm tiền". Nhưng ông cho rằng, đời sống họ vẫn không được cải thiện như họ mong muốn. Lợi tức trung bình của dân trên đảo khoảng 3 triệu yens một năm, tức 70% trung bình so với mức quốc gia. Theo ông, dân chúng phải nghĩ đến cách khác thay vì tiếp tục hy sinh vốn liếng thiên nhiên qúi báu, có ngày sẽ cạn kiệt. Minh Hạnh góp nhặt |